Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5528 : 1991

QUY PHẠM GIAO NHẬN - VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN THIẾT BỊ

Code of delivery - transportation and Storage of equipments

Lời nói đầu

TCVN 5528 : 1991 do Viện Nghiên cứu máy - Bộ Cơ khí và Luyện kim biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

QUY PHẠM GIAO NHẬN - VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN THIẾT BỊ

Code of delivery - transportation and Storage of equipments

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản trong công tác giao nhận, vận chuyển và bảo quản các loại thiết bị.

1. Quy định chung

1.1. Thiết bị đề cập đến trong tiêu chuẩn này bao gồm: Các loại ô tô, xe cần cẩu, máy công cụ, máy khai khoáng, máy xây dựng, máy biến áp điện lực, máy phát điện và tổ máy phát điện, động cơ điện, các lò điện và thiết bị luyện kim, động cơ đốt trong (theo Phụ lục 1 của tiêu chuẩn này).

CHÚ THÍCH : Các thiết bị đặc chủng, siêu trường, siêu trọng thuộc thiết bị toàn bộ các công trình xây dựng cơ bản không bao hàm trong tiêu chuẩn này.

1.2. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng thiết bị, kích thước và khối lượng của thiết bị, có thể chia thiết bị thành 2 nhóm bảo quản sau:

Nhóm 1: Gồm các loại thiết bị có kích thước, khối lượng trung bình và nhỏ; điều kiện làm việc chủ yếu trong nhà xưởng, chất lượng dễ bị ảnh hưởng dưới tác động của nắng; có độ chính xác cao (bao gồm cả các hòm phụ tùng, phụ kiện kèm theo). Các thiết bị thuộc nhóm 1 được bảo quản trong các nhà kho kín và nửa kín.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp đặc biệt được phép bảo quản thiết bị nhóm 1, ngoài bãi (trừ các vùng ven biển) nhưng phải kê kích, che đậy cẩn thận. Hàng tuần phải kiểm tra chất lượng thiết bị và thời hạn lưu bãi không quá 3 tháng.

Nhóm 2: Gồm các loại thiết bị có kích thước, khối lượng lớn, làm việc chủ yếu ngoài trời; có chất lượng ít bị ảnh hưởng tác động của mưa, nắng. Các thiết bị thuộc nhóm 2 được bảo quản dưới các mái che hoặc ở ngoài bãi.

1.3. Các đơn vị quản lý thiết bị trong từng khâu của quá trình lưu thông (ở kho, ga, bến cảng, cửa hàng hay chất trên phương tiện vận tải) phải thực hiện các quy định trong tiêu chuẩn này và chịu trách nhiệm vật chất do mọi thiệt hại về số lượng và chất lượng của hàng hóa.

1.4. Tất cả các thiết bị để trần hoặc bao bì bị vỡ khi tiếp nhận bằng đường biển đều phải rửa mặn để tẩy sạch hơi nước biển bám vào ngay tại kho tiếp nhận đầu mối.

Khi thiết bị được trung chuyển tự vận hành về kho phía sau, phải rửa lại một lần nữa để tẩy sạch bùn đất, cát bụi bám vào trước khi làm mọi công việc bảo quản khác để nhập kho.

1.5. Trình tự rửa mặn phải tuân thủ nguyên tắc: Rửa từ trên xuống dưới, rửa từ ngoài vào trong. Dùng nước sạch phun với áp lực cao để rửa; Chú ý các ngóc ngách, khe kẽ, nếp gấp nơi dễ tích tụ bùn đất, hơi nước mặn. Sau đó dùng giẻ lau hoặc khí nén thổi khô. Không được phun nước vào máy và các bộ phận điện mà chỉ dùng giẻ thấm nước để lau.Không được phun nước vào hệ thống tời nâng, mâm xoay ổ trục, bánh răng, pittong thủy lực … có dầu mỡ bảo quản; nếu có nước dây vào các bộ phận này phải dùng gió thấm khô.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5528:1991 về Quy phạm giao nhận – Vận chuyển và bảo quản thiết bị

  • Số hiệu: TCVN5528:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản