Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5442 : 1991

VẬT LIỆU DỆT- SỢI DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHUYẾT TẬT TRÊN MÁY USTER

Textile materials - Textile threads – Method for determination the imperfection by the Uster equipment

Lời nói đu

TCVN 5442 : 1991 do Vụ khoa học kỹ thuật - Bộ công nghiệp nhẹ biên sọan, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

VẬT LIỆU DỆT- SỢI DỆT – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHUYẾT TẬT TRÊN MÁY USTER

Textile materials - Textile threads – Method for determination the imperfection by the Uster equipment

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định số khuyết tật (đoạn mỏng, đoạn dày và kết tạp) của các loại sợi (kể cả chỉ) được sản xuất từ xơ thiên nhiên, xơ hoá học và sợi pha trên máy Uster có bộ đếm khuyết tật.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại sợi có chứa kim loại.

1. Khái niệm chung

1.1. Độ nhạy

Độ nhạy kiểm tra khuyết tật của sợi là giới hạn kiểm tra được thiết lập trên cơ sở sai lệch chiều dày đoạn sợi so với chiều dày danh nghĩa của sợi đó.

1.2. Các loại Khuyết tật của sợi

Đoạn mỏng là đoạn sợi nhỏ, có sai lệch chiều dày bằng hoặc quá giới hạn kiểm tra thiết lập.

Đoạn dày là đoạn sợi to, có sai lệch chiều dày bằng hoặc quá giới hạn kiểm tra thiết lập.

Kết tạp là đoạn sợi có xơ vón kết hoặc tạp kéo dài làm đoạn sợi to, có sai lệch chiều dày bằng hoặc quá giới hạn kiểm tra thiết lập.

1.3. Số khuyết tật của sợi

Số khuyết tật của sợi là số lượng đoạn mỏng, số lượng đoạn dày và số lượng kết tạp có trên độ dài 1000 m sợi thí nghiệm.

2. Nguyên lý đo

Phương pháp này dựa trên sự biến đổi điện dung phù hợp với sai lệch chiều dày đoạn sợi thí nghiệm kéo qua tụ điện đầu máy chính, bộ đếm khuyết tật theo độ nhạy đã đặt sẽ lọc và đếm theo loại khuyết tật của đoạn sợi tương ứng khi đo.

3. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Lấy mẫu theo TCVN 2266 : 1977

Số lượng mẫu và chuẩn bị mẫu phù hợp với TCVN 5364 :1991 (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ không đều trên máy Uster).

Số mẫu ban đầu: 10 ống hoặc búp.

Trên mỗi mẫu ban đầu tiến hành một phép thử.

4. Máy đo

Sử dụng máy đo độ không đều Uster có đầu máy chính (ký hiệu GGP) và bộ đếm khuyết tật (ký hiệu IPI) của hãng Zellweger (Thụy Sĩ). Cho phép sử dụng các loại máy đo có cùng nguyên lý thiết kế với máy này.

5. Điều kiện thí nghiệm

5.1. Điều kiện khí hậu, chế độ làm việc, phạm vi đo và khe đo phù hợp với TCVN 5364 : 1991 (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ không đều trên máy Uster) khi thí nghiệm sợi.

5.2. Độ nhạy quy định

Khi xác định khuyết tật, độ nhạy quy định (giới hạn kiểm tra thiết lập) như sau :

Cho đoạn mỏng : - 50 %.

Cho đoạn dày : Mức 3 (+ 50 %).

Cho kết tạp : Mức 3 (+ 200 %).

5.3. Vận tốc ở bộ đếm và thời gian thử

5.3.1. Vận tốc ở bộ đếm khuyết tật chọn bằng vận tốc kéo mẫu ở đầu máy chính, theo quy định sau:<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5442:1991 về vật liệu dệt - Sợi dệt - Phương pháp xác định khuyết tật trên máy USTER được chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5442:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản