Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
KHO DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Petroleum and petroleum products terminal – Design requirements
Lời nói đầu
TCVN 5307:2009 thay thế TCVN 5307:2002.
TCVN 5307:2009 do Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục TCĐLCL thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KHO DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ - YÊU CẦU THIẾT KẾ
Petroleum and petroleum products terminal – Design requirements
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản để thiết kế xây dựng mới, cải tạo và mở rộng các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng.
1.2 Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để thiết kế kho chứa chất lỏng dễ cháy và cháy có mức độ nguy hiểm về cháy nổ và cháy tương tự như tính chất của dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
1.3 Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế.
- Kho khí hoả lỏng;
- Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ đông đặc bằng và lớn hơn 37,8 0C;
- Các bể chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thuộc thiết bị của dây chuyền công nghệ của các công trình khác;
- Các kho dự trữ dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ trong hang ngầm, sâu trong lòng đất và trên phao nổi tại các vùng biển kín;
- Các bể chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ tại các cửa hàng xăng dầu.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng văn bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 2622, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế. TCVN 4090, Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5334 : 2007 - Thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng
TCVN 6608 (ASTM D 3828), Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định điểm chớp cháy cốc kín có thang chia nhỏ.
TCVN 5303, An toàn cháy - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 7278 (ISO 7203), Chất chữa cháy - Chất tạo bọt chữa cháy
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ quy định tại TCVN 5303 và định nghĩa sau:
3.1 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ (Petroleum and petroleum terminal): Tổ hợp nhà, công trình, hệ thống đường ống công nghệ và bể chứa dùng để tiếp nhận, bảo quản, pha chế, cấp phát dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ. Sau đây gọi tắt là kho DM&SPDM hoặc kho.
3.2 Vật liệu cháy, dễ cháy (Flammable and combustible material): Vật liệu dưới tác động của lửa hay nhiệt độ cao thì bốc cháy, cháy âm ỉ hoặc bị các bon hoá và tiếp tục cháy âm ỉ hoặc các bon hoá sau khi đã cách ly nguồn cháy.
3.3 Vật liệu khó cháy (Hard flammable material): Vật liệu dưới tác động của lửa hay nhiệt độ thì bốc cháy, cháy âm ỉ hoặc cacbon hoá và tiếp tục cháy, cháy âm ỉ hoặc cacbon hoá khi có nguồn cháy. Nhưng sau khi cách ly khỏi nguồn cháy thì ngừng cháy hoặc ngừng cháy âm ỉ.
3.4 Vật liệu không cháy (Non flammable materials): Vật liệu dưới tác động của lửa hay nhiệt độ cao không bốc cháy, không cháy âm ỉ hoặc không bị các bon hoá.
3.5 Giới hạn chịu lửa (Fire resistance limit): Thời gian các mẫu bắt đầu được thử chịu lửa theo tiêu chuẩn cho tới lúc xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện.
3.6 Bậc chịu lửa (Fire resistance level): Đặc trưng chịu lửa theo tiêu chuẩn của nhà và công trình được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.
3.7 Nhiệt độ chớp cháy (Flash point): Nhiệt độ thấp
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5307:1991 về kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6701: 2007 (ASTM D 2622 - 05) về Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định lưu huỳnh bằng phổ huỳnh quang tán xạ tia X
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9859:2013 (ISO 2795:1991) về Bến phà, bến cầu phao đường bộ - Yêu cầu thiết kế
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7278-1:2003 (ISO 7302 - 1 : 1995) về chất chữa cháy – chất tạo bọt chữa cháy - phần 1: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7278-2:2003 (ISO 7203 - 2 : 1995) về chất chữa cháy – chất tạo bọt chữa cháy - phần 2: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng không hòa tan được với nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5307:1991 về kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ - tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4090:1985 về kho tàng, trạm và đường ống dẫn xăng dầu - đường ống dẫn chính và sản phẩm dầu - tiêu chuẩn thiết kế
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5303:1990 về an toàn cháy - thuật ngữ và định nghĩa
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5307:2002 về kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5334:2007 về thiết bị điện kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu an toàn trong thiết kế, lắp đặt và sử dụng
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6701: 2007 (ASTM D 2622 - 05) về Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định lưu huỳnh bằng phổ huỳnh quang tán xạ tia X
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9859:2013 (ISO 2795:1991) về Bến phà, bến cầu phao đường bộ - Yêu cầu thiết kế
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5307:2009 về kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế
- Số hiệu: TCVN5307:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra