Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4775 : 1989

ST SEV 899 : 1978

QUẶNG VÀ QUẶNG TINH KIM LOẠI MÀU − LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU

Ores and concentrates of nonferrous metals − Sampling and preparation of samples for laboratory tests

Lời nói đầu

TCVN 4775 : 1989 phù hợp với ST SEV 899 : 1978.

TCVN 4775 : 1989 do Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ−CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

QUẶNG VÀ QUẶNG TINH KIM LOẠI MÀU − LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU

Ores and concentrates of nonferrous metals − Sampling and preparation of samples for laboratory tests

Tiêu chuẩn này áp dụng cho quặng và quặng tinh kim loại màu, không áp dụng cho quặng và quặng tinh kim loại nhẹ và quy định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định thành phần hóa học và độ ẩm.

1. Quy định chung

1.1. Mỗi lần giao nhận quặng (quặng tinh) phải lấy mẫu từng lô riêng rẽ nếu giao nhận một số lô.

1.2. Việc chọn địa điểm và phương pháp lấy mẫu phải có sự thỏa thuận của các bên. địa điểm lấy mẫu là nơi giao hoặc nơi nhận sản phẩm hàng hóa; lấy mẫu theo phương pháp cơ giới hoặc phương pháp thủ công (khi không thể tổ chức lấy mẫu cơ giới).

1.3. Tiến hành chọn phương pháp lấy mẫu với từng trường hợp cụ thể, phải căn cứ vào đặc trưng của vật liệu cần lấy mẫu và điều kiện địa điểm lấy mẫu phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

1.4. Nên tiến hành lấy mẫu vào lúc chuyển tải quặng (quặng tinh), trước hoặc ngay sau khi cân. Nếu không xác định thời gian và địa điểm lấy mẫu theo sự thỏa thuận của các bên.

1.5. Trước khi lấy mẫu lô quặng (quặng tinh) phải tiến hành xem xét bên ngoài để xác định bằng mắt mức độ đồng nhất về độ hạt và độ ẩm. Lô được coi là đồng nhất nếu các cục hoặc hạt lớn nhất có cùng tính chất và độ ẩm của vật liệu khác nhau không đáng kể. Nếu quặng (quặng tinh) chứa trong các thùng không đồng nhất thì phân chia các thùng thành lô đồng nhất nhỏ hơn. Các lô này được lấy mẫu riêng rẽ.

Khi giao nhận quặng (quặng tinh), bên giao phải cung cấp một tài liệu trong đó chỉ rõ mức độ đồng nhất của lô theo bất kỳ tính chất cần phải kiểm tra nào.

1.6. Phải giữ gìn để không làm thay đổi thành phần của mẫu trong tất cả các giai đoạn lấy mẫu, chuẩn bị mẫu và bảo quản mẫu.

1.7. Phải làm sạch, kiểm tra và điều chỉnh tất cả các dụng cụ và thiết bị lấy mẫu.

1.8. Khi lấy mẫu và chuẩn bị mẫu phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc gia về kỹ thuật an toàn.

2. Thiết bị và dụng cụ

2.1. Các kiểu máy lấy mẫu (cơ giới, hình dẻ quạt, máng gầu…) dùng để lấy mẫu cơ giới phải đáp ứng các yêu cầu sau:

2.1.1. Khi cắt dòng vật liệu, thiết bị lấy mẫu phải có tốc độ đều, mỗi lần cắt phải bao trùm toàn bộ thiết diện dòng.

2.1.2. Tốc độ cắt ngang dòng vật liệu phải không làm văng các cục ra ngoài thùng chứa mẫu.

2.1.3. Thể tích chứa mẫu (gầu, máng) ở thiết bị lấy mẫu cắt dòng phải lớn hơn thể tích của mẫu đơn là 20 % đến 25 %.

2.1.4. Chiều rộng của bộ phận hứng mẫu phải không nhỏ hơn 3 lần kích thước cục lớn nhất của vật liệu.

2.1.5. Cấu tạo máy lấy mẫu phải bảo đảm khả năng dễ kiểm tra và làm sạch.

2.2. Dụng cụ lấy mẫu thủ công

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4775:1989 (ST SEV 899 : 1978) về Quặng và quặng tinh kim loại mầu - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

  • Số hiệu: TCVN4775:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1989
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản