- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2012 về Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006) về Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) về Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
HẠ TẦNG THÔNG MINH CHO CỘNG ĐỒNG - XEM XÉT HOẠT ĐỘNG HIỆN TẠI LIÊN QUAN ĐẾN CHUẨN ĐO
Smart community infrastructures - Review of existing activities relevant to metrics
Lời nói đầu
TCVN 37150:2018 tương đương có sửa đổi với ISO/TR 37151:2014.
TCVN 37150:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 268 Cộng đồng và đô thị bền vững biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Hạ tầng cho cộng đồng, bao gồm năng lượng, nước, giao thông, chất thải, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng và có tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là phương tiện để đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế và tăng trưởng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự thiếu thốn và không đầy đủ của hạ tầng cho cộng đồng có thể gây trở ngại cho việc thay đổi sự phân bố thu nhập tương đối thông qua quá trình tăng trưởng nhằm hỗ trợ người nghèo (tăng trưởng vì người nghèo). Hơn nữa, nhu cầu về hạ tầng cho cộng đồng, cũng như các sản phẩm có thể mở rộng và tích hợp được với nhau, sẽ tiếp tục mở rộng đáng kể trong những thập kỷ tới do các yếu tố chính thay đổi, ví dụ: sự gia tăng dân số và đô thị hóa.
Từ lâu chúng ta đã xác định rằng hoạt động của con người vượt quá khả năng của trái đất. Hạ tầng cho cộng đồng phát triển phù hợp với tăng trưởng dân số toàn cầu hạn chế các hậu quả không mong muốn đối với tính bền vững. Sự tăng trưởng dân số nhanh có thể gây tác động tiêu cực đối với tính bền vững. Kết quả là nhu cầu hạ tầng cho cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững để cân bằng các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng một cách hiệu lực và hiệu quả hơn. Điều này cho thấy nhu cầu cấp bách phải phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ hiệu lực và hiệu quả hơn về tác động môi trường, hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống. Những giải pháp như vậy thường được gọi là "thông minh". Một số kế hoạch và dự án xây dựng "các đô thị thông minh" hiện đang được tiến hành. Ngoài ra, có sự gia tăng thương mại quốc tế cho các sản phẩm và dịch vụ về hạ tầng cho cộng đồng.
Trong quy hoạch và mua sắm hạ tầng cho cộng đồng nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, một loạt các khái niệm về đánh giá và các chỉ số có sẵn hoặc đang được xem xét. Một số phương pháp đánh giá này chưa được công bố chính thức. Mặc dù các phương pháp này rất hữu ích nhưng tính phức tạp, đưa ra nhiều chỉ số và sự thiếu minh bạch làm cho các nhà mua sắm công và tư nhân gặp khó khăn (ví dụ: chính phủ, nhà quy hoạch đô thị, nhà đầu tư và vận hành hạ tầng cho cộng đồng) khi phải đánh giá nhiều vấn đề hoặc thực hiện nhiều kế hoạch có tính nhất quán và công bằng, do đó khó có thể đưa ra được ngay quyết định. Các quan niệm và số liệu khác nhau cũng tạo ra sự không chắc chắn trong đó các nhà cung cấp hạ tầng gặp khó khăn trong việc phát triển công nghệ mới khi chưa có một tiêu chuẩn phù hợp.
Mục đích của việc chuẩn hóa trong lĩnh vực hạ tầng thông minh cho cộng đồng là thúc đẩy thương mại quốc tế các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng và phổ biến thông tin về các công nghệ hàng đầu để cải thiện tính bền vững trong cộng đồng bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm được hài hòa để đánh giá các hoạt động kỹ thuật của cộng đồng. Người sử dụng và các lợi ích liên quan của các chỉ số này được minh họa trong Hình 1.
Trong tiêu chuẩn này, khái niệm tính thông minh xét về khía cạnh hiệu quả hoạt động có liên quan đến các giải pháp có thể triển khai được về mặt công nghệ, phải phù hợp với sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi của cộng đồng.
Tiêu chuẩn này đánh giá các hoạt động hiện tại liên quan đến số liệu về hạ tầng cho cộng đồng "thông minh" và cung cấp các chỉ dẫn cho việc chuẩn hóa hơn nữa. Tiêu chuẩn này đề cập các số liệu làm cơ sở giúp người mua đánh giá các hoạt động kỹ thuật của các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng cho cộng đồng trước khi quyết định mua và thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực này có thể hỗ trợ việc vận hành hạ tầng cho cộng đồng hiện có. Người sử dụng hạ tầng và các lợi ích liên quan đến các chuẩn đo này được mô tả trong Hình 1.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9250:2012 về Trung tâm dữ liệu – Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10544:2014 về Ô ngăn hình mạng trong xây dựng hạ tầng công trình - Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TR 37121:2018 (ISO/TR 37121:2017) về Phát triển bền vững cho cộng đồng - Danh mục các hướng dẫn và cách tiếp cận hiện hành về sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi tại các đô thị
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023 (ISO/IEC TS 17021-8:2019) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 8: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9250:2012 về Trung tâm dữ liệu – Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật viễn thông
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2012 về Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006) về Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015) về Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10544:2014 về Ô ngăn hình mạng trong xây dựng hạ tầng công trình - Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/TR 37121:2018 (ISO/TR 37121:2017) về Phát triển bền vững cho cộng đồng - Danh mục các hướng dẫn và cách tiếp cận hiện hành về sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi tại các đô thị
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC TS 17021-8:2023 (ISO/IEC TS 17021-8:2019) về Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý - Phần 8: Yêu cầu về năng lực đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý phát triển bền vững cho cộng đồng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 37150:2018 về Hạ tầng thông minh cho cộng đồng - Xem xét hoạt động hiện tại liên quan đến chuẩn đo
- Số hiệu: TCVN37150:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực