Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2101:2016

ISO 2813:2014

SƠN VÀ VECNI - XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ ĐỘ BÓNG Ở 20°, 60° VÀ 85°

Paints and varnishes - Determination of gloss value at 20°, 60° and 85°

 

Lời nói đầu

TCVN 2101:2016 thay thế cho TCVN 2101:2008.

TCVN 2101:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 2813:2014.

TCVN 2101:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC35 Sơn và vecni biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SƠN VÀ VECNI - XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ Đ BÓNG Ở 20°, 60° VÀ 85°

Paints and varnishes - Determination of gloss value at 20°, 60° and 85°

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bóng của lớp phủ sử dụng ba góc hình học 20°, 60° hoặc 85°. Phương pháp này phù hợp để đo độ bóng của lớp phủ không có vân trên các nền mờ đục, phẳng.

CHÚ THÍCH: Có thể đo độ bóng trên các mẫu thử khác với những mẫu đề cập ở trên để so sánh. Tuy nhiên, không đảm bảo rằng các giá trị độ bóng nhận được tương ứng với độ bóng được đánh giá bằng trực quan (xem Phụ lục A).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5670 (ISO 1514), Sơn và vecni - Tm chuẩn để thử

TCVN 9760 (ISO 2808), Sơn và vecni - Xác định độ dày màng

ISO 4618:2014, Paints and varnishes - Terms and definitions (Sơn và vecni - Thuật ngữ và định nghĩa)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Độ bóng (gloss)

Tính chất quang học của bề mặt, đặc trưng bởi khả năng phản chiếu ánh sáng của bề mặt

CHÚ THÍCH 1: Ví dụ về mức độ của độ bóng là bóng cao, bóng, bóng như lụa, bán bóng, cận mờ (satin), mờ và mờ xỉn (deadmatt).

[Nguồn: ISO 4618:2014, 2.132]

3.2

Góc hình học (geometry)

Xác định phương pháp đo độ bóng sử dụng một góc quy định với khẩu độ ấn định

3.3

Giá trị độ bóng (gloss value)

100 lần tỷ số giữa thông lượng quang phản chiếu từ một vật thể và thông lượng quang phản chiếu từ bề mặt kính có chỉ số khúc xạ là 1,567 tại bước sóng 587,6 nm theo hướng phản chiếu đối với góc phản chiếu xác định và khẩu độ xác định của nguồn sáng và bộ thụ quang

CHÚ THÍCH 1: Giá trị độ bóng được thể hiện theo các đơn vị độ bóng (GU). Không được thể hiện và biểu thị giá trị độ bóng theo “% phản chiếu”.

CHÚ THÍCH 2: Giá trị độ bóng đo trên lớp phủ được làm tròn đến số nguyên gần nhất (không có số thập phân).

CHÚ THÍCH 3: Để xác định thang đo độ bóng, tấm kính đen đánh bóng có chỉ số khúc xạ bằng 1,567 ở bước sóng 587,6 nm được gán cho giá trị 100 đối với các góc hình học 20°, 60° và 85°.

CHÚ THÍCH 4: Có thể sử dụng bề mặt kính có chỉ số khúc xạ là 1,567 ở bước sóng 546,1 nm (bước sóng trung tâm của tính năng phát sáng quang phổ hiệu dụng).

CHÚ THÍCH 5: Giá trị độ bóng bị ảnh hưởng bởi các tính chất bề mặt của mẫu, ví dụ như độ nhám, vân, kết cấu.

4  Nguyên tắc

Giá trị độ bóng đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2101:2016 (ISO 2813:2014) về Sơn và Vecni - Xác định giá trị độ bóng ở 20° 60° và 85°

  • Số hiệu: TCVN2101:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản