Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13869-1 : 2023

ISO 6746-1 : 2003

MÁY LÀM ĐẤT - KÍCH THƯỚC VÀ KÝ HIỆU - PHẦN 1: MÁY CƠ SỞ

Earth - moving machinery - Definitions of dimensions and codes - Part 1: Base machine

Lời nói đầu

TCVN 13869-1:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 6746-1:2003.

TCVN 13869-1:2023 do Trường Đại học Xây dựng Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13869:2023 (ISO 6746), Máy làm đất - Kích thước và hiệu, gồm các phần sau:

- TCVN 13869-1:2023 (ISO 6746-1:2003) - Phần 1: Máy cơ sở;

- TCVN 13869-2:2023 (ISO 6746-2:2003) - Phần 2: Thiết bị và bộ công tác.

 

MÁY LÀM ĐẤT - KÍCH THƯỚC VÀ KÝ HIỆU - PHẦN 1: MÁY CƠ SỞ

Earth - moving machinery - Definitions of dimensions and codes - Part 1: Base machine

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định kích thước của máy cơ sở dùng cho máy làm đất cũng như các ký hiệu cho các kích thước đó. Trong tiêu chuẩn này cũng quy định một hệ trục tọa độ để định nghĩa và một hệ thống ký hiệu để nhận dạng các kích thước tương tự trong các tiêu chuẩn về thuật ngữ và đặc tính kỹ thuật dùng trong thương mại.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại máy làm đất cơ bản được định nghĩa trong TCVN 13868:2023 (ISO 6165:2022).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, chỉ áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản công bố mới nhất, bao gồm cả các bổ sung và sửa đổi (nếu có).

TCVN 13868:2023 (ISO 6165:2022), Máy làm đất - Các loại cơ bản - Phân loại và từ vựng.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 13868:2023 (ISO 6165:2022) và các thuật ngữ, định nghĩa sau.

3.1

Hệ trục tọa độ ba chiều (three-dimensional reference system)

Hệ trục tọa độ để xác định các kích thước của máy làm đất.

Xem Hình 1.

3.1.1

Mặt phẳng cơ sở Y (zero Y plane)

Mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục dọc của máy.

3.1.2

Mặt phẳng X (X plane)

Mặt phẳng thẳng đứng bất kỳ vuông góc với mặt phẳng Y.

3.1.3

Mặt phẳng Z (Z plane)

Mặt phẳng nằm ngang bất kỳ vuông góc với mặt phẳng X và Y.

3.1.4

Tọa độ dương (positive coordinate)

Chiều dương, hướng về phía trước từ mặt phẳng cơ sở X, hướng về phía bên phải từ mặt phẳng cơ sở Y và hướng về phía trên từ mặt phẳng cơ sở Z

CHÚ THÍCH 1: Giao điểm của các trục X, Y, Z (mặt phẳng cơ sở) thường là một điểm cơ sở được xác định rõ: Đó là một điểm ở trên ghế ngồi được định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 5353; đường tâm trục khuỷu của động cơ; đường tâm trục đĩa xích hoặc cầu sau của máy kéo-máy ủi, đường gốc của kích thước máy.

CHÚ THÍCH 2: Nếu chỉ có các bộ phận (ví dụ: động cơ, ghế ngồi) được thể hiện thì vị trí và hướng dương của trục từ giao điểm của các trục X, Y, Z (mặt phẳng cơ sở) được xác định theo hướng thông thường của các bộ phận của máy, như là xi lanh của động cơ đặt ở phía trước của máy, ghế ngồi hướng về phía trước.

CHÚ THÍCH 3: Nếu máy, thiết bị, bộ cô

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13869-1:2023 (ISO 6746-1:2003) về Máy làm đất - Kích thước và ký hiệu - Phần 1: Máy cơ sở

  • Số hiệu: TCVN13869-1:2023
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2023
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản