Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13621:2023
ISO 7745:2010
NĂNG LƯỢNG CHẤT LỎNG THỦY LỰC - CHẤT LỎNG CHỐNG CHÁY (FR) - CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Hydraulic fluid power - Fire-resistant (FR) fluids - Requirements and guidelines for use
Lời nói đầu
TCVN 13621:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 7745:2010.
TCVN 13621:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28 Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Trong hệ thống năng lượng chất lỏng thủy lực, năng lượng được truyền và điều khiển thông qua chất lỏng dưới áp suất trong một mạch kín. Chất lỏng được sử dụng rộng rãi nhất cho hệ thống năng lượng thủy lực là dầu khoáng có các ưu điểm là khả năng bôi trơn rất tốt, có dải độ nhớt rộng và chi phí hợp lý.
Mặc dù không dễ bắt cháy hàng loạt, dầu khoáng vẫn dễ cháy và áp suất cao liên quan đến hệ thống thủy lực có thể dẫn đến giải phóng ra chất lỏng dễ bắt lửa. Trong những trường hợp có khả năng bắt lửa, chẳng hạn như trong nhà máy thép, hoặc ở nơi mà chất lỏng thoát ra không được phép có lan truyền lửa, chẳng hạn như trong mỏ than, thì phải sử dụng chất thay thế có tính chống cháy. Khả năng chống cháy và các đặc tính vật lý như độ nhớt và độ bôi trơn rất khác nhau giữa một số loại chất lỏng thủy lực. Vì vậy, điều quan trọng là phải chọn chất lỏng thủy lực chống cháy phù hợp với ứng dụng để xuất và nhận diện được các mối nguy khi sử dụng.
NĂNG LƯỢNG CHẤT LỎNG THỦY LỰC - CHẤT LỎNG CHỐNG CHÁY (FR) - CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Hydraulic fluid power - Fire-resistant (FR) fluids - Requirements and guidelines for use
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính vận hành đối với các cấp khác nhau của chất lỏng chống cháy được quy định trong ISO 6743-4. Tiêu chuẩn này đưa ra chi tiết các yếu tố cần được xem xét khi lựa chọn chất lỏng chống cháy cho một ứng dụng được để xuất.
Tiêu chuẩn này xác định những khó khăn có thể phát sinh từ việc sử dụng các chất lỏng chống cháy và chỉ ra cách có thể giảm thiểu những khó khăn này. Các quy trình thích hợp được đưa ra để thay thế một chất lỏng thủy lực bằng chất lỏng thủy lực khác thuộc một cấp chất lượng khác. Tiêu chuẩn này cũng để cập đến các khía cạnh về sức khỏe và an toàn khi sử dụng, xử lý và thải bỏ chất lỏng chống cháy.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho chất lỏng chống cháy sử dụng trong các hệ thống thủy lực của máy bay thương mại hoặc quân sự. Các tiêu chuẩn hàng không thích hợp cũng thường được áp dụng khi chất lỏng thủy lực máy bay được nạp vào các hệ thống trên mặt đất.
2 Thuật ngữ, định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1
Chất lỏng thủy lực chống cháy (fire-resistant hydraulic fluid)
Chất lỏng thủy lực khó bắt lửa và ít có xu hướng lan truyền ngọn lửa.
[ISO 5598:2008, định nghĩa 3.2.271]
3 Hệ thống thủy lực - Mối nguy hỏa hoạn
3.1 Tổng quát
Áp suất chất lỏng trong hệ thống năng lượng thủy lực lên đến 40000 kPa (400 bar) và cao hơn nữa. Do vậy bất kỳ sự cố nào trong một hệ thống thủy lực cũng có thể dẫn đến một vụ nổ hoặc thậm chí một vết rò rỉ nhỏ, trong nhiều trường hợp có thể phát sinh nguy cơ hỏa hoạn nghiêm trọng.
3.2 Các điều kiện sự cố
Sự cố hệ thống đường ống (đặc biệt là ở các khớp nối và các chỗ lắp ráp), các van hoặc các gioăng đệm và việc nứt vỡ ống mềm là nguyên nhân chính làm thoát chất lỏng ra khỏi hệ thống. Giai đoạn có nguy cơ cao nhất của loại hư hại này l
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10415:2014 (ISO 759:1981) về Chất lỏng hữu cơ dễ bay hơi sử dụng trong công nghiệp - Xác định cặn khô sau khi bay hơi trong bồn cách thủy - Phương pháp chung
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10416:2014 (ISO 918:1983) về Chất lỏng hữu cơ dễ bay hơi sử dụng trong công nghiệp - Xác định các đặc tính chưng cất
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12416:2019 (ISO 11158:2009) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) - Họ H (hệ thống thuỷ lực) - Yêu cầu kỹ thuật đối với chất lỏng thuỷ lực cấp HH, HL, HM, HV và HG
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-25:2023 về Hệ thống báo cháy - Phần 25: Các bộ phận sử dụng đường truyền vô tuyến
- 1Quyết định 202/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Năng lượng chất lỏng thủy lực và Chất bôi trơn, dầu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2309:2009 (ISO 760 : 1978) về Xác định hàm lượng nước - Phương pháp Karl Fischer (Phương pháp chung)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10415:2014 (ISO 759:1981) về Chất lỏng hữu cơ dễ bay hơi sử dụng trong công nghiệp - Xác định cặn khô sau khi bay hơi trong bồn cách thủy - Phương pháp chung
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10416:2014 (ISO 918:1983) về Chất lỏng hữu cơ dễ bay hơi sử dụng trong công nghiệp - Xác định các đặc tính chưng cất
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10507:2014 (ISO 3448:1992) về Chất bôi trơn công nghiệp dạng lỏng - Phân loại độ nhớt ISO
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12416:2019 (ISO 11158:2009) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) - Họ H (hệ thống thuỷ lực) - Yêu cầu kỹ thuật đối với chất lỏng thuỷ lực cấp HH, HL, HM, HV và HG
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-25:2023 về Hệ thống báo cháy - Phần 25: Các bộ phận sử dụng đường truyền vô tuyến
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13621:2023 (ISO 7745:2010) về Năng lượng chất lỏng thủy lực - Chất lỏng chống cháy (FR) - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
- Số hiệu: TCVN13621:2023
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2023
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra