Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12944:2020

THỰC PHẨM HALAL - YÊU CẦU CHUNG

Halal food - General requirements

Lời nói đầu

TCVN 12944:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỰC PHẨM HALAL - YÊU CẦU CHUNG

Halal food - General requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với việc chuẩn bị, chế biến, vận chuyển, bảo quản thực phẩm halal.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và giải thích sau đây:

2.1

Halal (Halal), tính từ

Được phép hoặc hợp pháp, theo Luật Hồi giáo (Luật Sharia).

2.2

Thực phẩm halal (Halal food), danh từ

Thực phẩm được phép sử dụng theo Luật Hồi giáo, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) không bao gồm hoặc không chứa bất kỳ thành phần nào của động vật bị cấm sử dụng bởi Luật Hồi giáo hoặc giết mổ không theo Luật Hồi giáo;

b) không chứa bất cứ thành phần nào bị coi là najis (2.4) theo Luật Hồi giáo;

c) không chứa độc tố, không bị nhiễm độc và không gây hại đến sức khỏe con người;

d) không được sơ chế, chế biến, vận chuyển hoặc bảo quản bằng các thiết bị, dụng cụ nhiễm najis;

e) trong quá trình sơ chế, chế biến, vận chuyển hoặc bảo quản, thực phẩm phải tách biệt về mặt vật lý với các thực phẩm không đáp ứng các điểm từ a) đến d).

2.3

Không halal (non-halal), tính từ

Haram

Bị cấm hoặc không hợp pháp, theo Luật Hồi giáo.

2.4

Najis / najs, danh từ

Chất bẩn, theo Luật Hồi giáo, bao gồm:

a) chó, lợn và sản phẩm từ chó, lợn;

b) thực phẩm halal (2.2) bị ô nhiễm bởi các chất không halal;

c) thực phẩm halal nhưng tiếp xúc trực tiếp với các chất không halal;

d) các chất lỏng và chất thải của người hoặc động vật như nước tiểu, máu, chất nôn, mủ, phân, nhau thai;

e) xác động vật hoặc động vật halal được giết mổ không theo Luật Hồi giáo, ngoại trừ một số loại động vật dưới nước và côn trùng;

f) Khamr (2.6) và các sản phẩm có chứa khamr.

2.5

Najis al-mughallazah, danh từ

Najis nghiêm trọng.

2.6

Khamr, danh từ

Rượu và các chất lỏng chứa cồn, gây say, bị cấm sử dụng theo Luật Hồi giáo.

2.7

Sertu, động từ

Hành động làm sạch nhằm thanh tẩy cơ thể, trang phục, không gian, vật dụng và thiết bị đã tiếp xúc với najis al-mughallazah (2.5); bằng cách rửa bảy lần với nước tự nhiên (mutlaq), trong đó có một lần rửa bằng nước trộn với đất.

3  Các yêu cầu

3.1  Nguồn thực phẩm halal

3.1.1  Động vật

3.1.1.1  Động vật trên cạn

Các động vật trên cạn có thể được sử dụng làm thực phẩm halal, ngoại trừ:

a) động vật halal nhưng giết mổ không theo quy định của Luật Hồi giáo;

b) chó và lợn;

c) động vật có răng nhọn hoặc ngà, được sử dụng để giết con m

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12944:2020 về Thực phẩm halal - Yêu cầu chung

  • Số hiệu: TCVN12944:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản