Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ISO 28594:2017
Combined accept-zero sampling systems and process control procedures for product acceptance
Lời nói đầu
TCVN 12878:2020 thay thế cho TCVN 10856:2015.
TCVN 12878.2020 hoàn toàn tương đương với ISO 28594:2017.
TCVN 12878:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Thực tiễn quản lý chất lượng khuyến khích các ngành đổi mới và tạo tính linh hoạt nhằm đạt được những lợi ích của việc cải tiến liên tục. Có một triết lý về chất lượng sản phẩm công nghiệp thừa nhận nhu cầu thay đổi chính sách chất lượng sẽ tạo cho nhà cung ứng những cơ hội và động lực hướng tới cải tiến chất lượng sản phẩm và mối quan hệ hợp tác giữa nhà cung ứng và khách hàng.
Việc kiểm soát quá trình và các phương pháp kiểm soát thống kê được áp dụng đúng đắn là phương tiện hiệu quả ngăn ngừa sự không phù hợp, kiểm soát chất lượng và tạo lập thông tin để cải tiến hệ thống. Hệ thống kiểm soát quá trình hiệu quả cũng có thể dùng để cung cấp thông tin nhằm đánh giá chất lượng của các sản phẩm giao nộp để chấp nhận. Tiêu chuẩn này khuyến khích nhà cung ứng sử dụng các quy trình kiểm soát quá trình và kiểm soát thống kê cho việc kiểm soát nội bộ và đưa ra quy trình kiểm soát quá trình hiệu quả cho khách hàng phê duyệt, sao cho nhu cầu về quy trình lấy mẫu chấp nhận có thể được giảm thiểu hoặc thậm chí là loại bỏ.
Bản thân kiểm tra lấy mẫu có thể là một thực hành công nghiệp không hiệu quả đối với việc chứng tỏ sự phù hợp. Việc áp dụng các phương án lấy mẫu chấp nhận bao gồm cả rủi ro của người tiêu dùng và nhà sản xuất; tăng cường việc lấy mẫu là một cách giảm thiểu rủi ro này nhưng nó cũng làm tăng chi phí. Nhà cung ứng có thể giảm rủi ro bằng cách sử dụng các quá trình hiệu quả với việc kiểm soát quá trình thích hợp. Khi các thực hành này được sử dụng đúng đắn và hiệu quả, rủi ro được kiểm soát và, kết quả là, có thể giảm việc kiểm tra và thử nghiệm.
Tiêu chuẩn này hỗ trợ những người muốn xa rời chiến lược kiểm tra (phát hiện) dựa trên giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để thực hiện một chiến lược dựa trên việc phòng ngừa hiệu quả bao gồm hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, cải tiến liên tục và quan hệ đối tác. Chủ đề chính là sự hợp tác giữa khách hàng và nhà cung ứng, với năng lực cần thiết và lợi ích rõ ràng của cả hai bên từ những quá trình có khả năng đưa ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao một cách nhất quán. Mục tiêu là tạo lập môi trường trong đó mọi sự không phù hợp là cơ hội cho hành động khắc phục và cải tiến chứ không phải lấy AQL là mục tiêu đủ đáp ứng hợp đồng.
Những điểm dưới đây cung cấp cơ sở cho tiêu chuẩn này:
a) nhà cung ứng cần giao nộp các sản phẩm phù hợp với yêu cầu và tạo lập, duy trì đủ bằng chứng về sự phù hợp;
b) nhà cung ứng chịu trách nhiệm thiết lập việc kiểm soát sản xuất và quá trình để đưa ra các kết quả phù hợp với yêu cầu;
c) nhà cung ứng được kỳ vọng sử dụng các thực hành phòng ngừa được thừa nhận như kiểm soát thống kê quá trình.
Mục tiêu của tiêu chuẩn này là để sản phẩm được chấp nhận như là kết quả của qui trình kiểm soát. Tuy nhiên, nó cũng đưa ra một tập hợp các hệ thống lấy mẫu có số chấp nhận bằng 0 (xem Phụ lục A) và quy trình hoạch định và tiến hành kiểm tra để đánh giá chất lượng và sự phù hợp theo yêu cầu quy định. Mục đích của việc đưa ra các điều khoản về lấy mẫu chấp nhận là như một xác nhận về hiệu quả của kiểm soát quá trình hoặc như một giải pháp tạm thời trong khi các kiểm soát này đang được xây dựng và thực hiện.
Khi lấy mẫu chấp nhận được tiến hành bằng cách sử dụng các bảng trong tiêu chuẩn này, nhà cung ứng có thể lựa chọn kiểm tra sử dụng một trong số ba loại lấy mẫu: lấy mẫu định tính một lần; lấy mẫu định lượng một lần; lấy mẫu định tính liên tục. Quy trình chuyển đổi cũng được đưa ra để cho phép chuyển giữa các mức kiểm tra thường, ngặt và giảm.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-1:2018 (ISO 3951-1:2013) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 1: Quy định đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô đối với một đặc trưng chất lượng và một AQL
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12294:2018 (ISO 28590:2017) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Giới thiệu bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) về Lấy mẫu để kiểm tra định tính
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-2:2018 (ISO 3951-2:2013) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng – Phần 2: Quy định chung đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có các đặc trưng chất lượng độc lập
- 1Quyết định 2861/QĐ-BKHCN năm 2020 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6165:2009 (ISO/IEC GUIDE 99:2007) về từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ chung và cơ bản (VIM)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10012:2007 về Hệ thống quản lý đo lường - Yêu cầu đối với quá trình đo và thiết bị đo
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8244-1:2010 (ISO 3534-1:2006) về Thống kê học - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006) về Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 2: Thống kê ứng dụng
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVNISO 9004:2011 về Quản lý tổ chức để thành công bền vững -Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9603:2013 (ISO 5479:1997) về Giải thích dữ liệu thống kê - Kiểm nghiệm sai lệch so với phân bố chuẩn
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10432-1:2014 (ISO 11462-1:2001) về Hướng dẫn thực hiện kiểm soát thống kê quá trình (SPC) - Phần 1: Các thành phần của SPC
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9945-2:2013 (ISO 7870-2:2013) về Biểu đồ kiểm soát - Phần 2: Biểu đồ kiểm soát Shewhart
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10856:2015 (ISO 21247:2005) về Hệ thống lấy mẫu kết hợp có số chấp nhận bằng không và quy trình kiểm soát quá trình để chấp nhận sản phẩm
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000:2015
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (ISO 9001:2015) về Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-1:2018 (ISO 3951-1:2013) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 1: Quy định đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô đối với một đặc trưng chất lượng và một AQL
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12294:2018 (ISO 28590:2017) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Giới thiệu bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) về Lấy mẫu để kiểm tra định tính
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-2:2018 (ISO 3951-2:2013) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng – Phần 2: Quy định chung đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có các đặc trưng chất lượng độc lập
- 16Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9004:2018 (ISO 9004:2018) về Quản lý chất lượng - Chất lượng của tổ chức - Hướng dẫn để đạt được thành công bền vững
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12878:2020 (ISO 28594:2017) về Hệ thống lấy mẫu kết hợp có số chấp nhận bằng 0 và quy trình kiểm soát quá trình để chấp nhận sản phẩm
- Số hiệu: TCVN12878:2020
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2020
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra