Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
AN TOÀN SẢN PHẨM LASER - PHẦN 14: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Safety of laser products - Part 14: A user’s guide
Lời nói đầu
TCVN 12670-14:2020 hoàn toàn tương đương với IEC 60825-14:2004;
TCVN 12670-14:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 12670 (IEC 60825), An toàn sản phẩm laser, gồm có các phần sau:
- TCVN 12670-1:2020 (IEC 60825-1:2004), Phần 1: Phân loại thiết bị và các yêu cầu
- TCVN 12670-14:2020 (IEC/TR 60825-14:2004), Phần 14: Hướng dẫn sử dụng
AN TOÀN SẢN PHẨM LASER - PHẦN 14: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Safety of laser products - Part 14: A user’s guide
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về thông lệ tốt nhất để sử dụng an toàn các sản phẩm laser phù hợp với TCVN 12670-1 (IEC 60825-1). Thuật ngữ “sản phẩm laser” và “thiết bị laser” khi được sử dụng trong tiêu chuẩn này cũng đề cập đến thiết bị, cụm lắp ráp hoặc hệ thống mà có khả năng phát ra bức xạ quang sinh ra bởi quá trình phát xạ cưỡng bức. Tuy nhiên, không giống với TCVN 12670-1 (IEC 60825-1), tiêu chuẩn này không đề cập đến điốt phát quang (LED).
Các sản phẩm laser Cấp 1 thường không nguy hiểm và các sản phẩm laser cấp 2 thường chỉ có nguy hiểm tối thiểu. Với các sản phẩm này, chỉ cần tuân thủ các cảnh báo trên các nhãn của sản phẩm và các hướng dẫn của nhà chế tạo về sử dụng an toàn là đủ. Các biện pháp bảo vệ thêm như mô tả trong tiêu chuẩn này là không cần thiết.
Tiêu chuẩn này nhấn mạnh việc đánh giá rủi ro từ các bộ phát laser công suất cao nhưng người sử dụng bộ phát laser công suất thấp hơn có thể sử dụng các thông tin này. Xem Bảng 1 để có thông tin tổng quan.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng để sử dụng sản phẩm bất kỳ có chứa bộ phát laser cho dù được bán hoặc được khuyến mại thêm hay không. Do đó, tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các bộ phát laser có cấu trúc đặc biệt (kể cả các hệ thống thực nghiệm và hệ thống chạy thử nghiệm).
Tiêu chuẩn này được thiết kế để giúp người sử dụng bộ phát laser và người sử dụng lao động hiểu nguyên tắc chung để quản lý an toàn (Điều 3), để nhận biết các nguy hiểm có thể có (Điều 4 đến Điều 6), để đánh giá rủi ro có hại có thể xảy ra (Điều 7) và để thiết lập và duy trì các biện pháp kiểm soát thích hợp (Điều 8 đến Điều 11).
Biện pháp kiểm soát laser rất đa dạng. Chúng phụ thuộc vào kiểu thiết bị laser đang sử dụng, tác vụ hoặc quá trình đang thực hiện, môi trường sử dụng thiết bị và người vận hành có thể bị đặt trong rủi ro có hại. Các yêu cầu cụ thể đối với các ứng dụng nhất định của laser được cho trong các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn IEC 60825 (xem thư mục tài liệu tham khảo về tiêu đề của các tiêu chuẩn này).
Thuật ngữ “dự đoán được một cách hợp lý” và “theo dự đoán một cách hợp lý” được sử dụng trong tiêu chuẩn này liên quan đến các trường hợp, tình huống hoặc điều kiện cụ thể nhất định. Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này là xác định xem cái gì là “dự đoán được một cách hợp lý” và cái gì có thể xảy ra “theo dự đoán một cách hợp lý” và có thể đề phòng, trên cơ sở tiêu chí đánh giá rủi ro, thực hiện các đánh giá bất kỳ.
Tiêu chuẩn này được sử dụng bởi những “người sử dụng” thiết bị laser. Điều này bao gồm những người có trách nhiệm về an toàn bên cạnh những người thực sự làm việc cùng thiết bị laser hoặc vận hành thiết bị laser.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1
Kiểm soát về hành chính (administrative control)
Biện pháp an toàn không thuộc loại kỹ thuật, ví dụ giám sát chìa
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-90:2011 (IEC 60335-2-90:2010) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn – Phần 2-90: Yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng dùng trong dịch vụ thương mại
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13079-3:2020 (IEC TR 62471-3:2015) về An toàn quang sinh học của bóng đèn và hệ thống bóng đèn - Phần 3: Hướng dẫn sử dụng an toàn thiết bị nguồn sáng dạng xung cường độ cao lên người
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13416:2021 (ISO 15193:2009) về Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro - Đo lường trong các mẫu thử có nguồn gốc sinh học - Yêu cầu về nội dung và thể hiện các quy trình đo quy chiếu
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8095-845:2009 (IEC 60050-845:1987) về từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 845: Chiếu sáng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6450:1998 (ISO/IEC GUIDE 2 : 1996) về Tiêu chuẩn hoá và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6844:2001 (ISO/IEC GUIDE 51:1999) về Hướng dẫn việc đề cập khía cạnh an toàn trong tiêu chuẩn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7303-2-22:2006 (IEC 60601-2-22:1995) về Thiết bị điện y tế - Phần 2-22: Yêu cầu riêng về an toàn của thiết bị chẩn đoán và điều trị bằng laze
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-90:2011 (IEC 60335-2-90:2010) về Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn – Phần 2-90: Yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng dùng trong dịch vụ thương mại
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13079-3:2020 (IEC TR 62471-3:2015) về An toàn quang sinh học của bóng đèn và hệ thống bóng đèn - Phần 3: Hướng dẫn sử dụng an toàn thiết bị nguồn sáng dạng xung cường độ cao lên người
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13416:2021 (ISO 15193:2009) về Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro - Đo lường trong các mẫu thử có nguồn gốc sinh học - Yêu cầu về nội dung và thể hiện các quy trình đo quy chiếu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12670-14:2020 (IEC/TR 60825-14:2004) về An toàn sản phẩm laser - Phần 14: Hướng dẫn sử dụng
- Số hiệu: TCVN12670-14:2020
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2020
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra