Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11452:2016

ISO 3493:2014

QUẢ VANI - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Vanilla - Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 11452:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 3493:2014;

TCVN 11452:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F4 Gia vị và phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUẢ VANI - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Vanilla - Vocabulary

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ thông dụng nhất liên quan đến quả vani.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loài cây vani sau:

a) Vanilla fragrans (Salisbury) Ames, syn. Vanilla planifolia Andrews, trong thương mại được biết đến với các tên khác nhau liên quan đến nguồn gốc địa lý, ví dụ như Bourbon, Indonesia và Mexico;

b) Vanilla tahitensis J.W.Moore; và

c) các dạng nhất định thu được từ hạt, có thể các giống lai của Vanilla fragrans (Salisbury) Ames.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho Vanilla pompona Schiede (Antilles vanilla).

CHÚ THÍCH 1 Tên “Bourbon” bao gồm cả quá trình sản xuất Vanilla fragrans (Salisbury) Ames của Comoros, Réunion, Madagascar và Mauritius.

CHÚ THÍCH 2 Các nước sản xuất chính khác (theo thứ tự chữ cái) là: Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Papua New Guinea, Tonga, Trung Quốc và Uganda.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

2.1  Thuật ngữ liên quan đến quá trình sản xuất

2.1.1

Quả vani tươi

Quả từ cây vani đã đạt đến độ chín thích hợp

2.1.2

Quả vani đã sơ chế

Quả vani tươi (2.1.1) đã qua xử lý thích hợp nhằm làm tăng hương vị của nó

CHÚ THÍCH 1 Quả vani đã sơ chế có màu nâu đậm.

2.2  Thuật ngữ liên quan đến hình thức và các dạng thương mại của quả vani đã sơ chế

2.2.1

Quả

Quả còn nguyên (còn vỏ bên ngoài) của cây vani

2.2.2

Quả vani

Tên thương mại của vani nguyên quả (2.2.1) có thể bị nứt

2.2.3

Quả vani bị nứt

Quả vani bị tách từng phần theo chiều dọc từ núm (2.3.2)

2.2.4

Vani dạng miếng

Phần của quả (2.2.1) bị nứt hoặc không bị nứt, được cắt cẩn thận hoặc bị vỡ

2.2.5

Vani dạng rời

Gồm vani dạng quả (2.2.1) và vani dạng miếng (2.2.4)

2.2.6

Vani dạng bột

Vani thu được bằng cách nghiền quả vani (2.2.1), sau khi sấy khô mà không bổ sung gì

2.3  Thuật ngữ liên quan đến đặc điểm hình thái

2.3.1

Cuống quả

Phần đầu của quả vani (2.2.1)

2.3.2

Núm

Phần cuối của quả vani (2.2.1) ở phía đối diện với cuống (2.3.1)

2.4  Thuật ngữ liên quan đến quá trình phân loại chất lượng

2.4.1

Quả vani dẻo

Quả vani có nhiều cùi và mềm

2.4.2

Quả vani khô

Quả

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11452:2016 (ISO 3493:2014) về Quả vani - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Số hiệu: TCVN11452:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản