Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11256-7:2015

ISO 8573-7:2003

KHÔNG KHÍ NÉN - PHẦN 7: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT NHIỄM BẨN VI SINH VẬT CÓ THỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỢC

Compressed air - Part 7: Test method for viable microbiological contaminant content

Lời nói đầu

TCVN 11256-7:2015 hoàn toàn tương đương ISO 8573-7:2003.

TCVN 11256-7:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 118, Máy nén khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11256 (ISO 8573), Không khí nén bao gồm các phần sau:

- Phần 1: Chất gây nhiễm bẩn và cấp độ sạch.

- Phần 2: Phương pháp xác định hàm lượng son khí của dầu.

- Phần 3: Phương pháp cho đo độ ẩm.

- Phần 4: Phương pháp xác định hàm lượng hạt rắn.

- Phần 5: Phương pháp xác định hàm lượng hơi dầu và dung môi hữu cơ.

- Phần 6: Phương pháp xác định hàm lượng khí nhiễm bẩn.

- Phần 7: Phương pháp xác định hàm lượng chất nhiễm bẩn vi sinh có thể tồn tại và phát triển được.

- Phần 8: Phương pháp xác định hàm lượng hạt rắn bằng nồng độ khối lượng.

- Phần 9: Phương pháp xác định hàm lượng hạt nước dạng lỏng.

 

KHÔNG KHÍ NÉN - PHẦN 7: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT NHIỄM BN VI SINH VẬT CÓ THỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỢC

Compressed air - Part 7: Test method for viable microbiological contaminant content

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để nhận biết các vi sinh vật tạo thành khuẩn lạc có thể tồn tại và phát triển được (ví dụ, nấm men, vi khuẩn, nội độc tố) từ các hạt rắn khác có thể xuất hiện trong không khí nén. Tiêu chuẩn này là một trong dãy các tiêu chuẩn đã làm hài hòa các phép đo sự nhiễm bẩn của không khí, cung cấp phương tiện lấy mẫu, ủ để phát triển vi sinh vật và xác định số lượng các hạt vi sinh vật. Phương pháp thử thích hợp cho xác định các cấp độ sạch phù hợp với TCVN 11256-1 (ISO 8573-1), và được dự định sử dụng cùng với TCVN 11256-4 (ISO 8573-4) khi cần thiết phải nhận biết các hạt rắn cũng có các thành phần tạo thành cụm khuẩn lạc tồn tại và phát triển được.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11256-1 (ISO 8573-1), Không khí nén - Phần 1: Chất gây nhiễm bẩn và cấp độ sạch.

TCVN 11256-4 (ISO 8573-4), Không khí nén - Phần 4: Phương pháp xác định hàm lượng hạt rắn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Vi sinh vật (microbiological organisms)

Các hạt tiêu biểu cho khả năng tạo thành các cụm khuẩn lạc có thể tồn tại và phát triển được

CHÚ THÍCH: Các hạt này có thể là vi khuẩn, nấm men hoặc nấm.

3.2

Số lượng vi sinh vật tồn tại và phát triển được (number of viable micro - organisms)

Số lượng các vi sinh vật có tiềm năng về hoạt tính trao đổi chất.

3.3

Số lượng vi sinh vật cấy được (number culturable)

Số lượng các vi sinh vật, các tế bào đơn thể hoặc các khối tế bào kết tụ có khả năng tạo thành các cụm khuẩ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11256-7:2015 (ISO 8573-7:2003) về Không khí nén - Phần 7: Phương pháp xác định hàm lượng chất nhiễm bẩn vi sinh vật có thể tồn tại và phát triển được

  • Số hiệu: TCVN11256-7:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản