Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11077:2015

ISO 22986:2007

CẦN TRỤC - ĐỘ CỨNG - CẦU TRỤC VÀ CỔNG TRỤC

Cranes - Stiffness - Bridge and gantry cranes

Lời nói đầu

TCVN 11077:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 22986:2007.

TCVN 11077:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CẦN TRỤC - ĐỘ CỨNG - CẦU TRỤC VÀ CỔNG TRỤC

Cranes - Stiffness - Bridge and gantry cranes

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về độ cứng của kết cấu cầu trục và cổng trục liên quan đến độ võng và các tần số dao động riêng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung.

TCVN 8242-5 (ISO 4306-5), Cần trục - Từ vựng - Phần 5: Cầu trục và cổng trục.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1) và TCVN 8242-5 (ISO 4306-5).

4  Các yêu cầu

4.1  Quy định chung

Ảnh hưởng của tính đàn hồi được biểu thị qua biến dạng đàn hồi dưới tác dụng của tải trọng và dao động do sự di chuyển hoặc do sự thay đổi của tải trọng.

Sự đàn hồi quá mức của kết cấu và các bộ phận cơ khí của cần trục có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của chúng; do đó các biến dạng đàn hồi và dao động cần giới hạn sao cho chúng không gây nên các tình huống nguy hiểm, cũng không cản trở cần trục làm việc theo cách thức dự kiến.

Các yêu cầu liên quan đến biến dạng đàn hồi và dao động phụ thuộc vào cấu hình của cần trục và xuất phát từ độ chính xác cần thiết của việc nâng chuyển tải, loại và tính năng của hệ thống điều khiển, cũng như vị trí đặt trạm điều khiển. Tuy nhiên việc tăng độ cứng sẽ làm tăng giá thành đầu tư và tăng không gian yêu cầu, có thể không có lợi cho tất cả các ứng dụng. Ngoài ra, khả năng loại trừ tính đàn hồi phụ thuộc rất nhiều vào loại và cấu hình cần trục. Do đó, không có các giới hạn chính xác được đưa ra đối với các biến dạng và dao động.

4.2  Các yêu cu cơ bản v biến dạng đàn hồi

Biến dạng đàn hồi của kết cấu cần trục phải:

a) Không được gây ra va chạm của cần trục hoặc xe con với các đối tượng và kết cấu xung quanh;

b) Không ngăn cản xe con di chuyển/phanh bằng hệ thống di chuyển/phanh đã thiết kế với mọi tải trọng không lớn hơn tải trọng thử (khi thử tải động);

c) Không ngăn cản xe con duy trì an toàn tại chỗ với mọi tải trọng không lớn hơn tải trọng thử (khi thử tải tĩnh);

d) Không gây lực ngang quá mức lên ray và đường chạy của cần trục và không ngăn cản cần trục chuyển động;

e) Không gây nên sự sai lệch của các truyền động cơ khí mà có thể dẫn đến tuổi thọ không thể chấp nhận được của các bộ phận, dao động quá mức, mòn hoặc hư hỏng phanh.

Chỉ dẫn về độ võng lớn nhất đối với các dầm đơn giản được khuyến nghị trong Phụ lục A.

5. Khuyến cáo về các dầm được tạo độ vồng trước

Việc làm dầm vồng lên không ảnh hưởng đến

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11077:2015 (ISO 22986:2007) về Cần trục - Độ cứng - Cầu trục và Cổng trục

  • Số hiệu: TCVN11077:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản