Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10835:2015

ISO 4304:1987

CẦN TRỤC KHÁC CẦN TRỤC TỰ HÀNH VÀ CẦN TRỤC NỔI - YÊU CẦU CHUNG VỀ ỔN ĐỊNH

Cranes other than mobile and floating cranes - General requirements for stability

Lời nói đầu

TCVN 10835:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 4304:1987

TCVN 10835:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CẦN TRỤC KHÁC CẦN TRỤC TỰ HÀNH VÀ CẦN TRỤC NỔI - YÊU CẦU CHUNG VỀ ỔN ĐỊNH

Cranes other than mobile and floating cranes - General requirements for stability

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu khi kiểm tra xác nhận độ ổn định bằng tính toán của tất cả các loại cần trục được quy định trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1) có khả năng bị lật (trừ cần trục tự hành và cần trục nổi); giả định rằng chúng đứng vững trên bề mặt hoặc đường chạy cứng và nằm ngang.

Sự trượt của cần trục trên đường chạy không nằm trong tiêu chuẩn này.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cn trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung.

ISO 4302, Cranes - Wind load assessment (Cần trục - Đánh giá tải trọng gió).

3  Độ ổn định

3.1  Tính toán

3.1.1  Cần trục được gọi là ổn định khi tổng đại số các mô men chống lật lớn hơn tổng các mô men lật.

3.1.2  Các tính toán phải thực hiện để kiểm tra xác nhận độ ổn định của cần trục bằng cách tính tổng mô men lật theo các giá trị cho trong Bảng 1.

Trong tất cả các tính toán, vị trí của cần trục và các bộ phận của nó cùng các tác động của tải trọng và lực phải được xét ở tổ hợp, chiều và các tác động bất lợi nhất.

3.1.3  Khi cần trục phải làm việc trên bề mặt nghiêng, nhà sản xuất phải chú ý đến các trạng thái đã định khi tính toán ổn định.

3.1.4  Đối với các cần trục được thiết kế để di chuyển với tải trọng, phải tính đến lực sinh ra do dao động thẳng đứng cho phép lớn nhất như quy định của nhà sản xuất, bổ sung thêm cho các tải trọng khác quy định trong trường hợp II của Bảng 1.

3.1.5  Đối với các cần trục lắp cố định, phải tính đến tác động của động đất liên quan đến các địa điểm hoặc vùng cụ thể dưới dạng tải trọng bổ sung cho các trường hợp I, II và III của Bảng 1.

3.1.6  Trong các tính toán cho trong Bảng 1, phải tính đến tải trọng do trọng lượng cần trục và các bộ phận của nó, bao gồm cả bộ phận mang tải, là bộ phận gắn liền với cần trục ở trạng thái làm việc.

3.2 Ổn định lật ngược trong trạng thái làm việc

Khi cần trục ở trạng thái không tải và với tất cả các bộ phận có khả năng chuyển động khi vận hành được thu về gần cạnh lật, phải kiểm tra xác nhận về độ ổn định trong trạng thái làm việc như quy định trong 3.2.1 hoặc 3.2.2 (xem trường hợp IV trong Bảng 1).

3.2.1  Phương pháp mô men

Mô men lật do tải trọng gió trạng thái làm việc W1 và lực quán tính D phải không lớn hơn 90 % so với mô men chống lật.

3.2.2  Phương pháp trọng tâm

Điểm chiếu từ trọng tâm của cần trục ở trạng thái tĩnh khi lặng gió xuống mặt phẳng ngang phải nằm ở vị trí có khoảng cách đến cạnh lật phía sau không

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10835:2015 (ISO 4304:1987)

  • Số hiệu: TCVN10835:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản