Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10949:2015
ISO 17701:2003
GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ MŨ GIẦY, LÓT MŨ GIẦY VÀ LÓT MẶT - SỰ DI TRÚ MÀU
Footwear - Test methods for uppers, lining and insocks - Colour migration
Lời nói đầu
TCVN 10949:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 17701:2003. ISO 17701:2003 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2009 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 10949:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GIẦY DÉP - PHƯƠNG PHÁP THỬ MŨ GIẦY, LÓT MŨ GIẦY VÀ LÓT MẶT - SỰ DI TRÚ MÀU
Footwear - Test methods for uppers, lining and insocks - Colour migration
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định xu hướng của vật liệu gây ra sự bạc màu của vật liệu khác khi tiếp xúc với nhau trong quá trình lưu giữ. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với nhau và áp dụng cho keo dán dùng để dính các vật liệu này.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4536 (ISO 105-A01)1), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung
TCVN 5466 (ISO 105-A02), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu
TCVN 5467 (ISO 105-A03), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu
TCVN 10071 (ISO 18454)2), Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Sự di trú màu (colour migration)
Sự bạc màu có nguyên nhân từ sự di chuyển màu từ vật liệu này sang vật liệu khác khi cất giữ.
4 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
Phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:
4.1 Hai tấm thủy tinh nhẵn, kích thước tối thiểu là 52 mm x 42 mm và khối lượng 50 g ± 5 g.
4.2 Quả nặng, có kích thước đủ để khi kết hợp với khối lượng của tấm thủy tinh thì sẽ tác dụng được lực nén là 5,2 kPa ± 0,5 kPa lên mẫu thử có diện tích 2 000 mm2 ± 180 mm2 (quả nặng thông thường là 1 000 g ± 10 g).
4.3 Môi trường thử tối ở 60 °C ± 2 °C.
CHÚ THÍCH: Tủ sấy không có cửa bằng thủy tinh hoặc ván ô bằng thủy tinh là phù hợp.
4.4 Thang xám có các nửa cấp màu để đánh giá sự thay đổi màu theo TCVN 5466 (ISO 105-A02) và sự dây màu theo TCVN 5467 (ISO 105-A03).
4.5 Đồng hồ, có khả năng ghi lại thời gian, chính xác đến 1 min trong khoảng thời gian 4 h.
4.6 Điều kiện ánh sáng nhân tạo, theo quy định trong TCVN 4536 (ISO 105-A01) hoặc ánh sáng mặt trời phía bắc.
5 Lấy mẫu và điều hòa mẫu
5.1 Lưu giữ các vật liệu thử trong môi trường điều hòa chuẩn theo quy định trong TCVN 10071 (ISO 18454) trong tối thiểu 24 h trước khi thử.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10940:2015 (ISO 16177:2012) về Giầy dép - Độ bền với sự xuất hiện và phát triển vết nứt - Phương pháp uốn đai
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10947:2015 (ISO 17699:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy và lót mũ giầy - Độ thấm hơi nước và độ hấp thụ hơi nước
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10948:2015 (ISO 17700:2004) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt - Độ bền màu với chà xát
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12338:2018 (ISO 18403:2016) về Giầy dép - Phương pháp thử khóa kéo - Độ bền hư hỏng dưới tác động của một lực ở phía bên khi khóa đóng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12333:2018 (ISO 10734:2016) về Giầy dép- Phương pháp thử độ kéo - Độ bền của tay kéo khóa
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12734:2019 (ISO 20874:2018) về Giầy dép - Phương pháp thử đế ngoài - Độ bền xé khi đâm kim
- 1Quyết định 4042/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5466:2002 (ISO 105-A02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5467:2002 (ISO 105-A03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10071:2013 (ISO 18454:2001) về Giầy dép - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10940:2015 (ISO 16177:2012) về Giầy dép - Độ bền với sự xuất hiện và phát triển vết nứt - Phương pháp uốn đai
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10947:2015 (ISO 17699:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy và lót mũ giầy - Độ thấm hơi nước và độ hấp thụ hơi nước
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10948:2015 (ISO 17700:2004) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt - Độ bền màu với chà xát
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12338:2018 (ISO 18403:2016) về Giầy dép - Phương pháp thử khóa kéo - Độ bền hư hỏng dưới tác động của một lực ở phía bên khi khóa đóng
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12333:2018 (ISO 10734:2016) về Giầy dép- Phương pháp thử độ kéo - Độ bền của tay kéo khóa
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12734:2019 (ISO 20874:2018) về Giầy dép - Phương pháp thử đế ngoài - Độ bền xé khi đâm kim
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10949:2015 (ISO 17701:2003) về Giầy dép - Phương pháp thử mũ giầy, lót mũ giầy và lót mặt - Sự di trú màu
- Số hiệu: TCVN10949:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra