Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10940:2015

ISO 16177:2012

GIẦY DÉP - ĐỘ BỀN VỚI SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN VẾT NỨT - PHƯƠNG PHÁP UỐN ĐAI

Footwear - Resistance to crack initiation and growth - Belt flex method

Lời nói đầu

TCVN 10940:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 16177:2012.

TCVN 10940:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẦY DÉP - ĐỘ BỀN VỚI SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN VẾT NỨT - PHƯƠNG PHÁP UỐN ĐAI

Footwear - Resistance to crack initiation and growth - Belt flex method

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền của một chi tiết hoặc vật liệu đối với sự xuất hiện và phát triển vết nứt do uốn lặp đi lặp lại. Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho đế ngoài của giầy dép nhưng cũng có thể áp dụng cho các chi tiết dễ uốn khác.

2. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

2.1. Thiết bị uốn

2.1.1. Trục uốn vồng nhẹ quay tự do, có chiều rộng (170 ± 20) mm và

- Đối với đế có tính năng cao,

Đường kính ở tâm trục là (60,0 ± 0,5) mm,

Đường kính ở các đầu trục là (57 ± 1) mm;

CHÚ THÍCH Trục uốn này thường chỉ sử dụng cho giầy dép được cho là có yêu cầu độ uốn cao bất thường.

- Đối với các đế đặc thù,

Đường kính ở tâm trục là (90,0 ± 0,5) mm,

Đường kính ở các đầu trục là (87 ± 1) mm;

- Đối với đế có độ dày lớn hơn 15 mm,

Đường kính ở tâm trục là (120,0 ± 0,5) mm,

Đường kính ở các đầu trục là (117 ± 1) mm.

2.1.2. Trục uốn vồng nhẹ được dẫn hướng, có đường kính (225 ± 5) mm và rộng (170 ± 20) mm.

2.1.3. Đai bằng vải bạt cotton liên tục và mềm uốn, dài (1 930 ± 50) mm và rộng (140 ± 5) mm đặt phía trên hai trục uốn (2.1.1) và (2.1.2). Vải bạt cotton là vật liệu làm đai 100 % cotton 2 lớp có khối lượng trên đơn vị diện tích (500 ± 25) g/m2 và độ giãn khi đứt dọc theo đai (14 ± 2) % ở lực kéo đứt (2 000 ± 200) N. Giá trị của lực ngang qua đai tương ứng là (14 ± 2) % và (750 ± 50) N.

2.1.4. Bộ phận để dẫn hướng trục uốn to (2.1.2) ở vận tốc (247 ± 20) vòng/phút sao cho đai (2.1.3) hoàn thành (90 ± 8) chu kỳ uốn trên phút.

2.1.5. Bộ phận đếm số chu kỳ mà đai (2.1.3) đã hoàn thành.

2.2. Hệ keo polyuretan để dính mẫu thử với bề mặt của đai (2.1.3) gồm có:

2.2.1. Keo PU kết dính nhanh

2.2.2. Keo PU một thành phần

2.3. Dụng cụ cắt, ví dụ dao sắc hoặc dao trổ, có khả năng cắt mẫu thử.

2.4. Dụng cụ cầm tay có bề mặt nhẵn để tạo áp lực cục bộ bằng cách chà xát.

CHÚ THÍCH Tấm ép tác động nhanh có khả năng tác dụng áp lực (500 ± 50) kPa trên toàn bộ diện tích của mẫu thử, có thể phù hợp đối với một số loại mẫu thử là đế.

2.5. Dụng cụ làm nóng màng keo, để hoạt hóa màng keo hoặc lấy mẫu thử ra khỏi đai. Dụng cụ này có thể là súng phun khí nóng hoặc tủ sấy đặt ở nhiệt độ 50 oC. Nhiệt độ phải được tác dụng trong thời gian rất ngắn để ngăn sự nóng chảy một phần đế.

CHÚ THÍCH Có thể sử dụng thiết bị thông thường trong sản xuất để hoạt hóa nhiệt đế ngoài và mũ giầy.

2.6. Dụng cụ để kiểm tra nhiệt độ của màng keo tro

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10940:2015 (ISO 16177:2012) về Giầy dép - Độ bền với sự xuất hiện và phát triển vết nứt - Phương pháp uốn đai

  • Số hiệu: TCVN10940:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản