TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10890:2015
IEC 60230:1966
THỬ NGHIỆM XUNG TRÊN CÁP VÀ PHỤ KIỆN CÁP
Impulse tests on cables and their accessories
Lời nói đầu
TCVN 10890:2015 hoàn toàn tương đương với IEC 60230:1966;
TCVN 10890:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E4 Dây và cáp điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỬ NGHIỆM XUNG TRÊN CÁP VÀ PHỤ KIỆN CÁP
Impulse tests on cables and their accessories
MỤC 1 - QUY ĐỊNH CHUNG
1 Phạm vi áp dụng và tài liệu viện dẫn
1.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các điều kiện và quy trình thực hiện thử nghiệm xung trên cáp và phụ kiện cáp để hợp lý hóa việc thực hiện thử nghiệm giữa các phòng thử nghiệm khác nhau và do đó, thúc đẩy việc so sánh có hiệu quả giữa các kết quả thu được trên cáp thực hiện theo quy định kỹ thuật khác nhau.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các phương pháp thực hiện các thử nghiệm như vậy mà không phụ thuộc vào việc chọn các mức thử nghiệm quy định.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi loại cáp cao áp.
Tiêu chuẩn này được chia làm ba mục. Mục 1 mô tả đặc tính và trạng thái của hệ thống lắp đặt thử nghiệm và các phần của quy trình phổ biến đối với thử nghiệm chịu xung và thử nghiệm ở trên mức chịu xung. Mục 2 mô tả quy trình thực hiện các thử nghiệm chịu xung. Mục 3 mô tả quy trình thực hiện các thử nghiệm ở trên mức chịu xung và được thiết kế cho mục đích nghiên cứu.
1.2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 6099-1 (IEC 60060-1), Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao - Phần 1: Định nghĩa chung và yêu cầu thử nghiệm
TCVN 6099-2 (IEC 60060-2), Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao. Phần 2: Hệ thống đo
IEC 60141 (tất cả các phần), Tests on oil-filled and gas-pressure cables and their accessories (Thử nghiệm cáp dầu và cáp khí nén và phụ kiện cáp)
2 Đặc tính của hệ thống lắp đặt thử nghiệm phải chịu các thử nghiệm
2.1 Tất cả các mẫu cáp cần đưa vào hệ thống lắp đặt thử nghiệm phải chịu thao tác uốn là một phần của thử nghiệm uốn trong các tiêu chuẩn liên quan.
CHÚ THÍCH: Các thao tác cơ khác có thể thích hợp cho các cáp ở các điều kiện vận hành đặc biệt, ví dụ, cáp ngầm dưới nước. Các thao tác này cần theo thỏa thuận giữa người mua và nhà chế tạo, nếu không được quy định trong tiêu chuẩn liên quan.
2.2 Chiều dài của mẫu được lấy là chiều dài cáp nằm cách các đầu bịt ít nhất là 5 m, nếu hệ thống lắp đặt thử nghiệm không dự kiến đưa vào các phụ kiện khác.
2.3 Trong trường hợp một mối nối được đưa vào hệ thống lắp đặt thử nghiệm thì chiều dài tối thiểu của cáp tự do, giữa mối nối và đáy của từng đầu bịt phải là 5 m.
Trong trường hợp có nhiều hơn một mối nối thì phải tuân thủ yêu cầu nêu trên, ngoài ra, phải có đoạn cáp tự do dài ít nhất 3 m giữa các mối nối liên tiếp.
3 Trạng thái của hệ thống lắp đặt thử nghiệm
Hệ thống lắp đặt thử nghiệm phải được duy trì trong các điều kiện sau:
3.1 Điều kiện áp suất
Đối với cáp khí nén và cáp điền đầy dầu, áp suất phải được điều chỉnh theo tiêu chuẩn liên quan.
3.2 Điều kiện nhiệt độ
Điều kiện nhiệt độ và phương pháp đo nh
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5935-4:2013 (IEC 60502-4:2010) về Cáp điện có cách điện dạng đùn và phụ kiện cáp điện dùng cho điện áp danh định từ 1kV (Um=1,2kV) đến 30kV (Um=36kV) - Phần 4: Yêu cầu thử nghiệm phụ kiện cáp có điện áp danh định từ 6kV (Um=7,2kV) đến 30kV (Um=36kV)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9617:2013 (IEC 61442:2005) về phương pháp thử nghiệm phụ kiện cáp điện có điện áp danh định từ 6 kV(Um=7,2 kV) đến 30kV (Um=36kV)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9630-3:2013 (IEC 60243-3:2001) về Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 3: Yêu cầu bổ sung đối với thử nghiệm xung 1,2/50 µs
- 1Quyết định 4005/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6099-2:2007 (IEC 60060-2:1994, With Amendment 1:1996) về kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao - Phần 2: Hệ thống đo
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6099-1:2007 (IEC 60060-1:1989) về Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao - Phần 1: Định nghĩa chung và yêu cầu thử nghiệm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5935-4:2013 (IEC 60502-4:2010) về Cáp điện có cách điện dạng đùn và phụ kiện cáp điện dùng cho điện áp danh định từ 1kV (Um=1,2kV) đến 30kV (Um=36kV) - Phần 4: Yêu cầu thử nghiệm phụ kiện cáp có điện áp danh định từ 6kV (Um=7,2kV) đến 30kV (Um=36kV)
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9617:2013 (IEC 61442:2005) về phương pháp thử nghiệm phụ kiện cáp điện có điện áp danh định từ 6 kV(Um=7,2 kV) đến 30kV (Um=36kV)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9630-3:2013 (IEC 60243-3:2001) về Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 3: Yêu cầu bổ sung đối với thử nghiệm xung 1,2/50 µs
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10890:2015 (IEC 60230:1966) về Thử nghiệm xung trên cáp và phụ kiện cáp
- Số hiệu: TCVN10890:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết