Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10857-1:2015

ISO 13448-1:2005

QUY TRÌNH LẤY MẪU CHẤP NHẬN DỰA TRÊN NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ ƯU TIÊN (APP) - PHẦN 1: HƯỚNG DẪN VỀ CÁCH TIẾP CẬN APP

Acceptance sampling procedures based on the allocation of priorities principle (APP) - Part 1: Guidelines for the APP approach

Lời nói đầu

TCVN 10857-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 13448-1:2005;

TCVN 10857-1:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 ng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10857 (ISO 13448), Quy trình lấy mẫu chấp nhận dựa trên nguyên tắc phân bổ ưu tiên (APP), gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 10857-1:2015 (ISO 13448-1:2005), Phần 1: Hướng dẫn về cách tiếp cận APP;

- TCVN 10857-2:2015 (ISO 13448-2:2004), Phần 2: Phương án lấy mẫu một lần phối hợp dùng cho lấy mẫu chấp nhận định tính.

Lời giới thiệu

Bộ TCVN 10857 (ISO 13448) đưa ra phương pháp luận lấy mẫu chấp nhận mới nhằm hỗ trợ quản lý chất lượng. Phương pháp luận này có thể hữu ích cho người sử dụng TCVN ISO 9001 hoặc TCVN ISO 9004 (ISO 9004). Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn và giải thích phương pháp luận dựa trên “nguyên tắc phân bổ ưu tiên” (APP). TCVN 10857-2 (ISO 13448-2) đưa ra các phương án lấy mẫu định tính. Việc xây dựng ISO 13448-3, đưa ra các phương án lấy mẫu định lượng, đang được xem xét.

Các quy trình trong bộ TCVN 10857 (ISO 13448) có ưu điểm đáng kể trong những tình huống nhất định. Đặc điểm mới là khả năng sử dụng thực tế mọi loại thông tin khách quan và chủ quan trước đó khi xác định phương án lấy mẫu thích hợp. Ví dụ về thông tin như vậy là kết quả kiểm tra các lô trước đó, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với TCVN ISO 9001 (ISO 9001), dữ liệu kiểm soát chất lượng và ước lượng chủ quan của khách hàng về năng lực của nhà cung ứng trong việc đưa ra mức chất lượng mong muốn, tất cả có thể được tổng hợp thành mức tin tưởng. Điều này cho phép giảm dần cỡ mẫu khi sự tin tưởng của khách hàng vào nhà sản xuất tăng lên.

Một ưu điểm khác của quy trình phát sinh khi cùng một lô được kiểm tra liên tiếp bởi các bên khác nhau (nghĩa là khách hàng, nhà sản xuất và/hoặc bên thứ ba). Trước đây, thực tế thường được chấp nhận là các bên cần sử dụng phương án hoặc chương trình kiểm tra giống nhau. Điều này đôi khi có thể không khả thi, do các bên đang có nguồn lực và năng lực kiểm tra khác nhau. Ngoài ra, do độ biến động lấy mẫu, lên đến 25 % các trường hợp sử dụng phương án và chương trình lấy mẫu tương tự, mà hai bên có thể đưa ra các kết quả trái ngược nhau. Điều này có thể dẫn đến sự tiêu tốn nỗ lực đáng kể để giải quyết tranh chấp lẽ ra có thể tránh được ngay từ đầu. APP cho phép mỗi bên tổ chức kiểm tra theo nguồn lực và năng lực kiểm tra riêng của mình, nhờ đó làm giảm đáng kể xác suất xảy ra các kết quả trái ngược. Các bên không cần phối hợp với các phương án lấy mẫu của bên khác mà chỉ với các yêu cầu cụ thể của phương án lấy mẫu như rủi ro của khách hàng hay rủi ro của nhà cung ứng.

 

QUY TRÌNH LẤY MẪU CHẤP NHẬN DỰA TRÊN NGUYÊN TẮC PHÂN BỔ ƯU TIÊN (APP) - PHẦN 1: HƯỚNG DẪN VỀ CÁCH TIẾP CẬN APP

Acceptance sampling procedures based on the allocation of priorities principle (APP) - Part 1: Guidelines for the APP approach

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn xác định nguyên tắc tổ chức đối với lấy mẫu chấp nhận trong các tình huống khi hợp đồng hay luật pháp yêu cầu tiến hành kiểm tra liên tiếp bởi các bên khác nhau: nhà cung ứng, khách hàng và/hoặc bên thứ ba.

Các hướng dẫn này được thiết kế cho việc kiểm tra tổng thể sản phẩm bất kỳ được cung ứng hoặc phân phối theo các cá thể đơn chiếc trong lô. Chúng có thể áp dụng cho

- kiểm tra của nhà cung ứng (kiểm tra cuối cùng, chứng nhận sản phẩm theo yêu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10857-1:2015 (ISO 13448-1:2005) về Quy trình lấy mẫu chấp nhận dựa trên nguyên tắc phân bổ ưu tiên (APP) - Phần 1: Hướng dẫn về cách tiếp cận APP

  • Số hiệu: TCVN10857-1:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản