VẬT LIỆU KIM LOẠI - HIỆU CHUẨN LỰC ĐỘNG CHO THỬ NGHIỆM MỎI MỘT TRỤC - PHẦN 1: HỆ THỐNG THỬ NGHIỆM
Metallic materials - Dynamic force calibration for uniaxial fatigue testing - Part 1: Testing systems
Lời nói đầu
TCVN 10599-1:2014 hoàn toàn tương đương ISO 4965-1:2012.
TCVN 10599-1:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 164, Thử cơ lý kim loại biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 10599 (ISO 4965), Vật liệu kim loại - Hiệu chuẩn lực động cho thử nghiệm mỏi một trục gồm các phần sau:
- Phần 1: Hệ thống thử nghiệm;
- Phần 2: Dụng cụ đo của cơ cấu hiệu chuẩn động lực học (DCD).
Lời giới thiệu
Trong thử nghiệm động lực học, lực tác động lên mẫu thử (Ft) có thể khác lực do hệ thống thử nghiệm chỉ báo (Fi) một cách đáng kể. Các sai số động lực học là do các lực quán tính tác động vào bộ chuyển đổi lực và bất cứ sai số động lực học nào trong các thiết bị điện tử của hệ thống chỉ báo lực. Các lực quán tính làm cân bằng khối lượng kẹp chặt (được đặt giữa bộ chuyển đổi lực và mẫu thử) được nhân với gia tốc cục bộ của khối lượng này, và do đó phụ thuộc vào:
a) biên độ của chuyển động,
b) tần số của chuyển động, và
c) khối lượng kẹp chặt.
Biên độ của chuyển động sẽ phụ thuộc vào lực tác dụng và kết cấu cơ khí của hệ thống thử nghiệm, bao gồm cả biến dạng đàn hồi của hệ truyền lực, mẫu thử, khung chịu lực và giá lắp ráp cơ bản. Đối với một tần số đã cho và trên một phạm vi đã cho của lực, các tổ hợp khác nhau của các giá trị biến dạng đàn hồi sẽ dẫn đến các biên độ chuyển động khác nhau [chuyển động của một dụng cụ kẹp một mẫu thử rất dễ biến dạng đàn hồi rất có thể theo chiều ngược lại (ngược pha) với chiều của cùng một dụng cụ nhưng kẹp một mẫu thử cứng vững hơn].
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn này phải có mối quan hệ tuyến tính giữa lực tác dụng và chuyển vị của cơ cấu dẫn động. Khi sử dụng phương pháp A và hệ số hiệu chỉnh tính toán, hệ thống đo lực sẽ được hiệu chuẩn về mặt động lực học tới phạm vi 1 % phạm vi lực tác dụng. Khi sử dụng phương pháp B và hai cơ cấu hiệu chuẩn động lực học (DCD) có biến dạng đàn hồi khác nhau sẽ được hiệu chuẩn về mặt động lực học tới phạm vi 1 % phạm vi lực tác dụng, nếu mẫu thử thực tế có độ biến dạng đàn hồi ở giữa các biến dạng đàn hồi của hai DCD.
Phương pháp A (phương pháp mẫu thử sao chép) - Phương pháp này được sử dụng để hiệu chuẩn hệ thống thử nghiệm động lực học với hai cơ cấu hiệu chuẩn động lực học (DCD) cho phép có sai số đến 10% trong phạm vi lực chỉ thị sẽ được hiệu chỉnh khi sử dụng một hệ số hiệu chỉnh được tạo ra. DCD phải có cùng một độ biến dạng đàn hồi và khối lượng như của các mẫu thử sẽ được sử dụng cho thử nghiệm thực tế. Trước khi bắt đầu một loạt các thử nghiệm động lực học mới, có thể xác định hệ số hiệu chỉnh liên kết phạm vi lực chỉ thị (ΔFi) với phạm vi lực của mẫu thử (ΔFt) khi sử dụng một mẫu thử sao chép được đo biến dạng. Hệ số này có thể được áp dụng như một hệ số hiệu chỉnh các kết quả hoặc để sửa đổi lực do hệ thống thử nghiệm tác dụng, khi giảm sai số của lực động tới nhỏ hơn 1%. Hệ số hiệu chỉnh này phụ thuộc vào tần suất thử nghiệm và vì vậy sẽ phải được xác định trên toàn bộ phạm vi các tần suất thử nghiệm đã cho.
Phương pháp B (phương pháp đường bao biến dạng đàn hồi) - Phương pháp này được sử dụng để hiệu chuẩn một hệ thống thử nghiệm động lực học cho sử dụng với kết cấu mẫu thử thay đổi, khi sử dụng hai DCD có biến dạng đàn hồi khác nhau. DCD có biến dạng đàn hồi thấp nên có độ biến dạng đàn hồi thấp hơn độ biến dạng đàn hồi của bất cứ mẫu thử nào được thử và DCD có độ biến dạng
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 258-4:2007 (ISO 6507-4 : 2005) về Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Vickers – Phần 4 : Bảng các giá trị độ cứng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 256-4:2007 (ISO 6506-4 : 2005) về Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Brinell - Phần 4: Bảng các giá trị độ cứng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 312-3:2007 (ISO 148-3 : 1998) về Vật liệu kim loại - Thử va đập kiểu con lắc Charpy - Phần 3: Chuẩn bị và đặc tính mẫu thử chuẩn Charpy V dùng để kiểm định máy thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8187:2009 (ISO 2740 : 2009) về Vật liệu kim loại thiêu kết, trừ hợp kim cứng - Mẫu thử kéo
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8190:2009 (ISO 4003:1977) về Vật liệu kim loại thiêu kết thẩm thấu - Xác định kích thước lỗ xốp bằng thử bọt
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10597:2014 (ISO 7799:1985) về Vật liệu kim loại - Lá và dải có chiều dày 3mm hoặc nhỏ hơn - Thử uốn đảo chiều
- 1Quyết định 3781/QĐ-BKHCN năm 2014 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 258-4:2007 (ISO 6507-4 : 2005) về Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Vickers – Phần 4 : Bảng các giá trị độ cứng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 256-4:2007 (ISO 6506-4 : 2005) về Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Brinell - Phần 4: Bảng các giá trị độ cứng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 312-3:2007 (ISO 148-3 : 1998) về Vật liệu kim loại - Thử va đập kiểu con lắc Charpy - Phần 3: Chuẩn bị và đặc tính mẫu thử chuẩn Charpy V dùng để kiểm định máy thử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8187:2009 (ISO 2740 : 2009) về Vật liệu kim loại thiêu kết, trừ hợp kim cứng - Mẫu thử kéo
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8190:2009 (ISO 4003:1977) về Vật liệu kim loại thiêu kết thẩm thấu - Xác định kích thước lỗ xốp bằng thử bọt
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10597:2014 (ISO 7799:1985) về Vật liệu kim loại - Lá và dải có chiều dày 3mm hoặc nhỏ hơn - Thử uốn đảo chiều
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10600-1:2014 (ISO 7500-1:2004) về Vật liệu kim loại - Kiểm tra xác nhận máy thử tĩnh một trục - Phần 1: Máy thử kéo/nén - Kiểm tra xác nhận và hiệu chuẩn hệ thống đo lực
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10599-1:2014 (ISO 4965-1:2012) về Vật liệu kim loại - Hiệu chuẩn lực động cho thử nghiệm mỏi một trục - Phần 1: Hệ thống thử nghiệm
- Số hiệu: TCVN10599-1:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực