Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10387:2014

EN 12137:1997

NƯỚC RAU, QUẢ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT TARTARIC TRONG NƯỚC NHO - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Fruit and vegetable juices - Determination of tartaric acid in grape juices - Method by high performance liquid chromatography

Lời nói đầu

TCVN 10387:2014 hoàn toàn tương đương EN 12137:1997;

TCVN 10387:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NƯỚC RAU, QUẢ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT TARTARIC TRONG NƯỚC NHO - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Fruit and vegetable juices - Determination of tartaric acid in grape juices - Method by high performance liquid chromatography

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định hàm lượng axit tartaric trong nước nho.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng đ phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

ISO 5725:19861), Precision of test methods - Determination of repeatability and reproducibility for a standard test method by inter-laboratory tests (Độ chụm của phương pháp thử - Xác định độ lặp lại và độ tái lập đối với phương pháp th chuẩn bằng phép th liên phòng th nghiệm).

3. Ký hiệu

Trong tiêu chuẩn này sử dụng ký hiệu sau đây:

c là nồng độ chất.

4. Nguyên tắc

Hàm lượng axit tartaric trong nước nho được xác định bằng HPLC (sử dụng detector cực tím). Qui trình phân tách này thực hiện trên cột trao đổi ion.

5. Thuốc thử

5.1. Yêu cầu chung

Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước đạt loại 1 trong TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987).

5.2. Axit sulfuric, c(H2SO4) = 0,005 mol/l.

5.3. Dung dịch axit tartaric chuẩn (C4H6O6)

Hòa tan một lượng axit tartaric xác định trong nước. Nồng độ của dung dịch cần xấp xỉ 500 mg/l.

6. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau:

6.1. Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao

6.2. Detector cực tím (UV), có thể đo ở bước sóng 210 nm.

6.3. Lò cột, có thể duy trì nhiệt độ ở 40 °C.

6.4. Cột tách, cột trao đổi ion được làm bằng đồng trùng hợp divinyl benzen-styren sulfonat hóa ở dạng hydro, cỡ hạt điển hình 10 mm (300 mm x 7,8 mm) có tiền cột cation H+.

6.5. Bộ lọc màng, cỡ lỗ 0,45 mm.

7. Cách tiến hành

7.1. Chuẩn bị mẫu th

Thông thường các mẫu không cần xử lý trước, tuy nhiên có thể cần pha loãng và phép phân tích theo phương pháp

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10387:2014 (EN 12137:1997) về Nước rau, quả - Xác định hàm lượng axit tartaric trong nước nho - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

  • Số hiệu: TCVN10387:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản