Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10920:2015

ISO 2168:1974

NHO TƯƠI - HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN LẠNH

Table grapes - Guide to cold storage

Li nói đầu

TCVN 10920:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 2168:1974; ISO 2168:1974 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2014 với bố cục và nội dung không thay đổi;

TCVN 10920:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau qu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NHO TƯƠI - HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN LẠNH

Table grapes - Guide to cold storage

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện bảo quản lạnh các giống nho tươi thuộc loài Vitis vinifera Linnaeus, để kéo dài thời gian bảo quản.

Giới hạn áp dụng của tiêu chuẩn này được nêu trong Phụ lục A.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4885 (ISO 2169), Rau quả - Điều kiện vật lý trong kho lạnh - Định nghĩa và phép đo.

3. Điều kiện thu hoạch và bảo quản lạnh

3.1. Giống

Danh mục về một số ví dụ của các giống nho cần được bảo quản dài nêu trong Phụ lục B.

3.2. Thu hoạch

Nho tươi phải được thu hoạch khi đã chín, vì nho không phát triển tiếp trong quá trình bảo quản. Khi quả được thu hoạch muộn thì thời gian bảo quản sẽ ngắn, trừ khi nho tươi được trồng trong nhà kính và thu hoạch trong thời tiết khô ráo. Ngoài ra, nếu tiến hành thu hoạch tại thời điểm kết thúc mùa mưa thì thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn so với dự kiến.

Các biện pháp thường được sử dụng để kiểm tra độ chín như sau:

- các tiêu chí ngoại quan đặc trưng cho giống;

- chỉ số khúc xạ của nước quả (ở khoảng 13 đến 20 tùy thuộc vào giống và vùng trồng);

- tỷ lệ

Trong đó:

a là đường tổng số, biểu thị bằng gam glucose trên lít nước quả;

b là độ axit, biểu thị bằng số gam axit tartaric khan trên lít nước quả.

(tỷ lệ này là dấu hiệu nhận biết về độ chín, thường khoảng 18).

Các chùm quả phải được hái cẩn thận và tốt nhất là được bao gói luôn trong khu bảo quản.

3.3. Đặc tính chất lượng để bảo quản

Các chùm quả phải nguyên vẹn, không có dấu hiệu của côn trùng gây hại, sạch và không có các vết nước.

Các quả trên cuống cách nhau càng đồng đều càng tốt và thường có cả phấn quả. Cuống phải còn xanh và cứng.

Không bảo quản các chùm quả có quả bị héo hoặc chùm quả có các quả quá sát nhau hoặc sắp xếp bất thường trên cuống “lộ cuống“. Có thể tiến hành cắt tỉa sao cho không tạo khoảng trống quá lớn.

3.4. Khử trùng

Để bảo quản lạnh, cần khử trùng các bao gói trước bằng phương pháp thích hợp, nếu có thể.

Thông thường nho tươi được xử lý bằng các chất khử trùng được phép sử dụng (xem Điều 5), ngay sau khi thu hoạch.

3.5. Bảo quản lạnh

Các chùm nho phải được đặt vào kho lạnh càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10920:2015 (ISO 2168:1974) về Nho tươi - Hướng dẫn bảo quản lạnh

  • Số hiệu: TCVN10920:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản