Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ - XÁC ĐỊNH SỨC KHÁNG TRƯỢT CỦA BỀ MẶT ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CON LẮC ANH
Standard Test Method for measuring surface frctional properties using the british pendulum tester
Lời nói đầu
TCVN 10271:2014 do Viện khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.
MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ - XÁC ĐỊNH SỨC KHÁNG TRƯỢT CỦA BỀ MẶT ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CON LẮC ANH
Standard Test Method for Measuring Surface Frictional Properties Using the British Pendulum Tester
1.1 Tiêu chuẩn này quy định trình tự thử nghiệm tại hiện trường để xác định sức kháng trượt của bề mặt mặt đường bê tông nhựa, mặt đường bê tông xi măng bằng thiết bị con lắc Anh.
1.2 Giá trị sức kháng trượt mặt đường xác định theo tiêu chuẩn này là cơ sở để kiểm tra, đánh giá sức kháng trượt bề mặt của mặt đường bê tông nhựa và mặt đường bê tông xi măng của đường ô tô, đường cao tốc, đường sân bay.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ASTM E 501, Specification for Standard Rib Tire for Pavement Skid Resistance Tests (Yêu cầu kỹ thuật với lốp xe tiêu chuẩn sử dụng cho thử nghiệm sức kháng trượt).
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau
3.1
Giá trị sức kháng trượt bề mặt đường (British Pendulum Number)
Là số đo biểu thị đặc tính ma sát-sức kháng trượt bề mặt mặt đường trong điều kiện mặt đường ẩm ướt (được hiệu chỉnh về nhiệt độ 20 °C) khi đo bằng thiết bị con lắc Anh (ký hiệu là BPN). BPN càng lớn thì mặt đường có sức kháng trượt càng cao.
4.1 Thiết bị con lắc Anh dùng để đo tổn thất năng lượng khi cạnh tấm trượt cao su của con lắc trượt trên mặt đường khi thử nghiệm. Mặt đường có sức kháng trượt càng lớn thì tổn thất năng lượng càng nhiều, dẫn tới trị số BPN càng cao.
4.2 Bề mặt mặt đường tại vị trí thử nghiệm phải được làm sạch và ướt hoàn toàn trước khi làm thử nghiệm. Trước khi tiến hành thử nghiệm cần điều chỉnh thiết bị sao cho cạnh tấm trượt cao su tiếp xúc với bề mặt thử nghiệm với chiều dài vệt trượt quy định.
4.3 Khi đo, con lắc có gắn tấm trượt cao su được nâng lên đến vị trí nằm ngang, được thả ra, rơi xuống, trượt trên bề mặt mặt đường và sau đó văng lên phía đối diện. Kim đo giá trị sức kháng trượt được thiết kế để có thể văng lên cùng con lắc trong quá trình đo, và dừng lại tại vị trí con lắc văng lên cao nhất. Qua vị trí kim đo chỉ trên thước đo sức kháng trượt sẽ xác định được giá trị sức kháng trượt- BPN tại vị trí thử nghiệm. Ma sát giữa cạnh tấm trượt và bề mặt thử nghiệm càng lớn thì chiều cao văng lên của con lắc sau khi trượt trên mặt đường càng nhỏ và giá trị đo sức kháng trượt-BPN càng lớn.
4.4 Thực hiện một số lần đo cho mỗi vị trí thử nghiệm, để có được 5 giá trị sức kháng trượt thỏa mãn quy định tại 7.3.2.
5.1 Thiết bị con lắc Anh được chế tạo từ hợp kim, có khối lượng phù hợp (khoảng từ 20 kg đến 25 kg) để có thể xách tay di chuyển trong quá trình đo. Thiết bị bao gồm những bộ phận chủ yếu sau (Hình 1):
<
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11414-7:2016 về Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 7: Xác định khối lượng riêng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10545:2014 về Sửa chữa mặt đường bằng vật liệu bê tông nhựa siêu mịn - Thi công và nghiệm thu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13567-2:2022 về Lớp mặt đường bằng hỗn hợp nhựa nóng - Thi công và nghiệm thu - Phần 2: Bê tông nhựa chặt sử dụng nhựa đường polyme
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11414-7:2016 về Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm - Phần 7: Xác định khối lượng riêng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10545:2014 về Sửa chữa mặt đường bằng vật liệu bê tông nhựa siêu mịn - Thi công và nghiệm thu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13567-2:2022 về Lớp mặt đường bằng hỗn hợp nhựa nóng - Thi công và nghiệm thu - Phần 2: Bê tông nhựa chặt sử dụng nhựa đường polyme
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10271:2014 về Mặt đường ô tô - Xác định sức kháng trượt của bề mặt đường bằng phương pháp con lắc Anh
- Số hiệu: TCVN10271:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra