Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 63:1984

QUI TRÌNH THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU NHỰA ĐƯỜNG

(Ban hành theo quyết định số 2916/KHKT ngày 21-12-1984)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Nhựa đường là một loại chất dính kết hữu cơ được dùng trong xây dựng các lớp áo đường dưới 3 hình thức khác nhau:

- Nhựa đặc.

- Nhựa lỏng (được chế tạo trong quá trình chưng cất dầu mỏ hoặc từ nhựa đặc pha với dầu).

- Nhũ tương nhựa đường.

Tùy theo nguồn gốc cấu tạo, nhựa đặc được phân chia thành hai loại: nhựa đường đặc bitum (tiêu biểu là nhựa đường gốc dầu hỏa) và nhựa đường đặc hắc ín (tiêu biểu là nhựa gốc than không bị xăng dầu hòa tan).

Tùy theo điều kiện chế tạo, nhựa đặc bitum lại được phân nhỏ thành nhiều loại có độ kim lún nằm trong những khoảng khác nhau và nhựa đặc hắc ín thì được phân nhỏ thành nhiều loại tùy theo khoảng độ nhớt khác nhau.

Tùy theo khả năng đông đặc nhựa lỏng được phân thành ba loại: đông đặc nhanh, đông đặc vừa và đông đặc chậm. Mỗi loại lại được phân nhỏ hơn theo độ nhớt khác nhau.

Nhũ tương nhựa đường có hai loại: Nhũ tương nhựa đường thuận và nhũ tương nhựa đường nghịch. Quy trình này chỉ đề cập tới các loại nhũ tương thuận kiềm dính bám tốt với đá gốc vôi, và nhũ tương thuận axít, dính bám tốt với đá gốc silic. Tùy theo tốc độ phân tách, mỗi loại này lại được phân nhỏ hơn thành ba loại: phân tách nhanh, phân tách vừa và phân tách chậm.

1.2. Các loại nhựa đặc Bitum, nhựa đặc hắc ín, nhựa lỏng, hay nhũ tương nhựa đường phải đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý nhất định quy định cho từng loại (xem các phụ lục 1,2,3,4) để phát huy được tính chất kết dính của chúng trong các hỗn hợp vật liệu mặt đường.

1.3. Quy trình này quy định những phương pháp thí nghiệm để xác định một số chỉ tiêu cơ lý cơ bản của các loại nhựa đặc bitum, nhựa đặc hắc ín, nhựa lỏng, và nhũ tương nhựa đường dùng trong việc xây dựng mặt đường ô tô.

1.4. Người lấy mẫu thí nghiệm phải là cán bộ kỹ thuật hay công nhân kỹ thuật có hiểu biết về tính năng, đặc điểm của vật liệu.

Đối với mỗi loại vật liệu, phải lấy đồng thời 2 mẫu: mẫu chính và mẫu phụ, với trọng lượng quy định như sau:

Chất dính kết nhựa đường

Mẫu chính

Mẫu phụ

Các loại nhựa đặc và nhựa lỏng

Các loại nhũ tương nhựa đường

4kg

6kg

2kg

3kg

Các mẫu phải lấy cùng ở vị trí và có cùng một tính chất như nhau. Mẫu chính được dùng cho thí nghiệm. Mẫu phụ được lưu trữ lại để dùng làm các thí nghiệm bổ sung khi cần thiết.

Khi giữ mẫu để thí nghiệm, phải có phiếu mẫu ghi rõ:

- Nơi lấy mẫu:

- Ngày lấy mẫu:

- Phương pháp lấy mẫu:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 63:1984 về quy trình thí nghiệm vật liệu nhựa đường

  • Số hiệu: 22TCN63:1984
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 21/12/1984
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản