Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 548:2002

THIẾT BỊ TƯỚI DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP ĐẦU TƯỚI

- ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Agricultural irrigation equipment - emitters – specification and test methods.

Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2002/QĐ-BNN–KHCN Ngày 24 tháng 6 năm 2002

1. Phạm vi áp dụng:

Tiêu chuẩn này quy định rõ các yêu cầu về cơ khí và chức năng của các đầu vòi tưới dùng trong nông nghiệp, các phương pháp thử và tài liệu do nhà chế tạo cung cấp, cho phép l ắp đặt và vận hành đúng trên đồng.

Tiêu chuẩn áp dụng cho các vòi tưới, có hoặc không có điều chỉnh áp suất, dùng để tưới.; tiêu chuẩn không áp dụng cho các vòi tưới chế tạo thành khối nguyên chiếc, liền với ống.

2. Tiêu chuẩn tham khảo :

ISO 3501: 1976: Các mối ghép nối giữa các phụ kiện máy và ống polyetylen (PE) chịu áp suất -Thử chịu kéo;

(ISO 3501: 1976 Assembled joints between fittings and polyethylene (PE) pressure pipes - Test of resistance to pull out)

ISO 8779- ống poliêtylen (PE) dùng cho ống tưới nhánh- đặc điểm kỹ thuật;

(ISO 8779- Polyethylen (PE) pipes for irrigation laterals - Specifications).

3. Thuật ngữ và định nghĩa:

Tiêu chuẩn áp dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. Đầu tưới (emitter): Thiết bị lắp vào một nhánh tưới dùng để tưới nước thành giọt hoặc dòng liên tục với lưu lượng của một cửa xả ra, không vượt quá 15 l/h, không kể nước bay hơi.

3.2. Đầu tưới lắp nối tiếp (in-line- emitter): Đầu tưới được lắp đặt giữa hai đoạn ống (nhánh tưới)

3.3. Đầu tưới lắp trực tuyến (on –line- emitter): Đầu tưới được lắp trực tiếp hoặc gián tiếp (ví dụ lắp qua một đoạn ống) lên thành của ống tưới nhánh.

3.4. Đầu tưới có nhiều lỗ tưới (multiphe –0ut let): Đầu tưới trong đó dòng nước đựoc chia ra và hướng đến một số vị trí riêng biệt.

3.5. Đầu tưới không điều chỉnh được(không bù áp suất) (unrgulated) [non compensating emitter]: Đầu tưới có lưu lượng tưới thay đổi khi thay đổi áp suất nước ở cửa nhận nước của đầu tưới.

3.6. Đầu tưới điều chỉnh được(bù áp suất) [presure-compensating emitter]: Đầu tưới có lưu lượng tưới gần như không đổi khi thay đổi áp suất nước ở cửa nhận nước trong phạm vi quy định của nhà chế tạo.

3.7. Cửa nhận nước của đầu tưới (emitter in- let): Điểm tại đó nước đi vào đầu tưới.

3.8. Cửa xả của đầu tưới (emitter out- let): Lỗ hoặc tập hợp các lỗ của đầu tưới, từ đó nước tưới đi qua và hướng đến một vị trí có thể phân biệt rõ ràng.

3.9. Nhánh tưới (irrigation  lateral):ống cấp nước nhánh hoặc hệ thống ống có lắp các đầu tưới.

3.10. Áp suất thử danh nghĩa, pn ,,norminal test pressure) : áp suất yêu cầu để thử bằng 100 kPa ở cửa nhận nước của đầu tưới không điều chỉnh được  hoặc áp suất bất kỳ theo quy định trong tài liệu thiết kế của nhà chế tạo.

3.11. Vùng áp suất làm việc(range  of working pressure) :Vùng áp suất nước ở cửa nhận nước của đầu tưới, từ áp suất làm việc cực tiểu pmin tới áp suất làm việc cực đại pmax, theo yêu cầu của nhà chế tạo để bảo đảm cho  đầu tưới làm việc đúng yêu cầu.

3.12. Vùng điều chỉnh (rang of regulation) : Vùng áp suất ở cửa nhận nước của đầu tưới điều chỉnh được để lưu lượng tưới của đầu tưới nằm trong vùng  quy định của nhà chế tạo.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 548:2002 về thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  • Số hiệu: 10TCN548:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 24/06/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản