Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 89:1988

QUY PHẠM RÀ TRƠN ĐỘNG CƠ MÁY KÉO VÀ MÁY CÔNG TÁC Ở CƠ SỞ

SỬ DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Quy định chung

1.1. Rà trơn máy là một khâu quan trọng trong hệ thống phục vụ kỹ thuật. Rà trơn bằng cách cho động cơ, máy kéo làm việc với trọng tải tăng dần từ nhỏ đến lớn, tốc độ từ thấp lên cao nhằm mục đích làm nhẵn bề mặt các bộ phận làm việc của máy, kiểm tra và khắc phục sai sót trong quá trình di chuyển, bảo quản, sửa chữa, nâng cao hiệu suất sử dụng và góp phần kéo dài tuổi thọ của máy.

1.2. Tất cả các máy mới, sau đại tu, tiểu tu hay sửa chữa từng phần như thay hoặc mài trục động cơ, thay vòng găng, thay pít tông xi lanh... trước khi đưa vào sử dụng đều phải tiến hành rà trơn theo nội dung quy định của Xưởng hoặc Nhà máy chế tạo và những quy phạm của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.

1.3. Phải phân công người chịu trách nhiệm về kỹ thuật khi rà trơn máy:

* Công nhân lái máy rà trơn phải có bằng, thành thạo thao tác sử dụng, chăm sóc kỹ thuật, an toàn lao động và quy trình kỹ thuật rà trơn.

* Cán bộ kỹ thuật của trạm, đội máy hoặc cơ sở sử dụng có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy trước, trong và sau khi rà, theo dõi và hướng dẫn công nhân thực hiện đúng quy trình, giải quyết những hiện tượng bất thường xảy ra.

1.4. Trong quá trình rà máy phải theo dõi ghi chép và sau khi rà xong phải lập biên bản rà máy (theo mẫu kèm theo phụ lục số 1). Biên bản này làm thành 3 bản:

* Một bản giao cho xe trưởng;

* Một bản lưu tại trạm máy, phòng cơ khí nông trường hoặc cơ sở sử dụng máy.

* Một bản gửi về Chi cục, Công ty Cơ khí nông nghiệp ở tỉnh, thành hoặc cơ quan chỉ đạo kỹ thuật cấp trên của cơ sở sử dụng (nếu có).

1.5. Việc rà trơn máy phải thực hiện đầy đủ các bước sau đây:

* Chuẩn bị máy để rà;

* Rà trơn động cơ chạy không;

* Rà trơn hệ thống thủy lực;

* Rà trơn máy kéo chạy không;

* Rà trơn máy kéo có tải;

* Kiểm tra toàn bộ sau khi rà trơn máy.

1.6. Đối với những máy kéo có áp dụng chế độ bảo hành, trong quá trình rà trên nếu có hiện tượng không bình thường cần tuân theo chế độ bảo hành của người bán máy.

2. Kỹ thuật rà trơn máy

2.1. Kỹ thuật rà trơn động cơ và máy kéo

2.1.1. Chuẩn bị máy để rà trơn:

Phải lau chùi máy sạch sẽ, kiểm tra tình trạng đầy đủ của các chi tiết, bộ phận máy. Kiểm tra siết chặt các chỗ lắp ghép của các chi tiết và bộ phận máy. Xả hết dầu bảo quản và cho dầu mỡ nước, nhiên liệu vào các bộ phận đúng mức và đúng loại quy định. Thực hiện đầy đủ chăm sóc kỹ thuật hàng kíp cho máy.

Đối với các máy đã để lâu mới đem rà cần phải kiểm tra tình trạng két gỉ của các bộ phận máy. Nếu cần phải tháo ra súc rửa hoặc lau chùi, đảm bảo quay trơn và độ dịch chuyển cần thiết ở các bộ phận máy, các cơ cấu điều khiển không bị vướng kẹt. Cuối cùng cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra toàn bộ việc chuẩn bị, bảo đảm an toàn cho người và cho máy, sau đó mới quyết định cho rà.

2.1.2. Rà trơn động cơ chạy không:

Ngay sau khi động cơ nổ và trong thời gian rà phải quan sát và kiểm tra các biểu hiện làm việc của động cơ như: áp suất dầu trong mạch dầu chính, tiếng gõ của động cơ, khói, nhiệt độ của động cơ, mức độ rò rỉ, dầu, nước, nhiên liệu. Phải tìm cách khắc phục các hiện tượng làm việc không bình thường của động cơ khi phát hiệ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 89:1988 về quy phạm rà trơn động cơ máy kéo và máy công tác ở cơ sở sử dụng trong nông nghiệp

  • Số hiệu: 10TCN89:1988
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1988
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản