Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 575:2004
TIÊU CHUẨN
NGUYÊN LIỆU VẢI THIỀU QUẢ TƯƠI CHO CHẾ BIẾN
I. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vải thiều quả tươi nguyên liệu. Sản phẩm sau khi thu hái, dùng chế biến các mặt hàng: đồ hộp, lạnh đông, sấy khô.
II. Yêu cầu kỹ thuật
Vải quả nguyên liệu phải đạt các chỉ tiêu sau:
2.1. Chỉ tiêu cảm quan
2.1.1. Hình dáng bên ngoài
Quả tươi, phát triển bình thường, hình dáng cân đối gai tương đối nhẵn.
Không bị ẩm ướt bất thường ngoài vỏ và không có vết thâm.
Không có những quả thối hỏng, ủng, lên men, vỏ khô... không phù hợp cho chế biến.
2.1.2. Độ chín
Vải quả nguyên liệu thu hái ở độ chín mỗi quả 75% - 85%.
Màu sắc bên ngoài vỏ quả (theo 2.1.3).
Phần đuôi cùi quả khép kín đều và cho phép phớt hồng nhẹ.
2.1.3. Màu sắc
Màu sắc vỏ quả từ vàng nhạt đến đỏ tươi 2/3 vỏ quả. Thịt quả có màu trắng ngà, cho phép phớt hồng ở phần đuôi.
2.1.4. Hương vị
Thịt quả có hương đặc trưng. Vị ngọt, không có mùi vị lạ.
2.1.5. Trạng thái thịt quả
Cùi dày, chắc và bóng.
2.2. Chỉ tiêu lý hoá
2.2.1. Kích thước
Kích thước quả (đường kính chỗ lớn nhất): Không nhỏ hơn 28mm.
2.2.2. Hàm lượng chất khô hoà tan (Đo bằng khúc xạ kế ở 20 oC):
Không nhỏ hơn 14 % Brix
2.2.3. Hàm lượng axit (tính theo a xit Xitric ): Không lớn hơn 0,4%.
2.3. Khuyết tật
Vải quả nguyên liệu dùng cho chế biến các mặt hàng: đồ hộp, lạnh đông, sấy khô không cho phép có những khuyết tật lớn ảnh hưởng về hình thái bên ngoài và trạng thái bên trong của quả.
Vải quả nguyên liệu dùng cho chế biến phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng chế biến, không có sâu bệnh, khuyết tật ở mức gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
III. Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế ngày 04-04-1998 về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”
IV. Phương pháp thử
Phương pháp lấy mẫu để kiểm tra nguyên liệu theo TCVN 5102-90 .
V. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
5.1. Vải quả nguyên liệu sau khi thu hái được xếp trong bao bì: thùng gỗ, thùng xốp, hoặc sọt tre, bên trong có sử dụng vật liệu lót bằng giấy hoặc lá tươi. Bao bì chứa đựng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu vải quả trong quá trình vận chuyển, bảo quản và phải chắc chắn, thoáng, sạch.
5..2. Đối với vải quả nguyên liệu được vận chuyển theo từng lô hàng nên các lô phải có ghi nhãn ký hiệu: Tên, loại nguyên liệu, giống, xuất xứ, khối lượng.
5.3. Vải quả nguyên liệu vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau, sau đó được bảo quản trong kho chứa nguyên liệu thoáng sạch.
Không xếp đống cao quá 40cm và không để nguyên liệu tồn kho
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 867/1998/QĐ-BYT về Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5102:1990 (ISO 874-1980)
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 204:1994 về vải quả tươi xuất khẩu (vải thiều) 1 - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 613:2005 về tiêu chuẩn rau quả - Quy trình chế biến vải lạnh đông nhanh
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 575:2004 về tiêu chuẩn nguyên liệu vải thiều quả tươi cho chế biến
- Số hiệu: 10TCN575:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/2004
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra