QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT ĐẬU CÔ VE LEO AN TOÀN
The technical procedure of safe pole bean production
(Ban hành theo quyết định số: 116 /QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 04 tháng 12 năm 2001)
- Quy trình sản xuất đậu cô ve leo (Phaseolus vulgaris L.) áp dụng cho tất cả các giống đậu cô ve leo. Không áp dụng cho giống đậu cô ve lùn.
- Quy trình này nêu lên kỹ thuật cơ bản về sản xuất đậu cô ve leo thương phẩm, được áp dụng cho các vùng sản xuất rau an toàn trong cả nước.
2.1- Quá trình sản xuất đậu cô ve leo an toàn được thực hiện ở các cơ sở sản xuất có cơ sở vật chất, cán bộ kỹ thuật đáp ứng những tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn theo Quyết định số 867/1998/ QĐ -BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế ngày 4/4/1998 về Danh mục Tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm và Quyết định số 67/1998/QĐ - BNN - KHCN ngày 28 tháng 4 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều kiện sản xuất rau an toàn:
- Chọn đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác…
- Nguồn nước tưới là nước sạch: Nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan sạch.
- Không sử dụng phân chuồng tươi hoặc nước phân tươi để bón hoặc tưới.
- Thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật.
2.2- Quả non chưa có xơ, không bị giập nát, không có vết sâu bệnh.
2.3- Hàm lượng Nitrat, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại dưới ngưỡng cho phép theo quy định tại phụ lục 1, 2, 3 ( kèm theo)
3.1.Thời vụ gieo hạt:
- Các tỉnh phía Bắc (từ khu 4 trở ra);
Vụ thu 20/08 - 10/ 09
Vụ đông 15/10 - 15/11
Vụ xuân 20/01 - 15/02
- Các tỉnh phia Nam: trồng được quanh năm, nhưng có 2 vụ chính:
Vụ đông xuân tháng 11-12
Vụ hè thu tháng 5 - 6.
3.2. Làm đất và bón phân:
Đậu cô ve leo được trồng trên nhiều loại đất, đất giữ ẩm tốt cho năng suất cao. pHkcl thích hợp = 5,5 - 6, nếu pHkcl nhỏ hơn 5,5 cần phải bón vôi.
Đất được cày bừa kỹ, lên luống cao 20 - 25cm, mặt luống rộng 1m, rãnh luống rộng 30cm.
Phân chuồng, phân lân bón lót trước khi geo hạt; đạm và kali bón thúc làm 3 đợt:
Đợt 1: khi cây có 2 - 3 lá thật
Đợt 2: trước khi cắm giàn (cây có 5 - 6 lá thật)
Đợt 3: khi cây ra quả rộ (sau lứa hái thứ 2)
Nếu không có phân chuồng hoai mục thì có thể thay thế bằng phân hữu cơ sinh học với lượng 600 - 700 kg/ha.
Luợng bún phõn nhu sau: |
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 443:2001 về quy trình sản xuất đậu cô ve leo an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN443:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 04/12/2001
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định