Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 330:1998
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN
BỆNH HÉO RŨ NGÔ
Erwinia stewarti E.F.Smith
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
Tiêu chuẩn này được áp dụng trong việc điều tra bệnh héo rũ ngô trong công tác Kiểm dịch thực vật ở các vùng trồng ngô và một số cây như: Cây cườm gạo (Croix lacrima Filei), cỏ đuôi chó (Setaria lutarens), cỏ Goa-tê-ma-la (Tripsacum laxum), cỏ Euchlaene mexicana cũng như đất đai gieo trồng, các phương tiện chế biến, bảo quản, vận chuyển những cây và bộ phận của cây đó nhằm phát hiện bệnh héo rũ ngô do vi khuẩn Erwinia stewarti E.F. Smith gây nên, có hay không hiện diện và nếu có thì ở những vị trí nào, phân bố đến ranh giới nào trong vùng điều tra.
2. Phương pháp điều tra:
2.1. Điều tra trong kho và phương tiện vận tải:
Trong các phương tiện lưu chứa, chế biến vận chuyển, cây và các bộ phận của cây nêu tại mục 1 trên đây được quan sát lấy mẫu theo phương pháp quy định tại TCVN 4731-89 (Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu). Trong quá trình điều tra phải chú ý các bộ phận cây nghi bị nhiễm bệnh và cả rác rưởi, tàn tư thực vật trong các phương tiện đó (kể cả bao bì, đồ chèn lót).
2.2. Điều tra ở nơi gieo trồng:
Việc điều tra những cây nêu tại mục 1 trên đây ở các nơi gieo trồng được thực hiện theo những quy định sau đây:
2.2.1. Xác định diện điều tra:
Diện điều tra bao gồm những diện tích đất đai hoặc số lượng túi bầu và chậu vại gieo trồng các cây nêu tại điểm 1 trên đây bị nhiễm hoặc nghi bị nhiễm bệnh héo rũ ngô. Mỗi đơn vị diện điều tra không lớn hơn 10 ha hoặc 5.000 túi bầu hay 1.000 chậu vại, nếu lớn hơn thì chia ra làm nhiều đơn vị nhỏ để tiến hành điều tra.
2.2.2. Xác định điểm điều tra:
Mỗi diện điều tra phải có diện tích ít nhất 1 m2 và có ít nhất 1 cây, nằm trong diện điều tra . Nếu diện điều tra có diện tích £ 10 m2 thì toàn bộ diện tích đó là một điểm điều tra. Trường hợp cây trồng trong túi bầu hoặc chậu vại thì mỗi điểm điều tra gồm ít nhất là 5 túi bầu hoặc 1 chậu vại và có ít nhất là một cây. Nếu có £
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 332:1998 về phương pháp điều tra - Phát hiện tuyến trùng thân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224:2003 về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-172:2014/BNNPTNT về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu
- 1Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 1993
- 2Nghị định 214-CP năm 1980 Điều lệ kiểm dịch thực vật do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731:1989 về kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 332:1998 về phương pháp điều tra - Phát hiện tuyến trùng thân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224:2003 về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng
- 7Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-172:2014/BNNPTNT về Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật chính hại cây hồ tiêu
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô
- Số hiệu: 10TCN330:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra