Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 214-CP | Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 1980 |
CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 214 - CP NGÀY 14 - 7 – 1980 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 - 7 - 1960.
Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, phục vụ lưu thông trong nước và quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. - Nay ban hành Điều lệ kiểm dịch thực vật kèm theo nghị định này.
Điều 3. - Điều lệ kiểm dịch thực vật được thi hành kể từ ngày ban hành.
Những quy định trước đây trái với điều lệ này đều bãi bỏ.
Tố Hữu (Đã ký) |
KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo nghị định số 214 - CP ngày 14 - 7 – 1980 của Hội đồng Chính phủ).
Điều 2. - Đối tượng của công tác kiểm dịch thực vật bao gồm:
2. Những sâu, bệnh, cỏ dại được coi là đối tượng kiểm dịch ghi trong hợp đồng hoặc hiệp định giao nhận hàng hoá ký kết giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước khác.
Điều 3 - Vật phẩm, phương tiện, công cụ thuộc diện kiểm dịch thực vật bao gồm:
1. Cây, bộ phận của cây và sản phẩm chế biến từ các bộ phận đó (trừ những sản phẩm đã qua chế biến mà không còn khả năng truyền sâu, bệnh, cỏ dại);
2. Những công cụ chế biến, phương tiện vận chuyển, bao bì, đồ lót những vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật;
3. Sâu, mầm mống bệnh và cỏ dại còn sống hoặc chết, đất mẫu và đất mang theo các vật phẩm;
4. Những vật phẩm khác không có nguồn gốc thực vật nhưng có khả năng truyền sâu bệnh, cỏ dại cho cây trồng và sản phẩm cây trồng.
Những vật phẩm, phương tiện, công cụ nói trên đều phải qua kiểm dịch khi nhập khẩu vào Việt Nam , khi vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam , khi vận chuyển ra khỏi một vùng có dịch ở Việt Nam và khi xuất khẩu sang các nước có ký hợp đồng hoặc hiện định với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt kiểm dịch thực vật.
Điều 4 - Nội dung kiểm dịch thực vật bao gồm các biện pháp phòng ngừa,
phát hiện, ngăn chặn, diệt trừ sâu, bệnh, cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch, và khi cần phải tiêu huỷ những vật phẩm nhiễm dịch.
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Mục I. KIỂM DỊCH THỰC VẬT TẠI CỬA KHẨU
Các trạm kiểm dịch thực vật chỉ định địa điểm cụ thể để kiểm tra, lấy mẫu và làm các thủ tục kiểm dịch thực vật (gọi là địa điểm kiểm dịch) đối với các lô vật phẩm xuất, nhập khẩu tại các nơi nói trên theo nguyên tắc vừa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật kiểm dịch vừa thuận tiện cho cơ quan kiểm dịch và chủ vật phẩm.
Sau khi kiểm tra các mẫu vật phẩm, nếu lô vật phẩm không bị nhiễm dịch, cơ quan kiểm dịch thực vật phải cấp ngay giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho chủ vật phẩm; nếu lô vật phẩm bị nhiễm dịch thì cơ quan kiểm dịch phải công bố ngay các biện pháp xử lý.
Trong trường hợp có những vấn đề phức tạp mà biện pháp xử lý phải được cấp trên quyết định thì thời hạn công bố các biện pháp xử lý được phép kéo dài 24 giờ từ sau khi làm xong việc kiểm dịch.
Trong những trường hợp đặc biệt do có khó khăn khách quan không thể làm xong các thủ tục kiểm dịch trong vòng 24 giờ hoặc không thể công bố các biện pháp xử lý các trường hợp phức tạp trong thời hạn đã định thì cơ quan kiểm dịch phải báo ngay cho chủ vật phẩm kiểm dịch biết và phải hẹn rõ thời gian nào làm xong.
1. Chuẩn bị sẵn sàng giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật cấp cho từng lô vật phẩm để xuất trình khi cần thiết;
2. Đóng gói kín, không để rơi vãi dọc đường;
3. Đi đúng tuyến đường, bốc dỡ đúng địa điểm đã khai báo và phải tránh các tuyến đường và các địa điểm do cơ quan kiểm dịch thực vật quy định. Trường hợp cần phải phân tán, chuyển tải khác với phương án đã khai báo thì chủ vật phẩm phải báo ngay cho cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc bảo vệ thực vật gần nhất để được cơ quan đó chấp thuận mới được thực hiện.
1. Hành lý xách tay và lương thực, thực phẩm mang theo ăn dọc đường của hành khách;
2. Sản phẩm thực vật đã chế biến còn nguyên nhãn hiệu bao bì đóng gói gửi theo phương tiện vận tải và bưu phẩm, bưu kiện hoặc hàng hoá đã có dấu hiệu kiểm dịch thực vật của nước gửi.
Mục II. KIỂM DỊCH THỰC VẬT TẠI CÁC VÙNG TRONG NƯỚC
Khi nghi ngờ hoặc phát hiện có sâu, bệnh, cỏ dại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật, thủ trưởng đơn vị phải thi hành các biện pháp bao vây, diệt trừ và chậm nhất là 12 giờ sau phải báo ngay cho Uỷ ban nhân dân địa phương và cho cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc bảo vệ thực vật gần nhất.
Điều 14 - Thể thức công bố có dịch và hết dịch thực vật.
1. Khi dịch sâu, bệnh, cỏ dại nêu ở khoản 1, điều 2 trên đây xuất hiện ở vùng nào thì vùng đó coi là vùng có dịch thực vật và cơ quan kiểm dịch thực vật phải báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân cấp mình để có biện pháp bao vây tiêu diệt dịch.
2. Nhận được báo cáo, chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh, thành phố hoặc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phải xác minh và nếu có dịch phải thi hành các biện pháp sau đây:
a. Ra Công bố có dịch thực vật trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo có dịch; Công bố có dịch thực vật phải được truyền đạt ngay đến các cơ quan, tập thể, cá nhân có trách nhiệm bao vây tiêu diệt dịch.
b. Niêm yết Công bố có dịch thực vật dọc các đường giao thông ra vào vùng có dịch và ở các địa điểm công cộng trong vùng có dịch; trong công bố cần quy định các biện pháp phải áp dụng khi vận chuyển những vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật ra khỏi vùng có dịch.
c. Tổ chức ngay các trạm kiểm dịch thực vật tạm thời tại các địa đầu ra vào vùng có dịch; niêm yết thủ tục, thời gian, địa điểm kiểm dịch tại các nơi đó.
3. Khi hết dịch thì phải ra công bố hết dịch.
Điều 16 - Thủ tục kiểm dịch thực vật tại các vùng trong nước.
1. Các vật phẩm, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chế biến, bao bì, đồ lót những vật phẩm thuộc diện kiểm dịch thực vật đã công bố, khi chuyển ra ngoài vùng có dịch phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật cấp.
2. Để được kiểm dịch, chủ vật phẩm phải nộp tại trạm kiểm dịch thực vật gần nhất giấy khai báo kiểm dịch thực vật theo mẫu do Bộ Nông nghiệp quy định.
3. Ngay sau khi nhận được giấy khai báo, trạm kiểm dịch thực vật phải trả lời rõ việc kiểm dịch được tiến hành ở đâu, vào lúc nào và những gì chủ vật phẩm phải chuẩn bị để kiểm dịch. Cán bộ kiểm dịch thực vật phải có đủ phương tiện, dụng cụ chuyên dùng và tiến hành kiểm dịch khẩn trương. Chủ vật phẩm phải tạo điều kiện để việc kiểm dịch được nhanh chóng và chính xác.
4. Nếu vật phẩm không bị nhiễm dịch thì trạm kiểm dịch thực vật phải cấp ngay giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho chủ vật phẩm; nếu vật phẩm bị nhiễm dịch thì trạm phải đề ra biện pháp trừ diệt dịch hoặc lập hồ sơ gửi tới cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý lô vật phẩm đó. Chủ vật phẩm phải thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan ra các vùng khác.
Mục III. PHÍ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Điều 18 - Nhiệm vụ của cán bộ kiểm dịch thực vật:
1. Lấy mẫu, phân tích, giám định, kết luận nhanh chóng và chính xác tình trạng nhiễm dịch của vật phẩm. Theo những quy định về phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp, đề ra các biện pháp kiểm dịch thực vật, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc lập hồ sơ về các lô vật phẩm gửi lên các cấp có thẩm quyền xử lý.
2. Kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm dịch thực vật, phát hiện và ngăn ngừa các vụ vi phạm chế độ kiểm dịch thực vật.
3. Chỉ dẫn cho chủ vật phẩm những biện pháp ngăn ngừa dịch lây lan.
4. Chịu trách nhiệm với cấp trên về thực hiện các mục tiêu nói trong điều 1.
Điều 19 - Quyền hạn của cán bộ kiểm dịch thực vật:
2. Có quyền yêu cầu chủ vật phẩm cung cấp các loại giấy tờ, phương tiện, nhân lực cần thiết cho việc kiểm dịch (trừ những phương tiện, dụng cụ chuyên dùng cho công tác kiểm dịch thực vật).
4. Được đeo phù hiệu, mặc đồng phục, mang thẻ kiểm dịch thực vật, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp quy định mẫu phù hiệu đồng phục, thẻ kiểm dịch thực vật và chế độ sử dụng các thứ đó.
1. Do sơ suất, không nắm vững thủ tục kiểm dịch thực vật mà vi phạm, gây tác hại nhỏ thì bị cảnh cáo; nếu gây tác hại lớn thì tuỳ theo mức độ gây tác hại có thể bị phạt từ 10 đồng đến 1000 đồng.
2. Do cố tình lẩn trốn việc kiểm dịch hoặc gian lậu trong việc khai báo kiểm dịch gây tác hại thì tuỳ theo mức độ gây tác hại có thể bị phạt từ 20 đồng đến 5000 đồng.
Trường hợp vi phạm nặng chế độ kiểm dịch thực vật mà gây tác hại lớn thì bị truy tố trước toà án và xử theo pháp luật.
3. Trong trường hợp các vụ vi phạm điều lệ kiểm dịch thực vật gây ra thiệt hại vật chất, ngoài việc bị xử phạt theo quy định trên đây, người vi phạm phải bồi thường đầy đủ số thiệt hại đã bây ra, nếu là các tổ chức kinh doanh phải nộp phạt thì số tiền phạt phải tính từ phần lợi nhuận được trích vào quỹ xí nghiệp, không được tính vào giá thành sản xuất.
Trong việc sử phạt, cần phân biệt rõ trách nhiệm tập thể cơ quan, đơn vị hợp tác xã hoặc trách nhiệm cá nhân người vi phạm.
2. Trạm trưởng, phó trạm trưởng, ngoài quyền nói trên còn có quyền phạt tiền tới 300 đồng; chuyển dùng vào việc khác hoặc quyết định tiêu huỷ số vật phẩm nhiễm dịch có giá trị từ 3000 đồng trở xuống; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp xử lý người vi phạm.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và tương đương có quyền phạt tiền tới 3000 đồng và quyết định chuyển dùng vào việc khác hoặc tiêu huỷ số vật phẩm nhiễm dịch có giá trị từ 3000 đồng trở xuống;
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền phạt tiền tới 5000 đồng và ra lệnh chuyển dùng vào việc khác hoặc huỷ bỏ vật phẩm nhiễm dịch có giá trị tới 15 000 đồng.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp có quyền ra lệnh chuyển dùng vào việc khác hoặc huỷ bỏ vật phẩm nhiễm dịch với giá trị trên 15000 đồng. Trong trường hợp số vật phẩm này quá lớn hoặc có liên quan đến kế hoạch của các ngành khác thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết.
- 1Quyết định 73/2005/QĐ-BNN về danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 51/2003/QĐ-BNN-TCCB về việc thành lập Trạm Kiểm dịch thực vật Bờ Y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư liên tịch 3-LTTT năm 1997 hướng dẫn kiểm tra, giám sát hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tổng cục hải cùng quan ban hành
- 4Nghị định 58/2002/NĐ-CP ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- 5Chỉ thị 2886/CT-BNN-BVTV về tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, xông hơi khử trùng đối với các lô hàng nông sản có nguồn gốc thực vật xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 73/2005/QĐ-BNN về danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 51/2003/QĐ-BNN-TCCB về việc thành lập Trạm Kiểm dịch thực vật Bờ Y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư liên tịch 3-LTTT năm 1997 hướng dẫn kiểm tra, giám sát hàng hóa thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tổng cục hải cùng quan ban hành
- 4Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960
- 5Thông tư liên bộ 03-LB/TT năm 1981 về việc gửi, nhận, chuyển, phát bưu phẩm, bưu kiện xuất, nhập khẩu có thực vật và sản phẩm thực vật do Bộ Nông nghiệp - Tổng cục Bưu điện ban hành
- 6Thông tư 16-NN/TT-1980 hướng dẫn thi hành Điều lệ kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp ban hành
- 7Nghị định 58/2002/NĐ-CP ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- 8Chỉ thị 2886/CT-BNN-BVTV về tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật, xông hơi khử trùng đối với các lô hàng nông sản có nguồn gốc thực vật xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 330:1998 về phương pháp điều tra phát hiện bệnh héo rũ ngô
Nghị định 214-CP năm 1980 Điều lệ kiểm dịch thực vật do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 214-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/07/1980
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Tố Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 14/07/1980
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra