HẠI TRÊN CÂY TRỒNG CẠN DÀI NGÀY
1.1. Qui phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực trừ cỏ của các loại thuốc trừ cỏ hại trên cây trồng cạn dài ngày như cà phê, cao su, cam, nhãn, vải, chè v.v...
1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của quy định số 150 về khảo nghiệm thuốc BVTV mới.
1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những khu vực trồng cây thường xuất hiện cỏ dại với thành phần cỏ dại đại diện cho vùng gồm những loại cỏ nằm trong phổ tác động của thuốc định khảo nghiệm.
Các điều kiện trồng trọt (loại đất, phân bón, cách làm đất, mật độ cây, chiều cao cây...) phải tương đối đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.
1.4. Các thí nghiệm trên ô nhỏ và ô lớn có thể được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái miền Nam và miền Bắc Việt Nam, trong các thời điểm khác nhau, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp là tốt thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng. Việc khảo nghiệm thuốc trừ cỏ trên diện rộng là yêu cầu bắt buộc để đánh giá hoàn chỉnh một loại thuốc.
2.1. Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:
Công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau theo cách dùng khác nhau.
- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ cỏ trên cây trồng cạn dài ngày.
- Nhóm 3: Công thức đối chứng:
Đối chứng làm cỏ bằng tay: Tiến hành làm cỏ bằng tay theo tập quán canh tác thực tế ở địa phương.
Đối chứng không làm cỏ: Để cỏ mọc tự nhiên từ đầu vụ đến khi kết thúc khảo nghiệm.
Trong từng lần nhắc lại của khảo nghiệm, các công thức được xắp sếp theo phương pháp ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê toán học.
2.2. ích thước ô và số lần nhắc lại:
Khu vực khảo nghiệm phải có sự đồng đều về sự sinh trưởng, mật độ, cây trồng và các yếu tố phi thí nghiệm khác.
Tuỳ theo dạng thuốc (thuốc hạt, thuốc bột, thuốc nước) và công cụ rải thuốc (bơm tay, bơm động cơ) mà các ô khảo nghiệm cần có kích thước thích hợp.
- Các khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô khảo nghiệm là 50 m2, nhắc lại 3 lần.
- Các khảo nghiệm diện rộng: Diện tích ô khảo nghiệm tối thiểu là 500 m2 và không phải bố trí các lần nhắc lại.
- Giữa các ô khảo nghiệm phải có dải ngăn cách rộng 1m
2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:
2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.
2.3.2. Lượng thuốc dùng được tính bằng gram hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha.
Lượng nước dùng: Phải được phun theo từng khuyến cáo cụ thể, phù hợp với phương thức tác động của từng loại thuốc.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 285:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực của thuốc trừ cỏ hại trên cây trồng cạn dài ngày
- Số hiệu: 10TCN285:1997
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1997
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định