Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 393:1999
QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC CỦA THUỐC TRỪ CỎ TRÊN CÂY TRỒNG CẠN NGẮN NGÀY
Ban hành theo quyết định số: 116/1999/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 8 năm 1999
Quy định chung:
Qui phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá trong điều kiện đồng ruộng hiệu lực trừ cỏ, ảnh hưởng phụ đối với cây trồng của các thuốc trừ cỏ sử dụng trên cây trồng cạn ngắn ngày gồm: cà chua, khoai tây, cà dài, rau họ thập tự, cà rốt, ớt, hành, đậu các loại.
Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm theo QĐ số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm được bố trí trên những ruộng có điều kiện canh tác (đất đai, phân bón, ánh sáng, giống) đồng nhất và kỹ thuật canh tác phù hợp, đại diện được phương pháp canh tác của địa phương.
Đối tượng cây trồng, cỏ dại phải đồng đều và phù hợp với đặc điểm tác động của thuốc nhằm tạo điều kiện cho thuốc biêủ hiện được hết tác dụng của chúng.
Ghi nhận cây trồng vụ trước và tất cả các loại thuốc trừ cỏ đã dùng trong vụ trồng trước, tuyệt đối không khảo nghiệm trên những ruộng đã xử lý trong vụ trước những loại thốc trừ cỏ có khả năng lưu tồn và ảnh hưởng đến cây trồng và cỏ dại vụ sau.
Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở những vùng có điều kiện sinh thái khác nhau và ở các vụ khác nhau, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp tốt thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.
Phương pháp khảo nghiệm:
Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm:
Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm (với các dạng thành phẩm khác nhau, nồng độ, liều lượng khác nhau, cách xử lý khác nhau...) tuỳ theo mục đích của khảo nghiệm.
- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc có tính năng, kiểu tác động hoặc phổ tác dụng tương tự như các loại thuốc trong các nghiệm thức thuốc khảo nghiệm và đã được đăng ký sử dụng trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt nam . Trường hợp không có loại thuốc so sánh thì có thể thay bằng biện pháp làm cỏ bằng tay hoặc cơ giới.
- Nhóm 3: Công thức đối chứng (không làm cỏ): để có mọc tự nhiên cho đêan khi kết thúc khảo nghiệm.
Kích thước ô khảo nghiệm:
Tuỳ theo dạng thuốc và công cụ rải thuốc mà các ô khảo nghiệm cần có kích thước thích hợp.
- Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô là 25 - 20m2.
- Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích ô là 200 - 300m2.
Các ô khảo nghiệm có dạng hình vuông hoặc gần vuông .
Số lần nhắc lại của các ô khảo nghiệm:
Phải phù hợp với nghiệm thức khảo nghiệm như quy định trong phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng, thông thường khoảng 3 - 4 lần lặp lại cho khảo nghiệm 4 - 5 nghiệm thức.
Bố trí khảo nghiệm:
Có thể bố trí theo khối ngẫu nhiên hoặc theo các kiểu bố trí khác đã được quy định trong thống kê toán học.
Khảo nghiệm ô lớn có thể bố trí ô có nhắc lại hoặc không nhắc lại. Ruộng khảo nghiệm phải có hàng bảo vệ, giữa các ô thí nghiệm phải có dải ngăn cách có chiều rộng tối thiểu 1m hoặc ngăn cách bằng các vật liệu phù hợp để thuốc không thể từ ô này tạt sang ô khác.
Nếu khảo nghiệm được bố trí trên đất có sự biến động theo một chiều thì bố trí các khối thí nghiệm cắt ngang chiều biến động.
Tiến hành phun rải thuốc:
Phương pháp xử lý thuốc phải theo đúng yêu cầu của từng loại thuốc. Việc xử lý thuốc phải đảm bảo đồng đều trên toàn ô khảo nghiệm. Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 185:1993 về quy phạm khảo nghiệm hiệu lực của thuốc trừ cỏ hại lúa trên đồng ruộng
- 2Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 186:1993 về quy phạm khảo nghiệm hiệu lực của thuốc trừ cỏ hại ngô trên đồng ruộng
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 285:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực của thuốc trừ cỏ hại trên cây trồng cạn dài ngày
- 1Quyết định 116/1999/QĐ-BNN-KHCN ban hành tiêu chuẩn ngành 10 TCN 386-99 đến 10 TCN 394-99 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 193/1998/QĐ/BNN-&PTNT về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 185:1993 về quy phạm khảo nghiệm hiệu lực của thuốc trừ cỏ hại lúa trên đồng ruộng
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 186:1993 về quy phạm khảo nghiệm hiệu lực của thuốc trừ cỏ hại ngô trên đồng ruộng
- 5Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 285:1997 về quy phạm khảo nghiệm - Hiệu lực của thuốc trừ cỏ hại trên cây trồng cạn dài ngày
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 393:1999 về quy phạm khảo nghiệm hiệu lực của thuốc trừ cỏ trên cây trồng cạn ngắn ngày do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN393:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 04/08/1999
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra