Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ LAO ĐỘNG,THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 190/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC | Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2005 |
Căn cứ Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là dân tộc ít người các tỉnh thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ về địa phương trước ngày 10/01/1982, Liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Đối tượng và điều kiện áp dụng:
a. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp bệnh binh:
- Quân nhân là dân tộc ít người các tỉnh thuộc Quân khu 7, Quân khu 9 nhập ngũ trước ngày 30/4/1975, tham gia kháng chiến chống Mỹ đã về địa phương trước ngày ban hành Luật nghĩa vụ quân sự, Luật về sỹ quan quân đội nhân dân (ngày 10/01/1982), chưa được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, trợ cấp thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, trợ cấp cấp phục viên, xuất ngũ, trợ cấp người nhiễm chất độc hóa học, mất sức lao động do bệnh tật từ 61% trở lên do một trong các trường hợp sau:
+ Hoạt động ở chiến trường;
+ Hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn gian khổ từ 3 năm trở lên;
+ Hoạt động ở địa bàn đặc bỉệt khó khăn gian khổ chưa đủ 3 năm nhưng đã có trên 10 năm phục vụ trong quân đội nhân dân;
+ Đã công tác trong quân đội nhân dân đủ 15 năm trở lên.
- Dân tộc ít người thuộc các tỉnh địa bàn Quân khu 7, Quân khu 9 nêu tại Thông tư này là: JắcLây, XTiêng, KờHo, Khơme, Hoa, Châu Ro hoặc các dân tộc thiểu số khác (bao gồm cả quân nhân là dân tộc ít người được ra miền Bắc tập kết theo Hiệp định Giơnevơ (1954) sau đó trở lại miền Nam trước ngày 30/4/1975 tiếp tục phục vụ trong quân đội).
- Hoạt động ở chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia trước ngày 30/4/1975;
Những đối tượng trên do hoàn cảnh đặc biệt của gia đình, do phong tục tập quán, điều kiện sức khỏe, về địa phương không có hồ sơ, quyết định phục viên, xuất ngũ, giấy chứng nhận của đơn vị.
b. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ:
Quân nhân đủ điều kiện quy định nêu trên, sau khi được Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền của quân đội kết luận mất sức lao động do bệnh tật dưới 61% thì được hưởng chế độ xuất ngũ theo Quyết định số 595/QĐ-TTg ngày 15/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối tượng không áp dụng:
- Quân nhân phục viên, xuất ngũ được giải quyết hưởng chế độ theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quân nhân sau khi về địa phương đã tham gia các tổ chức phản động chống lại chính quyền nhân dân hoặc vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng, bị phạt tù từ 5 năm trở lên;
- Quân nhân sau khi đã về địa phương một thời gian lại tiếp tục tái ngũ hoặc thoát ly công tác ở cơ quan dân chính Đảng, Nhà nước đã được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần;
- Quân nhân là dân tộc ít người ở miền Bắc chuyển vào miền Nam sinh sống sau ngày 30/4/1975;
- Quân nhân đi tập kết ở miền Bắc theo Hiệp định Giơnevơ (1954) trở về miền Nam trước ngày 30/4/1975 nhưng không tham gia phục vụ trong quân đội.
1. Chế độ trợ cấp bệnh binh
Đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điểm a, Khoản 1, Mục I Thông tư này được hưởng trợ cấp bệnh binh theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với Cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh hiện hành. Trợ cấp bệnh binh được hưởng từ ngày Tư lệnh quân khu ký quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh.
2. Chế độ xuất ngũ:
Đối tượng quy định tại Điểm b, Khoản 1, Mục I của Thông tư này được hưởng trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp học nghề theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-TTg ngày 15/12/1993 và Thông tư Liên tịch số 448/TTLB ngày 28/3/1994 của Liên Bộ quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đối với quân nhân xuất ngũ:
2.1. Trợ cấp xuất ngũ:
a. Đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp:
- Trợ cấp xuất ngũ | = | số năm công tác được tính tuổi quân | x | 1,5 tháng tiền lương |
Nếu có tháng lẻ thì:
+ Dưới 1 tháng không hưởng trợ cấp;
+ Từ 1 đến dưới 6 tháng được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương;
+ Từ 6 tháng trở lên được trợ cấp bằng 1,5 tháng tiền lương;
- Tiền lương để tính trợ cấp xuất ngũ nói trên gồm: Lương cấp hàm hoặc bậc lương chuyên nghiệp, phụ cấp thâm niên (nếu có) trước khi xuất ngũ, được chuyển đổi tương ứng theo bảng lương quy định hiện hành tại thời điểm ký Quyết định xuất ngũ. Hệ số lương được tính chuyển đổi theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 và điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 (tăng 10%), Nghị định số 117/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 (tăng 10% hoặc 8% tùy theo hệ số lương) của Chính phủ.
Ví dụ: đồng chí Nguyễn Văn A nhập ngũ tháng 6/1965 xuất ngũ tháng 6/1975; cấp bậc trước khi xuất ngũ Thiếu úy. Trợ cấp xuất ngũ được tính như sau: Hệ số lương theo Nghị định số 25/CP cấp Thiếu úy là 3,2, điều chỉnh theo Nghị định số 208/2004/NĐ-CP tăng 10%, điều chỉnh theo Nghị định số 117/2005/NĐ-CP tăng 10% (hệ số lương dưới 4,4).
(Lương tối thiểu 350.000đ/tháng theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ)
- Lương quân hàm Thiếu úy 350.000đ x 3,2 x 1,1 x 1,1 = 1.355.200đ
- Phụ cấp thâm niên 10% x 1.355.200đ = 135.520đ
Cộng tiền lương 1 tháng để tính trợ cấp: = 1.490.720đ
- Trợ cấp được hưởng: 10 năm x 1,5 tháng x 1.490.720đ = 22.360.800đ
b. Đối với hạ sỹ quan, binh sỹ:
- Trợ cấp xuất ngũ | = | số năm phục vụ tại ngũ | x | 2 tháng lương tối thiểu |
+ Nếu có tháng lẻ thì dưới 1 tháng không hưởng trợ cấp;
+ Từ 1 đến dưới 6 tháng được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương tối thiểu;
+ Từ 6 tháng trở lên được trợ cấp bằng 2 tháng tiền lương tối thiểu;
Tháng lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ tại thời điểm ban hành Quyết định xuất ngũ.
Ví dụ: đồng chí Nguyễn Văn B nhập ngũ tháng 4/1971, xuất ngũ tháng 7/1976; cấp bậc trước khi xuất ngũ Trung sỹ. Trợ cấp xuất ngũ tại thời điểm tháng 10/2005 như sau:
(Lương tối thiểu 350.000đ/tháng theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ)
- Từ tháng 4/1971 đến tháng 4/1976 = 6 năm phục vụ tại ngũ
- Từ tháng 5/1976 đến tháng 7/1976 = 03 tháng
- Trợ cấp xuất ngũ 350.000đ x 02 tháng x 06 năm = 4.200.000đ
- Tháng lẻ được tính trợ cấp bằng 01 tháng x 350.000đ = 350.000đ
- Tổng số tiền trợ cấp xuất ngũ đồng chí B được lĩnh bằng:
4.200.000đ + 350.000đ = 4.550.000đ
2.2. Trợ cấp học nghề:
Quân nhân xuất ngũ được hưởng trợ cấp học nghề (hoặc đào tạo lại nghề, hoặc hỗ trợ việc làm), mức trợ cấp bằng 3 tháng lương tối thiểu (mức 350.000đ).
III. HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH XÉT DUYỆT
1. Hồ sơ xét hưởng chế độ:
- Đơn đề nghị của đối tượng (mẫu số 01) nói rõ về quá trình phục vụ trong quân đội kèm theo các giấy tờ liên quan (nếu có), xác nhận của chính quyền địa phương (ghi rõ quán trình phục vụ tại ngũ và từ khi về địa phương đến nay);
- Biên bản của Hội đồng chính sách xã, phường, thị trấn gồm: đại diện Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Công an, Xã đội, Ban thương binh xã hội và Y tế xã phường (mẫu số 2);
- Xác nhận của Ban chỉ huy quân sự, quận (huyện, thị xã) về quá trình phục vụ trong quân đội (mẫu số 03);
- Giấy chứng nhận bệnh tật (mẫu số 7-BB1); Phiếu cá nhân (mẫu số 7-BB5) do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh ký;
- Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền (mẫu số 7-BB2);
Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa, nếu đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận bệnh binh thì cơ quan chức năng quân khu hoàn chỉnh thủ tục giải quyết quyền lợi gồm:
- Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp bệnh binh (mẫu số 7-BB3) do Tư lệnh quân khu ký;
- Phiếu trợ cấp bệnh binh (mẫu số 7-BB4); Bản trích lục hồ sơ bệnh binh (mẫu số 7-BB6) do Cục Chính trị quân khu ký;
- Giấy chứng nhận bệnh binh do Tư lệnh quân khu ký;
- Giấy giới thiệu di chuyển hồ sơ có xác nhận mức trợ cấp và ngày, tháng, năm hưởng trợ cấp (mẫu số 7-BB9);
- Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);
- Danh sách bệnh binh (mẫu số 4).
Đối tượng đã giám định mất sức lao động do bệnh tật dưới 61% được hưởng chế độ quân nhân xuất ngũ; hồ sơ như đã lập trước khi giám định và kèm theo Quyết định xuất ngũ do Tư lệnh quân khu ký.
2. Quy trình xét duyệt:
- Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, phường (gọi tắt là cấp xã) tiếp nhận đơn của đối tượng và các giấy tờ liên quan (nếu có), xét duyệt hồ sơ, tổng hợp lập danh sách báo cáo về Ban chỉ huy quân sự huyện.
- Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã (gọi tắt là huyện) tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã đề nghị, phối hợp với Phòng Nội vụ - Lao động - Xã hội, Bảo hiểm xã hội, kiểm tra, rà soát nếu đủ điều kiện thì chuyển đến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thống nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh rà soát hồ sơ của đối tượng lần cuối, nếu đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận bệnh tật, chuyển về quân khu thẩm định giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa giám định theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Sau khi có kết luận của Hội đồng giám định y khoa, nếu đủ điều kiện công nhận bệnh binh thì Tư lệnh quân khu ký quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh, giới thiệu đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi đối tượng cư trú chi trả trợ cấp. Nếu không đủ điều kiện hưởng chế độ bệnh binh, Tư lệnh quân khu ký quyết định xuất ngũ, chuyển về Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) nơi đối tượng cư trú để chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự huyện (thị xã) chi trả trợ cấp.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ do quân khu giới thiệu đến, đăng ký quản lý, giải quyết quyền lợi bệnh binh theo quy định hiện hành, đồng thời chuyển bản Trích lục hồ sơ bệnh binh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để lưu trữ.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ VÀ CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Trách nhiệm của đối tượng:
Làm đơn đề nghị; đối tượng không biết chữ có thể nhờ người khác kê khai, bản thân tự ký hoặc điểm chỉ vào đơn, người viết hộ đơn phải ký và ghi rõ họ tên đồng thời kèm theo các giấy tờ có liên quan (nếu có).
2. Đối với Ủy ban nhân dân xã, phường:
- Chỉ đạo triển khai việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân nơi cư trú về đối tượng, điều kiện, chế độ và tổ chức thực hiện xét duyệt công khai, dân chủ, chặt chẽ, chính xác.
- Thành lập Hội đồng chính sách gồm: Đại diện Đảng ủy; Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc; Hội Cựu chiến binh; Ban quân sự, Ban công an; Ban thương binh xã hội và y tế xã, phường. Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng, Chỉ huy trưởng quân sự làm thường trực, tiếp nhận đơn đề nghị và các giấy tờ liên quan của đối tượng, chuyển giao cho Trưởng thôn, bản tổ chức hội nghị xem xét từ cơ sở.
- Tổng hợp danh sách và hồ sơ đối tượng do các thôn, bản báo cáo. Tổ chức họp Hội đồng chính sách xã để xét duyệt.
- Niêm yết danh sách đối tượng đã được xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, công bố danh sách đối tượng đã xét duyệt trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân và sau 15 ngày nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu kiện thì Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, chuyển hồ sơ về Ban chỉ huy quân sự huyện.
- Đối với những trường hợp có ý kiến thắc mắc, khiếu kiện thì Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo kiểm tra, xác minh, xem xét nếu không đủ điều kiện thì trả lời, giải thích cho đối tượng rõ.
3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã:
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã và các cơ quan chức năng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân tại địa phương.
- Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự, Phòng Nội vụ - Lao động - Xã hội, Bảo hiểm Xã hội huyện rà soát, đối chiếu hồ sơ đối tượng đang hưởng, loại trừ trùng lĩnh, trùng cấp không đúng quy định.
- Chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự huyện thẩm định, tổng hợp lập danh sách báo cáo về Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, đồng thời đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chi trả trợ cấp cho các đối tượng khi có quyết định tại địa phương.
- Chủ trí qiải quyết những vướng mắc, khiếu nại tố cáo phát sinh tại địa phương.
4. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến, tuyên truyền nội dung Thông tư Liên tịch hướng dẫn đến tận cơ sở.
- Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội xét duyệt, thẩm định hồ sơ, tổng hợp báo cáo về quân khu đề nghị giám định theo quy định của Bộ Quốc phòng, đồng thời, kiểm tra việc thực hiện chi trả trợ cấp sau khi có quyết định.
- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ do quân khu giới thiệu đến, đăng ký quản lý, giải quyết quyền lợi bệnh binh theo quy định hiện hành, đồng thời chuyển bản Trích lục hồ sơ bệnh binh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để lưu trữ.
- Chủ trì giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, phát sinh tại địa phương.
5. Đối với cơ quan quân sự địa phương các cấp:
a. Ban chỉ huy quân sự huyện, thị xã
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tuyên truyền phổ biến, triển khai tổ chức thực hiện ở các cấp. Hướng dẫn, theo dõi việc xét duyệt hồ sơ ở cấp xã. Tiếp nhận hồ sơ theo đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, lập danh sách và phối hợp với Phòng Nội vụ - Lao động Xã hội, Bảo hiểm Xã hội rà soát đối tượng.
- Xác nhận thời gian của đối tượng phục vụ trong quân đội, xét duyệt, thẩm định hồ sơ; tổng hợp danh sách báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
- Phối hợp với Hội Cựu chiến binh và các cơ quan liên quan xác minh những trường hợp vướng mắc tại địa phương.
- Chi trả trợ cấp xuất ngũ cho đối tượng, thanh quyết toán theo quy định.
- Lưu danh sách đối tượng được hưởng chế độ thuộc địa phương quản lý và đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc có liên quan.
b. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tuyên truyền pổ biến, triển khai tổ chức thực hiện ở các cấp. Chỉ đạo việc xét duyệt hồ sơ ở cấp huyện.
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị của Ban chỉ huy quân sự huyện chuyển đến, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội tỉnh rà soát đối tượng lần cuối nếu đủ điều kiện cấy giấy chứng nhận bệnh tật chuyển về quân khu thẩm định giới thiệu giám định.
- Bàn giao hồ sơ bệnh binh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố để thực hiện chế độ.
- Chỉ đạo việc chi trả trợ cấp xuất ngũ cho đối tượng, thanh quyết toán theo quy định.
- Phối hợp với Hội Cựu chiến binh và các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh những trường hợp vướng mắc tại địa phương.
- Lưu danh sách đối tượng được hưởng chế độ thuộc địa phương quản lý và đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc có liên quan trên địa bàn.
6. Đối với quân khu:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan quân sự địa phương thuộc quyền triển khai thực hiện Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch.
- Tiếp nhận hồ sơ do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chuyển đến, thẩm định giới thiệu sang Hội đồng giám định y khoa theo quy định; sau khi có kết luận của sang Hội đồng giám định y khoa nếu đủ điều kiện xác nhận bệnh binh thì Tư lệnh quân khu ký Quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh, hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ giới thiệu về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú để thực hiện chính sách.
- Ký quyết định xuất ngũ đối với đối tượng không đủ điều kiện hưởng chế độ bệnh binh, chuyển về Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) chi trả trợ cấp theo quy định.
1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo lập thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ bệnh binh và trợ cấp xuất ngũ, đồng thời hàng năm lập dự toán ngân sách, thực hiện chi trả, quyết toán trợ cấp xuất ngũ theo quy định hiện hành và giải quyết mọi khiếu nại vướng mắc về xác nhận bệnh binh và giải quyết chế độ xuất ngũ. Kinh phí điều tra, xác minh lập hồ sơ, giám định bệnh binh được bố trí trong dự toán chi quốc phòng hàng năm.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh (thành phố) tiếp nhận, lưu trữ, quản lý hồ sơ và giải quyết quyền lợi đối với bệnh binh và đảm bảo kinh phí chi trả trợ cấp.
3. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Quốc phòng trong công tác lập và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách để chi trả trợ cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
4. Những người có hành vi khai man, hoặc làm sai lệch, giải mạo hồ sơ, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình triển khai thực hiện có gì vướng mắc các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 31/2018/QĐ-TTg bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng; tài chính; ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018
- 3Thông tư 129/2019/TT-BQP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, liên tịch ban hành
- 1Quyết định 31/2018/QĐ-TTg bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng; tài chính; ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1316/QĐ-BQP năm 2019 công bố hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng kỳ 2014-2018
- 3Thông tư 129/2019/TT-BQP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, liên tịch ban hành
- 1Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
- 2Nghị định 117/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
- 3Nghị định 118/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung
- 4Quyết định 290/2005/QĐ-TTg về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 6Thông tư liên tịch 448-LB/TT năm 1994 hướng dẫn chế độ đối với quân nhân xuất ngũ do Bộ Quốc phòng-Bộ Lao động thương binh và xã hội-Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 208/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
- 8Quyết định 92/2005/QĐ-TTg về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10/01/1982 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư liên tịch 190/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Quyết định 92/2005/QĐ-TTg về chế độ đối với quân nhân là dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10/01/1982 do Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 190/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 07/12/2005
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng
- Người ký: Nguyễn Văn Rinh, Trần Văn Tá, Bùi Hồng Lĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 29 đến số 30
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra