Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1232/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC | Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 1998 |
Thi hành Nghị định số 39-CP ngày 28-4-1997 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên;
Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Y tế (tại Công văn số 8293-KH ngày 25-11-1997), liên Bộ Quốc phòng – Lao động - Thương binh và Xã hội – Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên và chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, như sau:
A. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ ĐƠN VỊ DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN
1. Đối tượng được hưởng phụ cấp là những quân nhân dự bị được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng và tương đương đến trung đoàn trưởng và tương đương.
Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên phải có đủ 2 điều kiện sau mới được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị:
- Phải thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên;
- Đơn vị phải có binh sĩ để quản lý.
Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên nhưng không có đủ 2 điều kiện trên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị. Trường hợp nếu trong quý không trực tiếp quản lý đơn vị như: ốm đau, đi học… quá 1/2 số ngày trong quý hoặc không thực hiện nhiệm vụ thì quý đó không được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
2. Mức phụ cấp trong một quý của từng đối tượng được hưởng tính theo hệ số so với lương tối thiểu quy định của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Tiểu đội trưởng và tương đương: 0,25
- Trung đội trưởng và tương đương: 0,30
- Phó Đại đội trưởng và tương đương: 0,35
- Đại đội trưởng và tương đương: 0,40
- Phó Tiểu đoàn trưởng và tương đương: 0,45
- Tiểu đoàn trưởng và tương đương: 0,50
- Phó Trung đoàn trưởng và tương đương: 0,55
- Trung đoàn trưởng và tương đương: 0,60
3. Cách tính phụ cấp:
a) Thời gian hưởng phụ cấp tính từ ngày quân nhân dự bị được bổ nhiệm chức vụ và thật sự thực hiện chức trách cho đến ngày thôi giữ chức vụ đó.
b) Quân nhân dự bị lần đầu được bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên thì phụ cấp của quý đầu được tính như sau:
Nếu giữ chức vụ trên 1/2 số ngày trong quý thì được hưởng mức phụ cấp của cả quý, nếu giữ chức vụ dưới 1/2 số ngày trong quý thì không được hưởng phụ cấp của quý đó.
c) Trong quý, quân nhân dự bị đang giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên mà có sự thay đổi chức vụ nhưng vẫn thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm thì từ quý tiếp theo được hưởng phụ cấp của chức vụ mới.
d) Quân nhân dự bị thôi giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ quý nào thì mức phụ cấp được hưởng của quý đó được tính theo quy định tại tiết b của điểm này.
4. Trách nhiệm chi trả phụ cấp:
- Hàng quý, Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) tổ chức cấp phát phụ cấp cho toàn bộ số quân nhân dự bị được hưởng phụ cấp có trên địa bàn của huyện.
- Việc cấp phát phụ cấp được tiến hành mỗi quý một lần vào một ngày thích hợp trong 15 ngày cuối của tháng cuối quý, do Ban chỉ huy quân sự huyện quyết định.
5. Kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên do ngân sách quốc phòng bảo đảm.
I. Đối tượng được hưởng chế độ chính sách quy định tại Điều 23 Nghị định số 39-CP ngày 28-4-1997 của Chính phủ bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo chỉ tiêu nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), các Bộ, ngành.
Quân nhân dự bị được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây gọi tắt là trong thời gian tập trung), được đài thọ tiền ăn theo chế độ hiện hành đối với quân nhân tại ngũ kế từ ngày có mặt tại địa điểm tập trung cho đến ngày kết thúc đợt tập trung, đối với trường hợp ốm đau, bị thương thực hiện theo hướng dẫn ở Mục VI Phần B Thông tư này. Kinh phí đài thọ tiền ăn cho quân nhân dự bị được quyết toán vào ngân sách quốc phòng nếu là đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực, quyết toán vào ngân sách tỉnh nếu là đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương.
III. CHẾ ĐỘ MƯỢN QUÂN TRANG, MƯỢN HOẶC CẤP ĐỒ DÙNG SINH HOẠT:
Quân nhân dự bị được gọi tập trung từ 5 ngày trở lên trong một đợt thì được mượn quân trang, được mượn hoặc cấp một số đồ dùng sinh hoạt theo quy định của Bộ Quốc phòng.
IV. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN PHỤ CẤP, TRỢ GIÚP VÀ PHÚC LỢI KHÁC:
1. Quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian tập trung được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tầu xe theo chế độ hiện hành đối với công nhân, viên chức đi công tác. Cơ quan, đơn vị đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì do nguồn ngân sách đó bảo đảm .
2. Quân nhân dự bị thuộc các đối tượng khác:
a) Nếu thời gian tập trung từ 5 ngày trở lên trong một đợt thì được cấp một khoản phụ cấp như sau:
- Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, khoản phụ cấp này được tính theo số ngày thực tế tập trung, mức phụ cấp một ngày được tính theo công thức sau:
Mức phụ cấp một ngày | = | Lương chính | - | Mức tiền ăn 1 ngày |
26 ngày |
Trong đó: Lương chính được tính bằng lương chính của quân nhân tại ngũ có cùng cấp hàm sĩ quan hoặc cùng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp; mức tiền ăn một ngày được tính là mức tiền ăn cơ bản một ngày của quân nhân bộ binh tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm.
- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ, khoản phụ cấp được tính bằng mức phụ cấp quân hàm hai năm đầu của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm. Nếu thời gian tập trung từ 5 ngày đến 15 ngày thì được hưởng 1/2 tháng phụ cấp; nếu tập trung từ 16 ngày đến 31 ngày thì được hưởng cả tháng phụ cấp; nếu tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp tiếp tục được hưởng như quy định từ đầu.
b) Được thanh toán tiền tầu xe, phụ cấp đi đường theo chế độ hiện hành như quân nhân tại ngũ đi công tác.
Các khoản phụ cấp và tiền tầu xe, phụ cấp đi đường nói ở Điểm 2 Mục này do các đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra trực tiếp chi trả cho quân nhân dự bị khi kết thúc đợt tập trung và quyết toán vào ngân sách quốc phòng nếu là đơn vị bộ đội chủ lực, quyết toán vào ngân sách tỉnh nếu là đơn vị bộ đội địa phương.
V. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO GIA ĐÌNH:
1. Sĩ quan dự bị đã qua phục vụ tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một đã qua phục vụ tại ngũ trong thời gian trung được hưởng khoản trợ cấp cho gia đình như sau:
a) Người không hưởng tiền lương, tiền công (không phân biệt thành phần kinh tế) được trợ cấp một ngày bằng 0,1 mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
b) Người đang hưởng tiền lương, tiền công của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp một ngày bằng 0,05 mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
2. Đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện , diễn tập, kiểm tra, lập danh sách quân nhân dự bị tập trung trong từng đợt, xác nhận số ngày tập trung và mức trợ cấp cho từng quân nhân dự bị gửi về cơ quan quân sự huyện, bao gồm toàn bộ số quân nhân dự bị thuộc bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương có trên địa bàn huyện.
Ban chỉ huy quân sự huyện chi trả trợ cấp cho quân nhân dự bị mỗi khi kết thúc đợt tập trung và quyết toán với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh để tổng hợp báo cáo quyết toán với ngân sách tỉnh.
VI. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH KHI ỐM ĐAU, BỊ THƯƠNG, BỊ CHẾT:
1. Đối với quân nhân dự bị đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
- Trong thời gian tập trung nếu bị ốm đau, bị thương hoặc bị chết thì được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành về ốm đau, bị thương, bị chết do kinh phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả.
- Đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra phối hợp với cơ quan, đơn vị nơi làm việc của quân nhân dự bị và các cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giải quyết mọi quyền lợi cho quân nhân dự bị.
2. Đối với quân nhân dự bị chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
a) Trường hợp bị ốm đau:
- Trong thời gian tập trung, nếu quân nhân dự bị bị ốm đau phải đưa đi bệnh viện thì được điều trị tại bệnh viện quân y hoặc bệnh viện dân y nơi gần nhất. Trong thời gian điều trị, quân nhân dự bị được hưởng chế độ khám, chữa bệnh như quân nhân tại ngũ, được đài thọ tiền ăn, được cấp khoản phụ cấp quy định tại Tiết a, Điểm 2, Mục IV, Phần B của Thông tư này, do đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra giải quyết.
- Hết thời gian tập trung mà bệnh của quân nhân dự bị chưa ổn định cần phải điều trị tiếp thì được đơn vị quân đội hỗ trợ một phần tiền ăn, tiền thuốc men, chữa bệnh mỗi ngày bằng hệ số 0,08 mức lương tối thiểu quy định của Chính phủ theo số ngày thực tế phải điều trị, tối đa không quá 15 ngày.
Kinh phí khám, chữa bệnh, đài thọ tiền ăn, phụ cấp cho quân nhân dự bị trong thời gian tập trung và khoản tiền hỗ trợ tiền ăn, thuốc men, chữa bệnh sau thời gian tập trung được quyết toán vào ngân sách quốc phòng nếu là đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực và quyết toán vào ngân sách tỉnh nếu là đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương.
b) Trường hợp bị thương trong luyện tập hoặc tai nạn rủi ro:
Quân nhân dự bị được điều trị tại bệnh viện quân y hoặc bệnh viện dân y cho đến khi khỏi vết thương. Trong thời gian điều trị, quân nhân dự bị được hưởng chế độ khám, chữa bệnh và đài thọ tiền ăn, phụ cấp như quân nhân dự bị ốm đau trong thời gian tập trung, do đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra giải quyết.
Kinh phí khám, chữa bệnh, đài thọ tiền ăn, phụ cấp cho quân nhân dự bị bị thương được quyết toán vào ngân sách quốc phòng nếu là đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực và quyết toán vào ngân sách tỉnh nếu là đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương.
Trường hợp vết thương trở thành thương tật thì đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra giới thiệu về Ban chỉ huy quân sự huyện để lập thủ tục xét hưởng trợ cấp tai nạn lao động, theo quy định tại Mục III Chương II Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12-CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ, kinh phí do ngân sách tỉnh chi trả.
Thủ tục hồ sơ trợ cấp tai nạn lao động do Ban chỉ huy quân sự huyện thụ lý, báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét ra quyết định. Hồ sơ bao gồm:
- Biên bản điều tra tai nạn lao động do đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra lập.
- Biên bản giám định khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa tỉnh.
- Báo báo thẩm định của Bộ chỉ huy quân sự huyện.
- Công văn đề nghị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) chi trả trợ cấp tai nạn lao động cho quân nhân dự bị theo quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
c) Trường hợp bị chết:
Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung nếu bị chết thì được hưởng mai táng phí bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ. Đơn vị quân đội phối hợp với gia đình, địa phương nơi quân nhân dự bị cư trú tổ chức mai táng theo quy định hiện hành đối với quân nhân tại ngũ, kinh phí do ngân sách quốc phòng chi trả.
Trường hợp quân nhân dự bị bị chết vì tai nạn trong huấn luyện hoặc tai nạn rủi ro thì còn được hưởng chế độ tử tuất theo quy định tại Mục V Chương II Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12-CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ, kinh phí do ngân sách tỉnh chi trả.
Thủ tục hồ sơ trợ cấp tử tuất do Ban chỉ huy quân sự huyện thụ lý, báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét ra quyết định. Hồ sơ bao gồm:
- Biên bản điều tra tai nạn lao động do đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra lập.
- Giấy chứng tử.
- Tờ khai hoàn cảnh gia đình.
- Báo báo thẩm định của Ban chỉ huy quân sự huyện.
- Công văn đề nghị của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.
Ủy ban Nhân dân xã chi trả trợ cấp tử tuất theo quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Trường hợp quân nhân dự bị bị ốm đau, bị thương, bị chết do say rượu, dùng chất ma túy, các chất hủy hoại sức khỏe khác hoặc do lỗi tự bản thân gây ra thì quân nhân dự bị phải tự lo kinh phí khám, chữa bệnh, không được hưởng tiền ăn, phụ cấp trong thời gian khám, chữa bệnh và không được xét hưởng trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp tử tuất quy định tại Điểm 2 của Mục này.
Trong thời gian tập trung, quân nhân dự bị bị thương hoặc bị chết mà có đủ các điều kiện quy định trong các văn bản pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hoặc liệt sĩ. Bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước theo quy định hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phưong, cơ quan, đơn vị quân đội kịp thời phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.
K.T BỘ TRƯỞNG | K.T BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | K.T BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 207/2010/TT-BQP Quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng thuộc biên chế làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Hướng dẫn 1612/HD-CT năm 2016 khen thưởng Tổng kết nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên giai đoạn 1996-2016 do Tổng cục Chính trị ban hành
- 3Thông tư 121/2020/TT-BQP về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, liên tịch ban hành
- 4Quyết định 744/QĐ-BQP năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng năm 2020
- 1Thông tư 121/2020/TT-BQP về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, liên tịch ban hành
- 2Quyết định 744/QĐ-BQP năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng năm 2020
- 1Nghị định 12/CP năm 1995 ban hành Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội
- 2Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996
- 3Nghị định 39-CP năm 1997 hướng dẫn Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên
- 4Thông tư 207/2010/TT-BQP Quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng thuộc biên chế làm công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 5Hướng dẫn 1612/HD-CT năm 2016 khen thưởng Tổng kết nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên giai đoạn 1996-2016 do Tổng cục Chính trị ban hành
Thông tư liên tịch 1232/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên và chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu của Bộ Quốc phòng -Bộ Lao động thương binh xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 1232/1998/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 24/04/1998
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Duy Đồng, Nguyễn Trọng Xuyên, Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 09/05/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra