Hệ thống pháp luật

BỘ QUỐC PHÒNG

BỘ CÔNG AN - BỘ NỘI VỤ

******

Số: 104-LB/QP

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 12  tháng 4 năm 1965

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ CÁC CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ QUÂN NHÂN TRONG KHI ỐM ĐAU, BỊ THƯƠNG, MẤT SỨC LAO ĐỘNG, VỀ HƯU HOẶC CHẾT; NỮ QUÂN NHÂN KHI CÓ THAI VÀ KHI ĐẺ; QUÂN NHÂN DỰ BỊ, DÂN QUÂN, TỰ VỆ ỐM ĐAU, BỊ THƯƠNG HOẶC CHẾT TRONG KHI LÀM NHIỆM VỤ QUÂN SỰ

(Ban hành do Nghị định số 161-CP ngày 30/10/1964 của Hội đồng Chính phủ)

Ngày 30 tháng 10 năm 1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau; bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự.

Nay Liên bộ Quốc phòng, Công an và Nội vụ ra thông tư nhằm giải thích, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các chế độ đã ghi trong Điều lệ.

Chương I:

 NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Điều 3 của Điều lệ đã quy định đối tượng được hưởng các chế độ quy định trong Điều lệ, nay giải thích thêm một số điểm sau đây:

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ làm nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả quân nhân tái đăng, được hưởng các chế độ trợ cấp khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động và khi chết;

b) Hạ sĩ quan, binh lính làm nghĩa vụ quân sự, mà khi nhập ngũ là công nhân, viên chức Nhà nước được hưởng các chế độ như hạ sĩ quan, binh sĩ chuyên nghiệp.

2. Theo điều 4 của Điều lệ, quân nhân đang bị án phạt giam không được hưởng các chế độ đãi ngộ phạt giam không được hưởng các chế độ đãi ngộ quy định trong Điều lệ. Quy định này cũng áp dụng cho cả thời gian bị tạm giam.

Chương II:

CÁC CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VŨ TRANG

Tiết 1. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ QUÂN NHÂN KHI ỐM ĐAU

1. Theo điều 5 của Điều lệ, quân nhân khi ốm đau được khám bệnh và điều trị tại các bệnh xá, bệnh viện quân đội. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ làm nghĩa vụ quân sự, nếu điều trị tại bệnh viện quân đội quá một năm (từ ngày điều trị), mà chưa khỏi bệnh thì chuyển sang điều trị tại các cơ sở y tế Nhà nước và hưởng chế độ như sau:

a) Nếu trước khi nhập ngũ là công nhân viên chứ nhà nước thì được xuất ngũ về cơ quan, xí nghiệp cũ để hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước (lấy tiền lương và phụ cấp nếu có trước ngày nhập ngũ để tính; nếu sinh hoạt phí trước khi xuất ngũ cao hơn thì được tính theo sinh hoạt phí);

b) Nếu không phải là công nhân, viên chức Nhà nước thì được xuất ngũ về địa phương, được trợ cấp mất sức lao động một lần và trong thời gian điều trị ở bệnh viện được Nhà nước đài thọ tiền thuốc và tiền bồi dưỡng, tiền ăn như mức ăn của công nhân viên chức Nhà nước; nếu chết được trợ cấp tiền chôn cất (150 đồng).

2. Theo điều 6 của Điều lệ, trong suốt thời gian điều trị, điều dưỡng quân nhân hưởng nguyên mức lương hoặc sinh hoạt phí, kể cả phụ cấp và tài trợ con (nếu có) như trước khi nghĩ việc vì ốm đau, nay nói thêm rõ:

a) Nguyên lương hoặc sinh hoạt phí gồm có:

- Đối với sĩ quan: lương quân hàm và chức vụ;

- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ chuyên nghiệp: lương chính phụ cấp hàm.

- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ: phụ cấp tiêu vặt.

Ngoài ra, các khoản phụ cấp khác của quân nhân như phụ cấp thâm niên, phụ cấp tái đăng, phụ cấp kỹ thuật lái xe, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp phục vụ bệnh nhân lao và lây; trợ cấp con, … thì hưởng theo quy định hiện hành.

b) Trong suốt thời gian điều trị hoặc điều dưỡng, nếu có tăng lương, tăng phụ cấp tiêu vặt, phụ cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, thì quân nhân không được hưởng (trừ trường hợp quyết định tăng lương, tăng phụ cấp tiêu vặt… được ký trước ngày quân nhân đi điều trị, điều dưỡng).

3. Những quân nhân vào điều trị hoặc điều dưỡng trước ngày ban hàng Điều lệ đến nay chưa ra viện thì cũng hưởng chế độ đãi ngộ khi ốm đau như quy định trong Điều lệ này.

Tiết 2. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ QUÂN NHÂN KHI BỊ THƯƠNG

Trước đây, Chính phủ đã quy định chế độ “phụ cấp thương tật” cho thương binh, gồm 6 hạnh thương tật. Nay do yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và để phù hợp với chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước, Hội đồng Chính phủ lại ban hành chế độ “trợ cấp thương tật” mới gồm 8 hạng thương tật và một số chế độ đãi ngộ khác. Chế độ trợ cấp thương tật mới này có thi hành cho các quân nhân bị thương vì chiến đấu với địch từ ngày 01/01/1961 trở về sau và cho các quân nhân bị thương vì làm các nhiệm vụ khác từ ngày  hòa bình lập lại (20/7/1954), nhưng chưa hưởng chế độ phụ cấp thương tật cũ. Những quân nhân bị thương trước những ngày nói trên vẫn hưởng theo chế độ phụ cấp thương tật cũ.

A.  Những trường hợp quân nhân được hưởng chế độ đãi ngộ khi bị thương.

1. Theo điều 7 của  Điều lệ, thì thương bình chia làm hai loại: thương binh loại A  và thương binh loại B.

Thương bị loại A:

Thương bị loại A là những quân nhân bị thương vì chiến đấu với địch, vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập.

a) Những trường hợp sau đây được coi là bị thương vì chiến đấu với địch:

- Bị thương trong chiến đấu với địch; tiêu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng;

- Bị thương do địch tra tấn trong lúc bị giam cầm, nhưng vẫn biểu thị trung thành và dũng cảm;

- Bị thương do địch gây nên trong lúc đang làm nhiệm vụ, hoặc bị địch ám hại, được cấp trung đoàn hoặc cấp Trung ương trở lên xác nhận.

b) Những trường hợp sau đây được coi là bị thương vì anh dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập:

- Bị thương vì cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân đang trong cơn nguy hiểm;

- Bị thương trong một số trường hợp tập luyện quân sự có tính chất nguy hiểm như tập quân sự có tính chất nguy hiểm như tập nhảy dù, lái máy bay, diễn tập chiến đấu… mà thể hiện tinh thần dũng cảm;

- Bị thương trong khi dò mìn, thử các loại vũ khí, đạn, thuốc nổ…

Thương binh loại B:

Thương binh loại B là những quân nhân bị thương trong luyện tập quân sự, trong công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất.

a) Bị thương trong tập luyện quân sự là bị thương trong giờ tập luyện quân sự (kể cả tập thể dục thể thao) ở thao trường hoặc doanh trại, theo chương trình, kế hoạch của đơn vị ( bao gồm thời giam đi và về từ đơn vị đến thao trường và cả thời gian ôn luyện);

b) Bị thương trong công tác là bị thương trong khi đang thi hành nhiệm vụ do đơn vị phân công (kể cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc từ đơn vị đến nơi làm việc), hoặc bị thương trong khi làm nhiệm vụ nghiên cứu, phát minh, cải tiến kỹ thuật phục vụ lợi ích chung, phục vụ chiến đấu bất ký ở đâu và trong thời gian nào, nếu được cấp chỉ huy từ đại đội trở lên xét và xác nhận.

Ví dụ:

- Đang ngồi làm việc tại doanh trại, bị sụt trần nhà rơi xuống mà bị thương;

- Được đơn vị cử đi mít tinh, biểu tình mà bị thương;

- Nghiên cứu, chuẩn bị học cụ, khí tài ngoài giờ làm việc mà bị thương;

- Trên đường đi công tác mà bị thương..

c) Bị thương trong học tập là bị thương trong khi đang học tập quân sự, chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức trong doanh trại hoặc ngoài doanh trại, được đơn vị quy định (kể cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc đơn vị đến nơi học tập).

d) Bị thương trong lao động xây dựng và sản xuất là bị thương trong thời gian lao động theo kế hoạch của đơn vị (kể cả lao động giúp dân cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc đơn vị đến nơi lao động).

Những trường hợp bị thương khác như bị thương ngoài giờ hành chính (ví dụ hết giờ làm việc, đi chơi bị tai nạn…) hoặc bị thương trong giờ làm việc tại nơi làm việc tại doanh trại, nhưng không do yêu cầu của nhiệm vụ (ví dụ: trong giờ làm việc, tự ý bỏ đi làm việc riêng, đùa nghịch rồi bị tai nạn; trên đường đi công tác tự tạt ngang hoặc dừng lại để giải quyết việc riêng mà bị tai nạn…) hoặc bị thương không phải do công tác (ví dụ: đi phép, đi nghỉ mát bị đỗ xe ô tô..) thì không được hưởng chế độ đãi ngộ khi bị thương, mà chi được hưởng khi ốm đau.

2. Các trường hợp bị thương thuộc loại A và loại B phải do thủ trưởng cấp trung đoàn, tiểu đoàn độc lập, tỉnh đội hoặc cấp tương đương trở lên xét và cấp giấy chứng nhận bị thương.

B. Quyền lợi được hưởng khi bị thương.

1. Theo điều 8 của Điều lệ, trong suốt thời gian điều trị, điều dưỡng (khi mới bị thương hoặc sinh hoạt phí kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có) như khi đang công tác,  như thế có nghĩa là trong thời gian đó, nếu tăng lương, tăng phụ cấp, trợ cấp thì quân nhân vẫn được hưởng. Riêng các khoản phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp phục vụ bệnh nhân lao và lây…) thì hưởng theo quy định hiện hành khi đi điều trị.

Thương binh bị thương trước ngày ban hành Điều lệ, hiện đang điều trị hoặc điều dưỡng, cũng được hưởng theo quy định nói trên.

2. Theo điều 9 của Điều lệ, thương binh được xếp hạng thương tật tạm thời hoặc vĩnh viễn và được hưởng trợ cấp thương tật kể từ ngày ra viện, nay giải thích thêm như sau:

a) Trong thời gian điều trị vết thương, thương binh đã được hưởng chế độ đãi ngộ quy định ở điều 8 của Điều lệ. Vì vậy, sau khi vết thương được chữa lành, thương binh được xác định thương tật và chi hưởng trợ cấp thương tật từ ngày ra viện.

b) Việc xác định thương tật tạm thời hoặc vĩnh viễn là tuỳ theo tính chất của vết thương; về nguyên tắc, những vết thương còn có thể tăng hoặc giảm thì xếp hạng tạm thời; những vết thương cố định thì xếp hạng vĩnh viễn. Thời hạn khám lại thương tật tạm thời tối đa không quá hai năm. Dù xếp hạng thương tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, đối với những trường hợp xếp hạng không đúng, thì đều phải khám và xác định lại cho chính xác. Sau thời gian, nếu xét thấy cần thiết, Bộ Nội vụ sẽ tổ chức kiểm tra lại toàn bộ việc xếp hạng thương tật, để bảo đảm cho thương binh hưởng trợ cấp đúng tiêu chuẩn quy định.

c) Tiền lương hoặc sinh hoạt phí dùng làm cơ sở để tính trợ cấp thương tật cho thương binh (kể cả trợ cấp thương tật hàng tháng và trợ cấp thương tật một lần) là lương chính hoặc sinh hoạt phí khi quân nhân bị thương. Đối với quân nhân nghĩa vụ quân sự, mà khi nhập ngũ là công nhân, viên chức Nhà nước thì được lấy lương chính thức khi nhập ngũ để tính, nếu lương đó cao hơn sinh hoạt phí.

d) Thương binh loại A và thương binh loại B bị thương mất từ 5% đến 20% sức lao động, được trợ cấp một lần bằng từ hai đến ba tháng lương chính hoặc sinh hoạt phí khi bị thương, thương binh loại B bị thương mất từ 21% đến 30% sức lao động, nếu đang công tác, được trợ cấp một lần bằng từ ba đến bốn tháng lương chính hoặc sinh hoạt phí khi bị thương. Nay Liên bộ ấn định cụ thể mức trợ cấp một lần như sau:

- Mất từ 5% đến 10% sức lao động, thương binh loại A và thương binh loại B được trợ cấp một lần bằng một tháng lương chính hoặc sinh hoạt phí;

- Mất từ 11% đến 15% sức lao động, thương binh loại A được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương chính hoặc sinh hoạt phí, thương binh loại B được trợ cấp một lần bằng một tháng rưỡi lương chính hoặc sinh hoạt phí;

- Mất từ 16% đến 20% sức lao động, thương binh loại A được trợ cấp một lần bằng ba tháng lương chính hoặc sinh hoạt phí, thương binh loại B được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương chính hoặc sinh hoạt phí;

- Mất từ 21% đến 30% sức lao động, thương binh loại A được trợ cấp hàng tháng, thương binh loại B được trợ cấp nếu gia đình, được trợ cấp hàng tháng, nếu đang công tác, được trợ cấp một lần như sau: mất từ 21% đến 25% sức lao động, được trợ cấp ba tháng lương chính hoặc sinh hoạt phí; mất từ 26% đến 30% sức lao động, được trợ cấp bốn tháng lương chính hoặc sinh hoạt phí.

e) Thương binh loại B mất từ 21% đến 30% sức lao động, sau khi khám và xác định tỷ lệ thương tật:

- Được trợ cấp thương tậ một lần, nếu tiếp tục công tác;

- Được trợ cấp thương tật hàng tháng kể từ ngày gia đình, nếu về gia đình;

- Sau khi ra viện, trong thời gian chờ đợi để giải quyết công tác hoặc về gia đình, thì chưa được giải quyết trợ cấp thương tật. Nếu đã lĩnh trợ cấp thương tật một lần và tiếp tục công tác chưa được hai năm (kể từ ngày ra viện) lại gia đình, thì chỉ được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng từ sau ngày đúng hai năm (kể từ ngày ra viện); nếu đã công tác trên hai năm (kể từ ngày ra viện); nếu đã công tác trên hai năm (kể từ ngày ra viện) mới về gia đình thì được lĩnh trợ cấp thương tật hàng tháng, kể từ ngày về gia đình.

g) Thương binh mất từ 21% sức lao động trở lên ngoài trợ cấp thương tật hàng tháng, còn được hưởng các chế độ ưu đãi khác. Những thương binh mất từ 20% sức lao động trở xuống, thì chỉ được hưởng trợ cấp thương tật một lần và không được hưởng các chế độ ưu đãi khác; nếu sau này, vết thương tái phát cần đi chữa, thì được hưởng chế độ điều trị như thương binh từ hạng 1 đến hạng 8 khi vết thương tái phát; nếu vết thương phát triển thì được khám và xác định lại thương tật.

h) Thương binh bị thương nhiều lần (kể cả bị thương trong kháng chiến, bị thương thuộc loại A, loại B hoặc bị tai nạn lao động, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của công nhân, viên chức Nhà nước) thì được tổng hợp các vết thương để xác định hạng thương tật mới và lấy mức lương hoặc sinh hoạt phí bị thương lần sau để tính trợ cấp theo hạng thương tật mới kể từ ngày ra viện lần bị thương sau:

- Nếu bị thương nhiều lần đều thuộc loại A thì được hưởng trợ cấp thương tật thương binh loại A hoặc bị thương nhiều lần đều thuộc loại B (kể cả bị tai nạn lao động) thì được hưởng trợ cấp thương tật của thương binh loại B.

- Nếu bị thương nhiều lần gồm có loại A và loại B (kể cả bị tai nạn lao động), thì được hưởng trợ cấp thương tật của thương binh loại A.

i) Vì mức trợ cấp thương tật cho thương binh đang công tác và mức trợ cấp thương tật cho thương binh về gia đình có khác nhau, nên cần phải phân biệt rõ như sau:

Thương binh đang công tác là thương binh:

- Còn tại ngũ;

- Làm việc tại ở các cơ quan, xí nghiệp quốc doanh, hoặc công tư hợp doanh (khi đã thuộc lực lượng lao động lâu dài, theo Nghị định số 24-CP ngày 13/3/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước) hoặc được cơ quan, xí nghiệp, đơn vị cho đi học, hưởng theo tỷ lệ phần trăm lương;

Thương binh đã về gia đình là thương binh:

- Về sống với gia đình;

- Vào nhà an dưỡng, trại thương binh;

- Đi sản xuất tập thể,…

3. Theo điều 13 của Điều lệ, thương binh được thu nhận vào nhà an dưỡng hoặc trại thương binh, được hưởng trợ cấp thương tật như thương binh về gia đình. Nếu trợ cấp thương tật hàng tháng thấp hơn mức sinh hoạt phí của nhà an dưỡng hoặc trại thương binh thì được trợ cấp thêm cho bằng mức sinh hoạt phí đó, nếu trợ cấp thương tật cao hơn thì hưởng trợ cấp thương tật và trả tiền ăn cho nhà an dưỡng hoặc trại thương binh. Thí dụ:

- Thương binh X, thương tật loại A hạng 6, được lĩnh trợ cấp hàng tháng là 27 đồng, được thu nhận vào trang trại thương binh, mức sinh hoạt hàng tháng của trại là 31 đồng, thì được trợ cấp thêm mỗi tháng là 31 đồng – 27 đồng = 4 đồng cho bằng sinh hoạt của trại.

- Thương binh Y, thương tật loại A hạng 6, lương chính khi bị thương là 65 đồng, được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng là:

65đ x 60

=

39 đồng,

được thu nhận vào trại thương binh thì không phải trợ cấp thêm nữa.

100

4. Theo điều 14 của Điều lệ, thương binh tàn phế, khi về gia đình, cần phải có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, thì hàng tháng được hưởng thêm một khoản trợ cấp bằng 10% lương chính hoặc sinh hoạt phí khi bị thương nhưng khoản trợ cấp này cộng với trợ cấp thương tật không được qúa 100% lương chính hoặc sinh hoạt phí khi bị thương.

Được gọi là thương binh tàn phế, cần phải có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, những thương binh được xếp hạng thương tật từ hạng 6 đến hạng 8 (mất từ 71% sức lao động trở lên). Thí dụ:

a) Thương binh X. thương tật hạng 7, lương chính khi bị thương là 65 đồng, khi về gia đình được lĩnh trợ cấp hàng tháng như sau:

Trợ cấp thương tật:

65đ x 70

=

45đ50

100

Trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày:

65đ x 10

=

6đ50

100

 

Cộng là

 

52đ00

            b) Thương binh Y, thương tật hạng 8, cấp bậc binh nhất, sinh hoạt phí hàng tháng là 34 đồng, khi về gia đình, được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng là 38 đồng. Như vậy, tiền trợ cấp thương tật đã cao hơn sinh hoạt phí, nên thương binh đó không hưởng khoản trợ cấp 10% sinh hoạt phí vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày nữa.

c) Thương binh Z, thương tật hạng 7, sinh hoạt phí tháng 34 đồng, khi về gia đình , được lĩnh:

Trợ cấp thương tật:

 

 

32đ00

Trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày:

34đ x 10

=

3đ40

100

 

Cộng là

 

35đ40

Trường hợp trên, trợ cấp 10% sinh hoạt phí vì cần người giúp đỡ sinh hoạt hàng ngày, cộng với trợ cấp thương tật cao hơn 100% sinh hoạt phí, nên thương binh Z, chỉ được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 100% sinh hoạt phí, tức là 34 đồng.

Thương binh tàn phế khi vào nhà an dưỡng hoặc trại thương binh, thì không được khoản trợ cấp 10% lương chính hoặc sinh hoạt phí nói trên, vì ở trại đã có người phục vụ rồi.

5. Theo điều 15 của Điều lệ, quân nhân có những hành động dũng cảm mà bị thương được ưu đãi cao hơn quân nhân bị thương trong những trường hợp khác.

Những trường hợp sau đây được coi là có hành động dũng cảm:

- Có tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường;

- Bị địch bắt và tra tấn cực hình, nhưng không phản bội xưng khai;

- Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân đương cơn nguy hiểm.

Những quân nhân có hành động dũng cảm mà bị thương phải được xếp hạng tật từ hạng 1 đến hạng 8, được khen thưởng từ bằng khen trở lên (kể cả bằng khen ngoài Quân đội) và được thủ trưởng cấp trung đoàn, tỉnh đội hoặc cấp tương đương trở lên xác nhận thì được ưu đãi như sau:

a) Nếu chuyển ngành, mà sau thời gian bảo lưu lương cũ, lương mới cộng với trợ cấp thương tật hàng tháng không bằng lương chính hoặc sinh hoạt phí cũ, thì được hưởng thêm một khoản trợ cấp chênh lệch cho bằng lương chính hoặc sinh hoạt phí cũ. Khoản trợ cấp chênh lệch này do cơ quan trả trợ cấp thương tật cấp phát hàng quý cùng với trợ cấp thương tật, theo chứng nhận và đề nghị của cơ quan, xí nghiệp có thương binh làm việc.

Thí dụ: Một quân nhân chuyên nghiệp chuyển ngành, lương chính 50 đồng, thương tật hạng 3, được xác nhận là có hành động dũng cảm, sau thời gian bảo lưu, được xếp lương mới là 40 đồng, thì được hưởng một khoản trợ cấp chênh lệch tính như sau:

Lương mới:

 

 

40đ00

Trợ cấp thương tật:

50đ x 12

=

6đ00

100

 

Cộng là

 

46đ00

Vì lương mới cộng với trợ cấp thương tật hàng tháng không bằng lương chính khi chuyển ngành, nên thương binh đó được hưởng khoản chênh lệch là 50đ – 46 đ = 4 đồng.

Quân nhân có những hành động dũng cảm mà bị thương, nếu chuyển ngành, sau thời gian bảo lưu lương cũ, mà lương mới cộng với trợ cấp thương tật hàng tháng đã bằng hoặc cao hơn lương chính chuyển ngành, thì không hưởng khoản trợ cấp chênh lệch này nữa.

b) Nếu về gia đình, vào nhà an dưỡng hoặc trại thương binh và đã thành tàn phế (tức là thương tật từ hạng 6 đến hạng 8), thì được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 100% lương chính hoặc sinh hoạt phí khi bị thương. Thương binh tàn phế về gia đình đã được hưởng trợ cấp thương tật bằng 100% lương chính hoặc sinh hoạt phí thì sẽ không hưởng khoản trợ cấp 10% lương chính hoặc sinh hoạt phí vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày nữa.

Thí dụ: một thương binh, thương tật loại A hạng 6, lương chính 65 đồng, vào trại thương binh, đáng lẽ được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng là:

65đ x 60

=

39 đồng

100

nhưng vì thương binh này được xác nhận là có hành động dũng cảm, nên được hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng bằng 100% lương chính khi bị thương là 65 đồng.

c) Nếu về gia đình, vào nhà an dưỡng hoặc trại thương binh và chưa thành tàn phế (tức thương tật từ hạng 1 đến hạng 5) thì ngoài trợ cấp thương tật, sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp ấn định là 10% lương chính hoặc sinh hoạt phí khi bị thương.

Thí dụ: Một thương binh, thương tật loại A hạng 4, sinh hoạt phí 31 đồng, được xác nhận là có hành động dũng cảm, khi về gia đình, được hưởng  trợ cấp thương tật hàng tháng là:

 

Trợ cấp thương tật:

 

 

18đ00

Trợ cấp 10% sinh hoạt phí vì được xác nhận là dũng cảm:

31đ x 10

=

3đ10

100

Cộng là

 

21đ10

6. Theo điều 16 của Điều lệ, thương binh vào nhà an dưỡng hoặc trại thương binh hoặc về gia đình, được hưởng chế độ trợ cấp con và chế độ khám và chữa bệnh, nay nói rõ thêm:

a) Chế độ trợ cấp con:

Nếu trong thời gian tại ngũ, thương binh đã được hưởng trợc cấp con (không kể là con đẻ hay đẻ sau khi bị thương) thì vẫn tiếp tục được lĩnh trợ cấp của những đứa con đó theo chế độ hiện hành; khoản trợ cấp này phát hành hàng quý cùng với trợ cấp thương tật. Những con đẻ sau ngày ra ngoài quân đội thì không được tính để hưởng trợ cấp. Hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ quân sự bị thương, nếu trước khi nhập ngũ là công nhân, viên chức Nhà nước và đã được trợ cấp con, thì cũng tiếp tục hưởng trợ cấp của những đứa con đó.

b) Chế độ khám và chữa bệnh:

- Thương binh ở nhà an dưỡng hoặc trại thương binh, được khám và chữa bệnh tại cơ sở y tế nơi cư trú, được hưởng chế độ thuốc men, bồi dưỡng như công nhân, viên chức Nhà nước có cấp bậc tương đương và thương binh phải trả tiền ăn cho bệnh viện (không phân biệt trường hợp ốm đau hoặc vết thương, bệnh cũ tái phát).

- Thương binh về gia đình nếu ốm đau thì được hưởng chế độ thuốc men, bồi dưỡng như công nhân, viên chức Nhà nước có cấp bậc tương đương và phải trả tiền ăn cho bệnh viện, nhưng nếu trợ cấp thương tật thấp hơn tiền ăn ở bệnh viện, thì chỉ phải trả tiền ăn bằng số tiền trợ cấp thương tật, số tiền còn thiếu sẽ do Nhà nước đài thọ, nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn, túng thiếu, có chứng nhận của Ủy ban hành chính xã hoặc khu phố, thì có thể được miễn hoặc giảm một phần tiền ăn.

Nếu vết thương hoặc bệnh cũ tái phát thì được hưởng chế độ thuốc men, bồi dưỡng như công nhân, viên chức Nhà nước có cấp bậc tương đương và không phải trả tiền ăn;

Nếu thương binh chết ở bệnh viện, thì được trợ cấp tiền chôn cất (150 đồng) như công nhân viên chức Nhà nước chết.

7. Theo điều 18 của Điều lệ, thương binh loại A đã ra ngoài quân đội, chết được xác định là liệt sĩ, thì thân nhân được xét hưởng tiền tuất theo quy định ở điểm a điều 45 của Điều lệ; trường hợp chết vì vết thương cũ tái phát nhưng không được xác định là liệt sĩ thì thân nhân được xét hưởng tiền tuất như quy định ở điểm b điều 45 của Điều lệ.

8. Theo điều 19 của Điều lệ, thương binh khi vết thương đã thành cố tật thì được xét chân tay giả, mắt giả, kính, máy điếc, xe ba bánh… không phải trả tiền.

Bộ Nội vụ sẽ hướng dẫn riêng về thể lệ cấp phát những phương tiện trên đây.

9. Theo Điều 20 của Điều lệ thương binh loại A bị thương từ ngày 01/01/1961, hiện đang hoặc chưa hưởng phụ cấp thương tật theo Nghị định số 13-CP ngày 02 tháng 02 năm 1962 của Hội đồng Chính phủ (chế độ cũ) và thương binh loại B bị thương từ ngày hoà bình lập lại chưa được hưởng phụ cấp thương tật theo Thông tư số 27-TT/LB ngày 05 tháng 5 năm 1961 của Liên Bộ nội vụ - Quốc phòng, đều được xét để hưởng trợ cấp thương tật theo Điều lệ này kể từ ngày ban hành. Cụ thể như sau:

a) Thương binh loại A bị thương sau ngày 01/01/1961 và thương binh loại B bị thương từ ngày hòa bình lập lại (20/7/1954), hiện đang điều trị, chưa được xác định thương tật, thì sau này khi ra viện sẽ được xếp hạng thương tật, sẽ được hưởng trợ cấp thương tật theo Điều lệ này kể từ ngày ra viện.

b) Thương binh loại A bị thương sau ngày 01/01/1961 nếu đã hưởng phụ cấp thương tật (chế độ cũ) thì được chuyển sang hưởng trợ cấp thương tật (chế độ mới) từ ngày ban hành Điều lệ này; nếu chưa hưởng theo chế độ cũ, thì phải xếp hạng thương tật theo chế độ cũ (6 hạng ) và hưởng phụ cấp thương tật (chế độ cũ) từ ngày bị thương đến ngày 30/9/1964, đồng thời phải xếp hạng thương tật theo chế độ mới (8 hạng) và hưởng trợ cấp thương tật (chế độ mới) từ ngày 01/10/1964; trường hợp mức trợ cấp của chế độ cũ cao hơn mức trợ cấp của chế độ mới, thì vẫn được hưởng theo chế độ cũ.

c) Thương binh loại B bị thương từ ngày hoà bình được lập lại (20/7/1954), nếu đã hưởng phụ cấp thương tật theo chế độ cũ thì vẫn tiếp tục hưởng theo chế độ đó; nếu chưa hưởng theo chế độ cũ thì được xét hưởng trợ cấp thương tật theo Điều lệ này (trợ cấp một lần hoặc cấp hàng tháng) kể từ ngày ban hành (3/10/1964). Cơ sở để tính trợ cấp thương tật như sau:

- Nếu khi bị thương hưởng chế độ cung cấp thì được hưởng trợ cấp như thương binh hưởng chế độ cung cấp.

- Nếu khi bị thương hưởng chế độ tiền lương thì lấy lương chính khi bị thương để tính.

10. Thương binh mất từ 61% sức lao động (hạng 5) trở lên, nếu đủ điều kiện hưu trí hoặc mất sức lao động, thì chế độ đãi ngộ nào cao hơn được hưởng chế độ đó, nhưng dù hưởng trợ cấp hưu trí hoặc mất sức lao động, thương binh đó vẫn được hưởng quyền lợi ưu đãi khác quy định đối với thương binh.

Thí dụ: Một thương binh hạng 5 (mất 65% sức lao động) hưởng trợ cấp thương tật hàng tháng bằng 50% lương chính. Thương binh đó có 16 năm công tác liên tục, đủ điều kiện hưu trí thì trợ cấp hưu trí hàng tháng bằng 62% lương chính, ngoài ra còn được hưởng thêm 10% trợ cấp thương tật. Như vậy, trợ cấp hưu trí cao hơn trợ cấp thương tật, nên thương binh binh đó được hưởng chế độ hưu trí.

11. Các chế độ đãi ngộ với thương binh quy định tại Điều lệ này hiện nay mới thi hành đối với các thương binh loại A bị thương từ ngày 01/01/1961 và thương binh loại B (chưa hưởng chế độ cũ) bị thương từ ngày hòa bình lập lại đến nay; còn đối với thương binh đã hưởng chế độ phụ cấp thương tật cũ thì Bộ Nội vụ sẽ hướng dẫn sau.

Tiết 3. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ QUÂN NHÂN RA NGOÀI QUÂN ĐỘI VÌ MẤT SỨC LAO ĐỘNG

1. Theo điều 22 của Điều lệ, thì những quân nhân có đủ điều kiện sau đây, được hưởng trợ cấp mất sức lao động cho đến khi sức khoẻ hồi phục hoặc đến khi chết:

a) Có 5 năm công tác liên tục trở lên;

b) Mất sức lao động từ 60% trở lên vì:

- Ốm đau lâu ngày (không phải bệnh nghề nghiệp);

- Tai nạn rủi ro (không thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp thương tật);

- Già yếu (nam từ 55 tuổi, nữ từ 50 tuổi trở lên), không còn sức khoẻ làm việc, nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí.

Những quân nhân phải ra ngoài quân đội vì những lý do khác không thuộc đối tượng thi hành chế độ này.

2. Theo điều 22 và điều 23 của Điều lệ, trợ cấp mất sức lao động ấn định như sau:

a) Nếu đã công tác liên tục đủ 5 năm, thì được trợ cấp hàng tháng bằng 35% lương chính; nếu đã công tác liên tục trên 5 năm thì từ năm thứ 6 đến năm thứ 10, mỗi năm thêm 1% lương chính, từ năm thứ 11 trở  đi mỗi năm thêm 2% lương chính, nhưng nhiều nhất trợ cấp hàng tháng không quá 65% lương chính. Nếu tính trợ cấp theo tỷ lệ phần trăm lương chính nói trên mà không đủ 15 đồng một tháng, thì được nâng lên cho bằng mức đó.

b) Nếu  mất sức lao động cần phải có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tiểu tiện, đại tiện, thay quần áo,… thì được hưởng thêm một khoản trợ cấp hàng tháng bằng 10% lương chính.

Nếu  là công nhân viên chức Nhà nước làm nghĩa vụ quân sự bị mất sức lao động, phải xuất ngũ về địa phương mà sinh hoạt phí thấp hơn lương chính trước khi nhập ngũ,  thì được lấy mức lương để tính tiền trợ cấp hàng tháng.

Riêng đối với những quân nhân miền Nam tập kết, nếu tính các khoản trợ cấp trên đây thấp hơn mức 25 đồng là mức trợ cấp an dưỡng cho cán bộ miền Nam theo Chỉ thị số 1000-TTg ngày 09/8/1956 của Thủ tướng Chính phủ, thì được nâng lên cho bằng mức đó. Thí dụ: Một quân nhân có thời gian công tác liên tục 14 năm, lương chính 65 đồng, nay được về gia đình vì mất sức lao động thì được trợ cấp hàng tháng như sau:

5 năm đầu:

35%

lương chính

Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10, mỗi năm thêm 1% lương chính:

5%

lương chính

Từ năm thứ 11 đến năm thứ 14, mỗi năm thêm 2% lương chính:

8%

lương chính

Cộng:

48%

lương chính

Trợ cấp hàng tháng:

65đ x 48

=

31đ20

100

 

 

 

 

 

 

Nếu quân nhân đó cần có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, thì ngoài 31đ20 nói trên, hàng tháng còn được trợ cấp thêm 10% lương chính, tức là:

31đ21 +

65đ X 10

=

37đ70

100

Một quân nhân hưởng chế độ cung cấp đủ 5 năm công tác liên tục (5 năm nghĩa vụ quân sự hoặc 4 năm nghĩa vụ quân sự, một năm tái đăng), sinh hoạt phí 42 đồng, nay về gia đình vì mất sức lao động, thì được hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:

42đ x 35

=

14đ70

100

Mức trợ cấp trên đây chưa đủ 15 đồng, nên được cấp nâng lên cho bằng mức đó.

Nếu quân nhân đó cần có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, thì ngoài 15 đồng nói trên, hàng tháng còn được trợ cấp thêm 10% sinh hoạt phí (42 đồng), tức là:

15đ +

42đ X 10

=

19đ20

100

Nếu là quân nhân miền Nam tập kết thì được trợ cấp 25 đồng. Nếu là quân nhân đó cần có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày thì ngoài 25 đồng nói trên, hàng tháng còn được cấp thêm 10% sinh hoạt phí.

3. Theo điều 25 của Điều lệ, quân nhân mất sức lao động, cứ hai năm khám một lần, nếu sức khỏe đã phục hồi, thì thôi không hưởng trợ cấp mất sức lao động nữa và được hưởng chế độ trợ cấp phục viên nếu là quân nhân tình nguyện, hoặc quân nhân chuyên nghiệp, được hưởng trợ cấp xuất ngũ nếu là quân nhân làm nghĩa vụ quân sự, nhưng phải trừ một tháng lương hoặc sinh hoạt phí đã lĩnh sau khi xuất ngũ.

Sau này, nếu do bệnh cũ hoặc vết thương cũ tái phát, quân nhân đó bị mất sức lao động được Hội đồng giám y khoa xác nhận, thì được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng kể từ ngày ký quyết định.

4. Theo điều 26 của Điều lệ, quân nhân mất sức lao động, khi ốm đau được đến khám và chữa bệnh tại cơ sở y tế nơi cư trú, được hưởng chế độ thuốc men, bồi dưỡng như công nhân, viên chức mất sức lao động có cấp bậc tương đương đã thôi việc; khi vào bệnh viện, nếu tiền ăn cao hơn tiền trợ cấp được lĩnh, số tiền còn thiếu do Nhà nước đài thọ.

Khi chết, gia đình được trợ cấp tiền chi phí chôn cất như quy định đối với công nhân, viên chức Nhà nước mất sức lao động đã thôi việc (150 đồng).

5. Theo điều 27 của Điều lệ, quân nhân mất sức lao động, không đủ 5 năm công tác liên tục; được cấp một lần (cứ mỗi năm phục vụ được hưởng một tháng lương sinh hoạt phí và ít nhất cũng bằng hai tháng lương hoặc sinh hoạt phí).

Ngoài khoản trợ cấp nói trên, còn được hưởng trợ cấp xuất ngũ theo chế độ hiện hành.

6. Theo điều 28 của Điều lệ, quân nhân đang hưởngb chế độ mất sức lao động theo Nghị định số 500-NĐ/LB ngày 12/11/1958 của Liên bộ Quốc phòng, Cứu tế xã hội, Tài chính hoặc Nghị định số 523-TTg ngày 6/12/1958 của Thủ tướng Chính phủ, nếu tính đến ngày ra ngoài quân đội có đủ điều kiện quy định trong điều 12 của Điều lệ, thì được chuyển sang hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động theo quy định ở Điều lệ này kể từ ngày ban hành.

Cách chuyển sang hưởng chế độ mất sức lao động như sau:

- Nếu là quân nhân hưởng chế độ tiền lương, thì lấy mức lương trước khi ra ngoài quân đội để tính;

- Nếu là quân nhân hưởng chế độ cung cấp, thì lấy sinh hoạt phí trước khi xuất ngũ để tính. Nếu số tiền trợ cấp mất sức lao động tính theo tỷ lệ phần trăm tiền lương hoặc sinh hoạt phí dưới 15 đồng thì được nâng lên cho bằng 15 đồng.

Riêng đối với quân nhân miền Nam tập kết, nếu số tiền trợ cấp mất sức lao động tính theo tỷ lệ phần trăm tiền lương hoặc sinh hoạt phí dưới 25 đồng thì được nâng lên cho bằng 25 đồng (là mức trợ cấp an dưỡng cán bộ miền Nam tập kết theo Chỉ thị số 1000-TTg ngày 9/8/1956 của Thủ tướng Chính phủ).

Còn những quân nhân không đủ điều kiện hưởng chế độ mới (không đủ 5 năm công tác liên tục..) thì vẫn hưởng chế độ cũ (với mức 3 mức 8, 10, 12 đồng).

7. Thương binh về gia đình có đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất sức lao động thì chế độ trợ cấp nào cao hơn được hưởng chế độ đó, nếu hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động thì vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi khác quy định đối với thương binh (kể cả trợ cấp vì có hành động dũng cảm).

8. Ngoài các quyền lợi nói trong Điều lệ; quân nhân mất sức lao động được hưởng các chế độ đãi ngộ về nhà ở, về ăn, mặc, .. như quy định trong Thông tư số 84-TTg ngày 20/8/1963 của Hội đồng Chính phủ và Thông tư số 11-TTg ngày 29/1/1965 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiết 4. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ

1. Theo điều 32 của Điều lệ, quân nhân đã hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945 và quân nhân có nhiều thành tích trong hoàn cảnh chiến đấu và có đủ 15 năm công tác liên tục; nếu ốm yếu, không còn khả năng làm việc thì cũng được hưởng chế độ trợ cấp hưu trí.

Quân nhân đã hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945, là những quân nhân đã hoạt động trong các tổ chức cách mạng như Đảng cộng sản Đông Dương, các đoàn thể cách mạng, các đội vũ trang do Đảng lãnh đạo hoặc các đảng phái chân chính khác, đến nay vẫn tích cực công tác và hoạt động liên tục, được tổ chức xác nhận.

Quân nhân có nhiều thành tích hoàn cảnh chiến đấu là những quân nhân đã tham gia kháng chiến, được Chính phủ tặng thưởng huân chương hoặc huy chương kháng chiến, huân chương hoặc huy chương chiến thắng hoặc tham gia chiến đấu trong hoà bình.

2. Điều 34 của Điều lệ đã quy định mức trợ cấp hưu trí, nay Liên Bộ giải thích thêm như sau : việc định mức trợ cấp hưu trí nói chung vẫn căn cứ vào mức lương cao nhất mà quân nhân đã hưởng trong thời gian 10 năm trước khi về hưu như đã quy định trong Điều lệ tạm thời.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, có một số quân nhân trước đây đã được giao một số chức vụ quan trọng hoặc đã hoạt động lâu năm cho cách mạng, cho kháng chiến, nhưng vì sức khoẻ sút kém, khả năng bị hạn chế, phải chuyển sang làm việc nhẹ, hưởng lương thấp (không kể trường hợp quân nhân bị thi hành kỷ luật) thì khi quân nhân về hưu, đơn vị quản lý quân nhân có thể căn cứ vào những chức vụ đã giao (không phải chi căn cứ vào một chức vụ cao nhất) và thời gian hoạt động cho cách mạng, cho kháng chiến để định lại mức lương làm cơ sở tính trợ cấp hưu trí cho thỏa đáng.

Trước khi ra quyết định điều chỉnh mức lương cho quân nhân để tính trợ cấp hưu trí, các cấp quản lý quân nhân đó phải xin ý kiến và được sự đồng ý của Bộ quốc phòng (Tổng cục chính trị) hoặc Bộ tư lệnh công an nhân dân vũ trang.

Mức lương được điều chỉnh chi dùng làm cơ sở để tính trợ cấp một tháng lương khi mới về hưu, không dùng để trả lương quân nhân còn đang công tác.

Sau đây là một vài thí dụ về cách tính trợ cấp:

a) Một sĩ quan 55 tuổi, lương chính 65 đồng; có thời gian công tác nói chung 20 năm,  trong đó có 12 năm công tác liên tục, nay về hưu; thì được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng như sau:

5 năm đầu:

45%

lương chính

Kể từ năm thứ 6 đến năm thứ 10:

5%

lương chính

Kể từ năm thứ 11 đến năm thứ 12, mỗi năm thêm 2% lương chính:

4%

lương chính

Cộng:

54%

lương chính

Trợ cấp hưu trí là:

65đ x 54

=

35đ10

 

100

 

 

 

 

 

 

b) Một quân nhân lương chính 131 đồng; đã hoạt động cách mạng từ năm 1936, đến nay có 27 năm công tác liên tục, nay về hưu được hưởng trợ cấp như sau:

5 năm đầu:

45%

lương chính

Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10, mỗi năm thêm 1% lương chính:

5%

lương chính

Từ năm thứ 11 đến năm thứ 27, mỗi năm thêm 2% lương chính:

34%

lương chính

Cộng:

84%

lương chính

Nhưng chỉ hưởng cao nhất là 75% lương chính là:

131đ x 75

=

98đ25

100

 

 

 

 

 

 

Ngoài trợ cấp nói trên, quân nhân còn được trợ cấp ưu đãi vì hoạt động cách mạng lâu năm như nói ở điểm 4 dưới đây.

3. Theo điều 35 của Điều lệ, quân nhân về hưu được bảo đảm mức sinh hoạt phí thấp nhất là 22 đồng một tháng; nếu là quân nhân miền Nam tập kết thì được 25 đồng một tháng.

4. Theo điều 36 của Điều lệ, những quân nhân có công lao, thành tích lớn, anh hùng quân đội hoặc anh hùng lao động chuyển sang quân đội hoặc anh hùng lao động chuyển sang quân đội thì khi về hưu, ngoài trợ cấp được hưởng như quy định ở điều 34, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp ưu đãi bằng 5% đến 15% lương chính.

a) Được coi là có công lao, thành tích:

- Những Đảng viên đã được kết nạp hoặc kết nạp lại từ 19/8/1945 về trước, tích cực công tác và hoạt động liên tục từ khi được kết nạp lại đến nay.

- Những người đã tham gia hoạt động trong các tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng từ tháng 12 năm 1944 trở về trước, đã tích cực công tác và hoạt động liên tục đến nay.

Những nguời nói trên nếu có thời gian bị tù; thì khi ở tù, phải vẫn giữ được phẩm chất cách mạng, và khi ra tù lại tiếp tục hoạt động đến nay.

Những trường hợp khác như cầu an, dao động nằm im không hoạt động quá lâu (thời gian nằm im dài hơn thời gian hoạt động, kể từ 19/8/1945 trở về trước), hoặc bị địch bắt, khai báo nhiều, có tính chất phản bội và làm chi điểm, mật thám cho địch, hoặc tham gia các đảng phái phản động khác thì không thuộc đối tượng hưởng chế độ ưu đãi này.

b) Mức ưu đãi ấn định như sau:

Những quân nhân là anh hùng quân đội hoặc anh hùng lao động chuyển sang quân đội, được trợ cấp ưu đãi bằng 5% lương chính;

Những quân nhân đã hoạt động cách mạng lâu năm, được hưởng trợ cấp ưu đãi như sau:

- Đã hoạt động cách mạng từ 31/12/1935 trở về trước và có thời gian hoạt động trước cách mạng tháng 8/1945 từ 9 năm trở lên thì được hưởng trợ cấp ưu đãi bằng 15% lương chính.

- Đã hoạt động cách mạng từ 31/12/1939 trở về trước và có thời gian hoạt động trước cách mạng tháng 8/1945 từ 5 năm trở lên đến năm dưới 9 năm thì được trợ cấp ưu đãi bằng 10% lương chính; nếu trong quá trình hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945, đã đảm nhiệm chức vụ từ bí thư huyện ủy trở lên (hoặc tương đương), thì được trợ cấp ưu đãi bằng 15% lương chính;

- Các trường hợp khác thuộc đối tượng được trợ cấp ưu đãi thì được trợ cấp ưu đãi bằng 5% lương chính. Trong quá trình hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945, nếu đã đảm nhiệm chức vụ bí thư huyện ủy, tỉnh ủy viên, phó bí thư tỉnh ủy, liên tỉnh ủy (hoặc tương đương), thì được trợ cấp ưu đãi bằng 10% lương chính; nếu đã đảm nhiệm chức vụ từ bí thư tỉnh ủy trở lên (hoặc tương đương) thì được trợ cấp ưu đãi bằng 15% lương chính.

Quân nhân vừa là anh hùng quân đội hoặc anh hùng lao động chuyển sang quân đội, vừa là cán bộ cách mạng hoạt động lâu năm, thì được hưởng cả hai khoản trợ cấp ưu đãi quy định cho anh hùng quân đội hoặc anh hùng chuyển sang quân đội và cho cán bộ cách mạng hoạt động lâu năm như đã nói ở trên, nhưng tổng số hai khoản trợ cấp ưu đãi đó không được quá 15% lương chính.

5. Theo điều 38 của Điều lệ, quân nhân về hưu không có nơi nương tựa thì được xét thu nhận vào nhà dưỡng lão của Nhà nước. Nếu mức trợ cấp hưu trí thấp hơn mức sinh hoạt của nhà dưỡng lão thì được trợ cấp thêm bằng mức sinh hoạt đó.

6. Quân nhân về hưu có trợ cấp thương tật, thì ngoài trợ cấp hưu trí, hàng tháng còn được hưởng 10% của mức trợ cấp thương tật khi về gia đình. Nếu là thương binh có hành động dũng cảm thì hàng tháng còn được trợ cấp thêm 10% lương chính sinh hoạt phí khi bị thương. Ngoài ra, quân nhân đó vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi khác quy định đối với thương binh. Quân nhân hưởng phụ cấp thương tật theo Nghị định số 13-CP ngày 2/2/1962 của Hội đồng Chính phủ (chế độ cũ) thì ngoài trợ cấp hưu trí, vẫn được hưởng phụ cấp thương tật (không hưởng phụ cấp sản xuất hoặc an dưỡng) theo quy định hiện hành về chế độ phụ cấp thương tật.

Thí dụ:

a) Một quân nhân 55 tuổi, có 20 năm công tác nói chung, 12 năm công tác liên tục, bị thương tháng 4/1963 (loại A), được xếp thương tật hạng 2 (8 hạng), lương chính 65 đồng, nay về hưu được trợ cấp như sau:

Trợ cấp hưu trí 55% lương chính:

35đ75

10% của trợ cấp thương tật (trợ cấp thương tật của thương binh hạng 2 về gia đình là 20% lương chính, tức là 13 đồng):

1đ30

Cộng:

37đ05

Nếu là thương binh có hành động dũng cảm thì được trợ cấp 10% lương chính:

6đ50

Tổng cộng:

43đ55

b) Cũng quân nhân nói trên, nếu bị thương trong kháng chiến được xếp hạng thương tật 4, được hưởng phụ cấp thương tật mỗi tháng 2đ40, thì khi về hưu được hưởng trợ cấp như sau:

Trợ cấp hưu trí:

35đ75

Phụ cấp thương tật

2đ40

Cộng:

38đ15

7. Theo điều 41 của Điều lệ, quân nhân mất sức lao động, đã ra ngoài quân đội về gia đình, đang hưởng chế độ trợ cấp theo Nghị định  số 500-NĐ/LB ngày 12/11/1958 của Liên bộ Cứu tế xã hội, Tài chính, Quốc phòng, hoặc Nghị định số 523-TTg ngày 6/12/1958 của Thủ tướng Chính phủ và quân nhân phục viên từ ngày 01/01/1962 đến nay, nếu tính đến ngày ra ngoài quân đội có đủ điều kiện quy định ở các điều 29, 30, 31 và 32 thì được chuyển sang hưởng chế độ trợ cấp hưu trí quy định ở Điều lệ này kể từ ngày ban hành.

Cách chuyển sang hưởng chế độ trợ cấp hưu trí cũng như cách chuyển sang hưởng chế độ mất sức lao động nói ở tiết 3 thông tư này. Nhưng nếu trợ cáp hưu trí tính theo tỷ lệ quy định thấp hơn 22 đồng thì được nâng cao lên cho bằng 22 đồng. Riêng đối quân nhân miền Nam tập kết, nếu trợ cấp hưu trí tính theo tỷ lệ quy định thấp hơn 25 đồng, thì được nâng lên cho bằng 25 đồng.

8. Ngoài các quyền lợi nói trong Điều lệ, quân nhân về hưu được hưởng các chế độ về nhà ở, về ăn, mặc… như quy định trong Thông tư số 84-TTg ngày 20/8/1963 của Hội đồng Chính phủ và Thông tư số 11-TTg/TN ngày 29/1/1965 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiết 5. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHÔN CẤT CHO QUÂN NHÂN CHẾT VÀ TRỢ CẤP TIỀN TUẤT CHO GIA ĐÌNH.

A. Trợ cấp chôn cất.

Theo điều 43 của Điều lệ, khi quân nhân chết, cơ quan đơn vị được chi một khoản tiền về chôn cất:

1. Nếu quân nhân chết ở đơn vị, ở bệnh viện thì đơn vị hoặc bệnh viện có trách nhiệm chôn cất chu đáo và tuỳ theo điều kiện từng địa phương mà chi những khoản cấp thiết như 6m vải liệm bằng diềm bâu, một áo quan loại trung bình, hai vòng hoa, hương nến, hai kiểu ảnh 6cmx9cm chụp khi tổ chức tang lễ, một bia đá hoặc gỗ loại tốt, tiền thuê xe tang, thuê đất ở nghĩa trang hoặc tiền thuê người đào huyệt (nếu có). Nếu chôn mà không cải táng thì được chi thêm tiền xây mộ, mộ bề dài 2m, bề ngang 1m2, bề cao 0m60 (0m40 trên mặt đất, 0m20 dưới mặt đất).

Nếu quân nhân chết là người thuộc dân tộc ít người thì tuỳ theo phong tục địa phương, có thể chi thêm những khoản thật cần thiết khác.

2. Nếu quân nhân chết mà cơ quan hoặc đoàn thể địa phương đảm nhiệm việc chôn cất, thì được chi không quá 150 đồng, nếu gia đình đảm nhiệm chôn cất thì trợ cấp 150 đồng.

3. Khi quân nhân chết, nếu gia đình hoặc đơn vị ở xa, ngoài các khoản nói trên, còn được chi thêm tiền đánh điện cho gia đình và đơn vị,  tiền ăn cho những người trong gia đình đến đưa tang, mỗi người 0đ90 một ngày trong phạm vi không quá 7 ngày; nếu hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, có thể cấp tiền tàu xe cả lượt đi và về và tiền ăn đường (mỗi ngày 0đ90), nhưng phải được Thủ trưởng trung đoàn, Thủ trưởng bệnh viện hoặc cấp tương đương xét và quyết định.

B. Trợ cấp tiền tuất.

1. Theo các điều 44, 45 và 47 của Điều lệ, trợ cấp tiền tuất cho thân nhân của quân nhân chết được xác định là liệt sĩ, chết vì tai nạn trong tập luyện quân sự, trong công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất vì chết vì ốm đau hoặc tai nạn rủi ro có khác nhau, cả về trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần. Nay giải thích thêm về tiền tuất hàng tháng như sau:

Trường hợp quân nhân chết được xác định là liệt sĩ:

a) Việc xác định quân nhân chết là liệt sĩ phải căn cứ vào bản định nghĩa liệt sĩ đính kèm theo Điều lệ ưu đãi gia đình liệt sĩ ban hành bằng Nghị định số 980-TTg ngày 27/7/1956 của Thủ tướng Chính phủ

Cụ thể quân nhân chết trong những trường hợp sau đây, được xác định là liệt sĩ:

- Bị hy sinh trong chiến đấu, tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng;

- Bị địch bắt, tra tấn, nhưng không khai báo, không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà bị địch giết hay ốm chết;

- Bị khủng bố chết trong các cuộc đấu tranh trong nhà lao của địch;

- Dũng cảm vượt khó khăn, nguy hiểm, kiên quyết làm nhiệm vụ hoặc vì cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước mà bị hy sinh;

- Bị thương trong những trường hợp trên đây và thành thương tật, vẫn giữ được phẩm chất cách mạng, sau vì vết thương cũ tái phát mà chết, được đồng đội trong đơn vị, đồng sự trong cơ quan hay nhân dân nhận xét là xứng đáng, được Ủy ban hành chính tỉnh hoặc cấp trung đoàn trở lên đề nghị.

b) Những thân nhân không có sức lao động mà quân nhân khi còn sống phải nuôi dưỡng thì được hưởng tiền tuất hàng tháng, không cần phải điều kiện gia đình sụt thu nhập 60% trở lên hoặc bình quân thu nhập thấp.

c) Tiền tuất hàng tháng của gia đình liệt sĩ tính như sau:

- Quân nhân có lương chính hoặc sinh hoạt phí từ 40 đồng trở xuống, gia đình có một người nuôi dưỡng, được trợ cấp 10 đồng, có hai người phải nuôi dưỡng được trợ cấp 18 đồng, có ba người nuôi dưỡng được trợ cấp 24 đồng, có bốn người trở lên phải nuôi dưỡng được trợ cấp 30 đồng;

- Quân nhân có lương chính hoặc sinh hoạt phí cao hơn 40 đồng, thì thân nhân còn được hưởng 5% của phần tiền lương, hoặc sinh hoạt phí cao hơn 40 đồng.

- Quân nhân có công tác liên tục 10 năm trở lên, thì thân nhân còn được trợ cấp thêm 10% của hai khoản trợ cấp nói trên cộng lại.

 Ngoài ba khoản nói trên, thân nhân còn được trợ cấp thêm 10% của ban khoản trợ cấp đó cộng lại.

Thí dụ: Một liệt sĩ có 15 năm công tác liên tục, lương chính 100 đồng, có một mẹ già mất sức lao động, có hai con dưới 16 tuổi, gia đình của liệt sĩ đó được cấp hàng tháng như sau:

3 người phải nuôi dưỡng

 

24đ00

5% của phần lương chính cao hơn 40 đồng

(100 – 40) x 50

3đ00

100

10% của hai khoản trợ cấp nói trên trên (27 đồng) vì công tác liên tục trên 10 năm:

 

2đ70

10% của ba khoản trợ cấp trên nói trên (29,70) vì là liệt sĩ:

 

2đ97

Cộng cả bốn khoản:

32đ67

Trường hợp quân nhân chết vì tai nạn trong tập luyện quân sự, trong công tác, trong học tập, lao động xây dựng và sản xuất.

Những trường hợp chết vì tai nạn trong học tập luyện quân sự, trong công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất cũng giống như những trường hợp mà khi bị thương thì được xác định là thương binh loại B nói ở tiết 2 trong thông tư này.

a) Những thân nhân quân nhân có sức lao động mà quân nhân khi còn sống phải nuôi dưỡng được hưởng tiền tuất hàng tháng, nếu có đủ điều kiện sau đây:

- Về phần bản thân quân nhân, phải là quân nhân hưởng chế độ tiền lương (kể cả công nhân, viên chức làm nghĩa vụ quân sự);

- Về phần gia đình, tổng số thu nhập hoặc bình quân thu nhập của gia đình bị sụt từ 60% trở lên hoặc bình quân thu nhập của gia đình thấp thuộc diện trợ cấp khó khăn của Nhà nước.

b) Tiền tuất hàng tháng tính như sau:

- Gia đình có một người phải nuôi dưỡng, được trợ cấp 9đ, có hai người nuôi dưỡng, được trợ cấp 16 đồng, có ba người phải nuôi dưỡng được trợ cấp 21 đồng, có bốn người trở lên phải nuôi dưỡng được trợ cấp 24 đồng.

- Ngoài khoản trợ cấp trên, gia đình có quân nhân chết còn được hưởng các khoản trợ cấp sau đây:

5% của phần tiền lương cao hơn 40 đồng;

10% của hai khoản trợ cấp nói trên, nếu quân nhân đã công tác liên tục từ 10 năm trở lên;

10% của ba khoản trợ cấp nói trên vì quân nhân chết vì tai nạn trong tập luyện quân sự, trong công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất.

Cách tính trợ cấp xem thí dụ nói ở phần "chết được xác nhận là liệt sĩ".

Trường hợp quân nhân chết vì ốm đau hoặc tai nạn rủi ro:

a) Những thân nhân không có sức lao động mà quân nhân khi còn sống phải nuôi dưỡng, được hưởng tiền tuất hàng tháng, nếu có đủ điều kiện sau đây:

- Về phần bản thân quân nhân, là quân nhân hưởng chế độ tiền lương (kể cả công nhân, viên chức làm nghĩa vụ quân sự) và đã công tác liên tục từ 5 năm trở lên.

- Về phần gia đình tổng số thu nhập của gia đình bị sụt từ 60% trở lên, hoặc bình quân thu nhập của gia đình thấp, thuộc diện trợ cấp khó khăn của Nhà nước.

b) Tiền tuất hàng tháng tính như sau:

- Gia đình có một người phải nuôi dưỡng được trợ cấp 9 đồng, có hai người được trợ cấp 16 đồng, có ba người phải nuôi dưỡng được trợ cấp 21 đồng, có bốn người trở lên phải nuôi dưỡng được trợ cấp 24 đồng.

- Ngoài trợ cấp trên đây, thân nhân còn được hưởng các khoản trợ cấp sau đây:

5% được hưởng tiền lương cao hơn 40 đồng;

10% khoản trợ cấp nói trên, nếu quân nhân đã công tác 10 năm trở lên.

Cách tính trợ cấp xem thí dụ nói ở phần "chết được xác nhận là liệt sĩ", nhưng không có khoản 10% vì chết được xác định là liệt sĩ.

Bộ Nội vụ sẽ hướng dẫn riêng về việc tính tổng thu nhập sụt từ 60% trở lên, hoặc bình quân thu nhập thấp, thuộc diện trợ cấp khó khăn của Nhà nước.

2. Theo điều 48 của Điều lệ, thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng là những người không có sức lao động mà quân nhân khi còn sống phải nuôi dưỡng.

a) Những người sau đây được coi là không có sức lao động:

- Già yếu, nam từ 60 tuổi trở lên, nữ từ 55 tuổi trở lên;

- Ốm đau, tàn tật không còn khả năng lao động (bị bệnh liệt, hỏng hai mắt, què cụt…);

- Trẻ em chưa đến tuổi lao động từ năm 16 tuổi trở xuống, hoặc còn đi học thì hết 18 tuổi.

b)  Những thân nhân khi còn sống quân nhân phải nuôi dưỡng được xét trợ cấp tiền tuất hàng tháng là:

- Vợ, con (kể cả con mà khi quân nhân chết vợ đang có thai chưa đẻ), cha, mẹ đẻ không có sức lao động là những thân nhân mà quân nhân đương nhiên phải nuôi dưỡng;

- Còn những thân nhân khác như ông, bà, cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, em ruột không có sức lao động thì lúc còn sống, quân nhân phải nuôi dưỡng và khi quân nhân chết những thân nhân đó không có nơi nương tựa mới được xét trợ cấp tiền tuất hàng tháng;

- Nếu quân nhân không có vợ, con, cha, mẹ thì người nào đã có công nuôi quân nhân lúc nhỏ dưới 17 tuổi từ 5 năm trở lên, được Ủy ban hành chính xã hoặc khu phố xác nhận mất sức lao động, mà không có nơi nương tựa, cũng được coi là thân nhân khi còn sống quân nhân phải nuôi dưỡng, để xét trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

Việc xét trợ cấp tiền tuất hàng tháng là căn cứ vào tình hình của gia đình lúc quân nhân chết. Riêng đối với gia đình liệt sĩ, dù khi quân nhân chết, vợ hoặc cha mẹ chưa đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng nhưng sau này, những thân nhân đó già yếu hoặc ốm đau, bị tai nạn mà mất sức lao động thì cũng được xét hưởng tiền tuất hàng tháng.

Những thân nhân đang được hưởng trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, hoặc trợ cấp thương tật từ hạng 4 đến hạng 8 (chế độ mới), hạng 2, hạng 1, hạng đặc biệt (chế độ cũ) hoặc đã được nhà nước nuôi dưỡng, cấp học bổng toàn phần thì không thuộc diện được tính để trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

Ngoài tiền tuất hàng tháng, những gia đình có đông con nhỏ, đời sống gặp nhiều khó khăn, còn được Ủy ban hành chính địa phương giúp đỡ thêm về công việc làm ăn và đời sống.

3. Theo điều 49 và 50 của Điều lệ, khi quân nhân chết, nếu thân nhân không đủ điều kiện hưởng tiền tuất thì được hưởng trợ cấp một lần.

Thân nhân được hưởng trợ cấp này là vợ hoặc chồng, con, cha, mẹ; nếu không còn vợ hoặc chồng, con hoặc cha mẹ thì phải là người có công nuôi dưỡng quân nhân đó.

Nếu vợ, con và cha mẹ còn ở chung với nhau, thì giao tiền trợ cấp cho gia đình để sử dụng chung, nếu vợ con đã ở riêng, thì phải tuỳ tình hình cụ thể mà xét giải quyết cho thoả đáng.

4. Quân nhân bị mất tích, thân nhân cũng được hưởng trợ cấp tiền tuất như thân nhân chết vì ốm đau, nếu sau này xác định rõ ràng thì tùy trường hợp cụ thể sẽ giải quyết theo chế độ đã quy định.

Tiết 6. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ NỮ QUÂN NHÂN KHI CÓ THAI VÀ KHI ĐẺ

1. Theo điều 52 của Điều lệ, nữ quân nhân được hưởng quyền lợi khám thai, được nghỉ trước và sau khi đẻ tất cả là 60 ngày.

a) Trong thời gian có thai, nữ quân nhân được đi khám thai ba lần vào tháng ba, tháng thư năm và tháng thứ tám ở các cơ sở quân y hoặc dân y gần nhất. Nếu ở xa các cơ sở này, thì ít nhất cũng được đi khám thai hai lần. Nếu cần khám thai nhiều lần hơn thì phải do bác sĩ hoặc y sĩ đề nghị.

b) Nữ quân nhân sức khỏe bình thường nên nghỉ trước khi đẻ ít nhất là 20 ngày, nếu sức yếu hoặc làm nghề đặc biệt nặng nhọc thì nên nghỉ trước ít nhất là 30 ngày. Cả thời gian nghỉ trước và sau khi đẻ là 60 ngày, nhưng nếu do đề nghị của bác sĩ hoặc y sĩ, nữ quân nhân đã nghỉ trước khi đẻ quá 30 ngày, thì sau khi đẻ vẫn được nghỉ đủ 30 ngày.

Những người làm nghề đặc biệt nặng nhọc; ngoài 60 ngày nói trên, còn được nghỉ thêm 15 ngày nữa.

2. Theo điều 54 của Điều lệ, trong thời gian nghỉ đẻ, nghỉ vì đẻ non hoặc sẩy thai, nữ quân nhân được hưởng lương hoặc sinh hoạt phí, kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có) như khi đang công tác.

Hết thời gian nghỉ đẻ; nếu vì ốm đau cần phải nghĩ thêm thì hưởng theo chế độ ốm đau.

3. Tiền trợ cấp tã lót (8 đồng) và tiền bồi dưỡng (12 đồng) nói ở điều 55 của Điều lệ sẽ cấp ngay khi nữ quân nhân bắt đầu nghỉ đẻ; nếu đẻ sinh đôi, sinh ba, thì được hưởng tiền bồi dưỡng gấp đôi; gấp ba, được cấp tiền tã lót cho mỗi con 8 đồng nhưng con chết mà chưa cấp tiền tã lót thì thôi.

Nữ quân nhân vào bệnh viện đẻ; ngoài việc trả tiền ăn theo quy định; chi trả tiền bồi dưỡng cho bệnh viện trong thời gian 7 ngày (vì đã được cấp trợ cấp tiền bồi dưỡng), nhưng nếu phải nằm viện qúa số ngày đó thì số tiền bồi dưỡng trong những ngày cần phải nằm thêm ở bệnh viện do bệnh viện đài thọ.

4. Theo điều 56 của Điều lệ; nữ quân nhân khi sẩy thai, nếu phải nghỉ ở nhà; thì được hưởng trợ cấp một khoản tiền bồi dưỡng là 6 đồng.

Nói chung, khi bị sẩy thai, nữ quân nhân nên đến bệnh viện hoặc bệnh xá để được chăm sóc thuốc men, bồi dưỡng như khi ốm đau trong trường hợp này, nữ quân nhân không hưởng 6 đồng tiền bồi dưỡng.

5. Theo điều 57 của Điều lệ, nữ quân nhân vì mất sữa lao động hoặc không được cho con bú vì mắc bệnh truyền nhiễm thì được trợ cấp mỗi tháng 10 đồng cho mỗi đứa con đến khi con đủ 10 tháng.

Nếu là diễn viên ở ngành nghệ thuật mà do yêu cầu công tác cai sữa, được thủ trưởng cấp trên chứng nhận thì cũng được trợ cấp số tiền nói trên đến khi con đủ 10 tháng.

Nếu được trợ cấp sữa mà sau đó nữ quân nhân lại có sữa thì dù con chưa đủ 10 tháng, cũng không được hưởng trợ cấp tiền mất sữa nữa.

Nếu có giấy chứng nhận mất sữa hoặc cai sữa từ ngày 01 đến ngày 15 trong tháng thì được trợ cấp cả tháng, từ ngày 16 đến hết tháng thì được trợ cấp nữa tháng (5 đồng).

6.  Theo điều 58 của Điều lệ, nữ quân nhân chết hoặc nam quân nhân có vợ chết mà vợ không là quân nhân hoặc công nhân, viên chức Nhà nước thì người nuôi con được trợ cấp mỗi tháng 10 đồng cho đến khi con đủ 10 tháng (không kể chết ngày nào cũng được trợ cấp cả tháng). Khoản tiền này do đơn vị nữ quân nhân chết hoặc nam quân nhân có vợ chết, cấp ngay một lần.

7. Nữ quân nhân đang có thai mà vì lý do nào đó phải ra ngoài quân đội về gia đình được lĩnh hai tháng lương hoặc sinh hoạt phí cho thời gian nghỉ đẻ,  tiền trợ cấp tã lót (8 đồng), tiền bỗi dưỡng (12 đồng); nếu được trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động thì chỉ được cấp số tiền chênh lệch giữa lương hoặc sinh hoạt phí và trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động cho thời gian hai tháng nghỉ đẻ nói trên. Số tiền này được cấp mất sức lao động trong thời gian hai tháng nghỉ đẻ nói trên. Số tiền này được cấp ngay một lần khi nữ quân nhân xuất ngũ.

Nữ quân nhân đang được trợ cấp mất sữa, nếu phải ra ngoài quân đội về gia đình, được tiếp tục lĩnh trợ cấp cho đến khi con đủ 10 tháng. Số tiền này cấp cả một lần khi nữ quân nhân xuất ngũ.

Chương III:

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ QUÂN NHÂN DỰ BỊ VÀ DÂN QUÂN TỰ VỆ ỐM ĐAU, BỊ THƯƠNG HOẶC CHẾT TRONG KHI LÀM NHIỆM VỤ

Tiết 1. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG CHẾ ĐỘ

Theo điều 59 của Điều lệ, quân nhân dự bị, quân nhân tự vệ được hưởng các chế độ đãi ngộ trong khi làm các nhiệm vụ quân sự, cụ thể như sau:

a) Quân nhân dự bị, dân quân tự vệ ở các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, ở các xã hoặc khu phố phải được tổ chức thành đơn vị tiểu đội (hoặc tổ), trung đội, đại đội… theo sự hướng dẫn của huyện đội, thành đội, có đăng ký vào danh sách quân nhân dư bị, dân quân tự vệ, được thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp hoặc ủy ban hành chính xã, khu phố duyệt;

b) Quân nhân dự bị, dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự sau đây:

- Khi chiến đấu với địch, tiễu phỉ, trừ gian, trấn áp bọn phản cách mạng (kể từ khi đến vị trí tập trung để triển khai chiến đấu);

- Khi tập trung huấn luyện quân sự, kể cả trường hợp động viên thực tập một thời gian không kể dài hay ngắn do các đơn vị thường trực huyện đội, tỉnh đội trở lên phụ trách;

- Khi tập trung huấn luyện, kể cả trường hợp ôn tập quân sự tại cơ quan xí nghiệp hoặc ở thôn, xã, khu phố theo kế hoạch học tập quân sự ở tỉnh đội trở lên.

Những trường hợp như canh gác, tuần tiễu, bảo vệ biên giới, giới tuyến, bờ biển theo kế hoạch của tỉnh đội, huyện đội mà bị tai nạn hoặc tập trung đi chiến đấu kể từ khi nhận được mệnh lệnh cho đến vị trí tập kết mà bị tai nạn thì cũng được coi như là tập trung huấn luyện.

Quân nhân dự bị và dân quân tự vệ bị thương hoặc chết trong khi làm các công tác xã hội khác nhau do cơ quan, xí nghiệp, hoặc địa phương phân công như giữ gìn trật tự trong các cuộc mít tinh, kiểm soát giấy tờ trong các cuộc họp, lao động xã hội chủ nghĩa thì không thuộc phạm vi thi hành các chế độ nói ở chương III này.

Tiết 2. CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ QUÂN NHÂN DỰ BỊ, DÂN QUÂN TỰ VỆ KHI ỐM ĐAU VÀ BỊ THƯƠNG.

1. Theo điều 60 của Điều lệ, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ ốm đau hoặc bị thương trong khi làm nhiệm vụ quân sự, được điều trị tại các bệnh viện dân y nơi gần nhất.

a) Nếu là công nhân, viên chức Nhà nước được hưởng chế độ ốm đau hoặc chế độ tai nạn lao động (nếu bị thương hoặc vết thương tái phát) quy định trong Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức. Trường hợp điều trị ở các bệnh viện quân y thì hưởng tiêu chuẩn thuốc men, bồi dưỡng như quân nhân thường trực (quỹ Quốc phòng tài trợ) nhưng sau khi bệnh đã qua cơn cấp tính, thì chuyển sang bệnh viện dân y tiếp tục điều trị và hưởng theo Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức.

b) Nếu không phải là công nhân, viên chức Nhà nước, thì:

- Trường bị thương (kể cả vết thương tái phát) được điều trị ở bệnh viện quân y hoặc dân y và hưởng chế độ bồi dưỡng, thuốc men như quân nhân thường trực hoặc như công nhân viên nhà nước và được miễn trả tiền ăn trong suốt thời gian điều trị. Nếu điều trị ở  bệnh viện quân y thì do qũy quốc phòng đài thọ, nếu điều trị ở bệnh viện dân y thì do ngân sách nhà nước đài thọ.

- Trường hợp ốm đau khi tập trung huấn luyện, nếu là sĩ quan dự bị thì được điều trị ở các bệnh viện quân y hoặc các bệnh viện dân y và hưởng chế độ thuốc men, bồi dưỡng như quân nhân thường trực hoặc công nhân, viên chức Nhà nước và được miễn trả tiền ăn trong suốt thời gian điều trị; nếu là hạ sĩ quan, dân quân tự vệ vào điều trị ở bệnh viện quân y thì chỉ giải quyết qua cơn cấp tính, sau đó chuyển sang bệnh viện dân y và hưởng chế độ như nhân dân, được miễn trả tiền thuốc, tiền bồi dưỡng, tiền ăn trong thời gian 3 tháng kể từ ngày vào điều trị (kể cả thời gian ở bệnh viện quân y). Khi tập luyện ở xã hoặc khi tập trung canh gác mà bị ốm đau thì không hưởng theo quy định này.

2. Theo điều 61 của Điều lệ, quân nhân dự bị và dân quân tự vệ bị thương trong khi làm các nhiệm vụ quân sự được hưởng quyền lợi như sau:

a) Bị thương trong chiến đấu thì được hưởng trợ cấp thương tật như thương bị loại A nói ở điều 9 và gọi là quân nhân dự bị, dân quân tự vệ bị thương vì chiến đấu.

Cách tính trợ cấp như sau:

- Nếu là công nhân, viên chức Nhà nước thì lấy lương chính khi bị thương để tính trợ cấp, nhưng nếu mức trợ cấp thấp hơn mức trợ cấp cùng hạng của thương binh hưởng chế độ cung cấp, thì được hưởng như thương binh hưởng chế độ cung cấp;

- Nếu là sĩ quan dự bị không phải là công nhân, viên chức Nhà nước thì lấy phụ cấp của sĩ quan dự bị khi tập trung huấn luyện để tính trợ cấp cùng hạng của thương binh hưởng chế độ cung cấp, thì được hưởng như thương binh chế độ cung cấp;

- Nếu là hạ sĩ quan dự bị, dân quân tự vệ không phải là công nhân, viên chức thì hưởng chế độ trợ cấp thương tật như thương binh hưởng chế độ cung cấp; nếu chỉ được trợ cấp thương tật một lần thì lấy mức sinh hoạt phí của quân nhân nghĩa vụ quân sự cấp bậc binh nhì để tính.

b) Bị thương trong tập luyện quân sự, nếu là công nhân, viên chức Nhà nước thì được hưởng trợ cấp thương tật như công nhân, viên chức bị tai nạn lao động (qũy bảo hiểm xã hội); nếu không phải là công nhân, viên chức Nhà nước, thì từ hạng 1 đến hạng 5 được trợ cấp một lần, từ hạng 6 đến hạng 8 được trợ cấp hàng tháng 12 đồng như Điều lệ đã quy định.

Những trường hợp bị thương trên đây phải được cấp trung đoàn, tỉnh đội hoặc tương đương xác nhận mới được xét hưởng trợ cấp.

3. Theo điều 62 của Điều lệ, quân nhân dự bị, quân nhân tự vệ không phải là công nhân, viên chức Nhà nước, bị thương tật từ hạng 6 đến hạng 8, khi ốm đau được vào điều trị tại cơ sở y tế nơi cư trú, được hưởng chế độ điều trị như nhân dân, được miễn trả tiền ăn, tiền bồi dưỡng, tiền thuốc.

Tiết 3. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHÔN CẤT VÀ TIỀN TUẤT ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN DỰ BỊ VÀ DÂN QUÂN TỰ VỆ.

1. Theo điều 63 của Điều lệ, quân nhân dự bị và dân quân tự vệ chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự thì cơ quan, đơn vị được chi một khoản tiền về chôn cất.

a) Quân nhân dự bị và dân quân tự vệ là công nhân, viên chức Nhà nước chết khi làm nhiệm vụ quân sự, được hưởng chế độ chôn cất của công nhân, viên chức Nhà nước chết.

b) Quân nhân dự bị và dân quân tự vệ không phải là công nhân viên chức Nhà nước; chết ở đơn vị hoặc ở bệnh viện xa gia đình; thì đơn vị hoặc bệnh viện có trách nhiệm chôn cất chu đáo và được chi các khoản tiền cần thiết như đối với quân nhân thường trực.

Nếu chết ở địa phương, ở đơn vị hoặc bệnh viện gần gia đình, mà gia đình đảm nhiệm việc chôn cất, thì trợ cấp 150 đồng để tuỳ gia đình sử dụng.

2. Theo điều 64 của Điều lệ, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ chết khi làm nhiệm vụ quân sự, thì thân nhân được hưởng tiền tuất. Nay giải thích thêm các trường hợp chết do được xác nhận là liệt sĩ như sau:

- Nếu là công nhân, viên chức Nhà nước thì mức lương trước khi chết tính trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng, cách tính trợ cấp cũng như đối với quân nhân thường trực nói ở điều 45 của Điều lệ. Nếu mức trợ cấp tiền tuất thấp hơn mức trợ cấp tiền tuất của quân nhân hưởng chế độ cung cấp thì được hưởng như quân nhân hưởng chế độ cung cấp thì được hưởng như quân nhân hưởng chế độ cung cấp chết;

- Nếu không phải là công nhân, viên chức Nhà nước, thì không có khoản trợ cấp một lần lúc đầu mà chỉ trợ cấp hàng tháng như quy định ở khoản 1 điều 45 của Điều lệ. Trường hợp không đủ điều kiện trợ cấp hàng tháng, thân nhân mới được trợ cấp một lần là 300 đồng.

THỦ TỤC THI HÀNH

Để thi hành đúng các chế độ quy định trong điều lệ, nay hướng dẫn thủ tục thi hành như sau:

A. Chế độ điều trị.

1. Trường hợp ốm đau hoặc bị tai nạn rủi ro:

a) Khi quân nhân thường trực đi bệnh viện, đơn vị có quân nhân phải cấp đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định, để bệnh viện lập danh sách theo dõi và áp dụng các chế độ đã quy định;

b) Đối với quân nhân làm nghĩa vụ quân sự đã điều trị quá một năm mà bệnh chưa khỏi, cần phải chuyển sang bệnh viện dân y thì trước khi chuyển viện, bệnh viên quân y phải tự giải quyết mọi quyền lợi xuất ngũ và trợ cấp mất sức lao động một lần, như quy định ở các điều 27 của Điều lệ. Mọi chi phí (kể cả trợ cấp chôn cất) cho quân nhân này ở các bệnh viện dân y do ngân sách Nhà nước đài thọ.

Nếu trước khi làm nhiệm vụ quân sự, quân nhân đó là công nhân, viên chức Nhà nước, thì bệnh viện quân y giải quyết quyền lợi xuất ngũ rồi chuyển về cơ quan, xí nghiệp cũ và quỹ bảo hiểm xã hội sẽ đài thọ coi như là công nhân, viên chức Nhà nước của cơ quan, xí nghiệp đó đi điều trị.

c) Khi quân nhân dự bị, dân quân tự vệ ốm đau đi bệnh viện, đơn vị phụ trách huấn luyện hoặc động viên thực tập, phải cấp giấy giới thiệu. Nếu là công nhân, viên chức Nhà nước thì cơ quan, xí nghiệp có công nhân, viên chức đó phải trợ cấp thay tiền lương theo chế độ bảo hiểm xã hội, tiền thuốc và tiền bồi dưỡng do bệnh viện đài thọ. Nếu không phải là công nhân, viên chức Nhà nước, thì tiền ăn, tiền thuốc, tiền bồi dưỡng khi ở bệnh viện quân y do bệnh viện quân y đài thọ, khi ở bệnh viện dân y do ngân sách Nhà nước đài thọ.

2. Trường hợp bị thương:

a) Quân nhân thường trực, quân nhân dự bị và dân quân tự vệ khi bị thương vào điều trị ở các bệnh viện phải có giấy giới thiệu ghi rõ trường hợp bị thương của cấp chỉ huy có thẩm quyền, cụ thể là:

- Cấp trung đoàn, tiểu đoàn độc lập hoặc tương đương trở lên nếu là quân nhân thường trực;

- Cấp tiểu đoàn huấn luyện hoặc huyện đội trở lên, nếu là quân nhân dự bị và dân quân tự vệ.

b) Khi quân nhân thường trực, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ ra viện, bệnh viện phải cấp giấy xác định thương tật. Nếu ở bệnh viện có Hội đồng khám xét thương tật thì Hội đồng phải khám và cấp giấy xác định thương tật. Trong thời gian quân nhân điều trị ở bệnh viện, đơn vị phải cấp giấy chứng nhận bị thương gửi đến bệnh viện, để khi ra viện quân nhân đó đã có đủ những giấy tờ cần thiết để lập hồ sơ thương tật;

c) Việc trả các chi phí để điều trị cho quân nhân dự bị, dân quân tự vệ bị thương cũng thi hành như việc trả các chi phí cho quân nhân dự bị, dân quân tự vệ ốm đau.

B. Chế độ trợ cấp thương tật.

Muốn được hưởng trợ cấp thương tật, quân nhân thường trực, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ phải lập hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:

- Giấy chứng nhận bị thương do cấp trung đoàn, tỉnh đội hoặc tương đương trở lên cấp;

- Giấy xác định hạng thương tật của Hội đồng khám xét thương tật cấp;

- Giấy ra viện của bệnh viện quân y hoặc bệnh viện dân y cấp;

- Giấy chứng nhận cung cấp do đơn vị quản lý quân nhân hoặc do cơ quan, xí nghiệp có quân nhân dự bị, dân quân tự vệ là công nhân, viên chức cấp;

- Bản khai xin hưởng trợ cấp thương tật do quân nhân thường trực, quân nhân dự bị; dân quân tự vệ làm, có chứng nhận của đơn vị, cơ quan hoặc Ủy ban hành chính xã, thị xã, khu phố;

- 3 ảnh 4cm x 6cm chụp theo kiểu ảnh dán ở giấy chứng minh.

Quân nhân có hành động dũng cảm mà bị thương thì phải kèm theo bản sao quyết định khen thưởng và giấy đề nghị của đơn vị quản lý quân nhân đó.

Hồ sơ thương tật nói trên sẽ giao cho Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng quân hoặc nơi thương binh cư trú để xem xét và hướng dẫn bổ sung những điểm cần thiết. Khi hồ sơ đã hợp lệ rồi, Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố sẽ chuyển về Bộ Nội vụ để quyết định xác nhận thương binh, xác định định mức trợ cấp và cấp sổ trợ cấp thương tật.

Riêng các khoản trợ cấp hai tháng lương hoặc sinh hoạt phí cho thương binh khi vào nhà an dưỡng, trại thương binh hoặc cho thương binh hạng 6 đến hạng 8 về gia đình và trợ cấp phục viên hoặc xuất ngũ cho thương binh từ hạng 1 đến hạng 5 về gia đình thì do đơn vị cấp khi quân nhân đó xuất ngũ, cùng với các khoản tiền khác như tiền tầu xe…

Đối với quân nhân bị thương thuộc loại A từ ngày 01/01/1961 và bị thương thuộc loại B, từ ngày hoà bình được lập lại đến nay, việc lập hồ sơ thương tật sẽ tiến hành như sau:

a) Nếu từ ngày bị thương đến nay vẫn điều trị tại bệnh viện thì khi ra viện sẽ lập hồ sơ thương tật.

b) Nếu bị thương thuộc loại A từ ngày 01/01/1961 đến nay, nhưng chưa hưởng phụ cấp thương tật theo chế độ cũ thì cũng lập hồ sơ như trên, ngoài ra phải thêm giấy xác định hạng thương tật theo chế độ cũ và trong bản khai xin hưởng phụ cấp thương tật phải ghi rõ từ ngày bị tương tật đã làm những công việc gì (đến ngày nào thì xuất ngũ và sau đó làm những việc gì) kèm theo chứng từ nếu có (giấy xuất ngũ…) Bộ Nội vụ sẽ cấp phiếu thanh toán số tiền được truy lĩnh từ ngày bị thương theo chế độ cũ và cấp sổ thương tật để hưởng trợ cấp theo chế độ mới kể từ ngày ban hành Điều lệ.

c) Nếu bị thương thuộc loại A từ ngày 01/01/1961 đên nay, mà đã hưởng phụ cấp thương tật theo chế độ cũ thì hồ sơ thương tật gồm có:

- Sổ phụ cấp thương tật;

- Giấy xác định hạng thương tật theo chế độ mới;

- Giấy chứng nhận tiền lương nếu trước đây là quân nhân hưởng chế độ tiền lương;

- Bản khai xin hưởng chế độ thương tật;

- Ba ảnh kiểu 4cm x 6cm.

Hồ sơ này sẽ gửi về Bộ Nội vụ để ra quyết định và cấp hồ sơ.

Nếu mức trợ cấp theo chế độ cũ cao hơn mức trợ cấp theo chế độ mới mà thương binh xin tiếp tục hưởng chế độ cũ thì Ủy ban hành chính, thành phố sẽ ghi xác nhận vào hồ sơ phụ cấp cấp thương tật rồi gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ để lưu.

d) Nếu bị thương thuộc loại B từ ngày hòa bình được lập lại đến nay mà chưa được hưởng phụ cấp thương tật (chế độ cũ) cũng lập hồ sơ trên, nhưng không cần có giấy chứng nhận ra viện.

C. Chế độ trợ cấp mất sức lao động.

Đơn vị quản lý quân nhân sẽ lập hồ sơ gồm có:

- Quyết định cho quân nhân xuất ngũ và hưởng trợ cấp mất sức lao động.

- Phiếu cá nhân do quân nhân làm, có chứng nhận của đơn vị;

- Giấy khám sức khoẻ của quân nhân do Hội đồng giám định quân y cấp.

- Ba ảnh 4cm x 6cm.

Hồ sơ đó sẽ giao cho Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng quân để xem xét, hướng dẫn bổ sung những điểm cần thiết rồi chuyển về Bộ Nội vụ xét và cấp hồ sơ trợ cấp mất sức lao động.

Quân nhân mất sức lao động cứ hai năm một lần khám lại sức khoẻ ở Hội đồng giám định y khoa nơi cư trú (do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố báo). Nếu tiếp tục được hưởng trợ cấp, Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố ghi xác nhận vào hồ sơ trợ cấp và gửi giấy khám sức khoẻ về Bộ Nội vụ để lưu hồ sơ của quân nhân đó. Nếu không được hưởng trợ cấp nữa, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố sẽ thanh toán tiền trợ cấp phục viên hoặc trợ cấp xuất ngũ (trừ một tháng lương hoặc sinh hoạt phí đã phát khi xuất ngũ) rồi gửi sổ trợ cấp về Bộ Nội vụ để lưu.

Khoản trợ cấp một tháng khi xuất ngũ do đơn vị quản lý quân nhân cấp.

Đối với quân nhân phục viên mất sức lao động đã được hưởng trợ cấp theo Nghị định số 500-NĐ/LB hoặc Nghị định số 523-TTg, nay đủ điều kiện chuyển sang hưởng trợ cấp mất sức lao động, quy định trong Điều lệ này thì phải lập hồ sơ gồm:

- Phiếu cá nhân ghi rõ quá trình công tác, được đơn vị cũ quản lý quân nhân đó hoặc cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu chứng nhận;

- Sổ trợ cấp mất sức lao động cũ;

- Biên bản khám sức khoẻ của Hội đồng giám định y khoa; và giao cho Ủy ban chính tỉnh, thành phố nơi cư trú xem xét, hướng dẫn bổ sung những điều cần thiết rồi gửi về Bộ Nội vụ để ra quyết định và cấp sổ trợ cấp mất sức lao động.

D. Chế độ trợ cấp mất sức lao động.

Đơn vị quản lý quân nhân sẽ lập hồ sơ gồm có:

- Quyết định cho quân nhân xuất ngũ và trợ cấp hưu trí;

- Phiếu cá nhân do quân nhân có chứng nhận của đơn vị;

- Ba ảnh chụp 4cmx6cm.

Hồ sơ đó sẽ giao cho Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng quân để xem xét, hướng dẫn bổ sung những điểm cần thiết rồi chuyển về Bộ Nội vụ xét và cấp sổ trợ cấp hưu trí.

Khoản trợ cấp một tháng cho quân nhân khi về hưu trí do đơn vị quản lý quân nhân cấp.

Đối với quân nhân phục viên mất sức lao động đã được trợ cấp theo Nghị định số 500-NĐ/LB và Nghị định số 523-TTg hoặc quân nhân phục viên từ ngày 01/01/1962 đến nay, nếu tính đến ngày ra ngoài quân đội đủ điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp quy định ở Điều lệ này thì phải lập hồ sơ gồm có:

- Phiếu cá nhân ghi rõ quá trình công tác được đơn vị quản lý quân nhân đó hoặc Cục Quân lực Bộ tổng tham mưu chứng nhận.

- Sổ trợ cấp mất sức lao động cũ (nếu có).

- Ba ảnh kiểm 4cm x 6cm.

Hồ sơ giao cho Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi quân nhân phục viên đó cư trú để xem xét, hướng dẫn bổ sung những điều cần thiết rồi gửi về Bộ Nội vụ để ra quyết định và cấp sổ trợ cấp hưu trí.

E. Chế độ trợ cấp chôn cất, trợ cấp tiền tuất.

1. Chế độ chôn cất:

a) Quân nhân thường trực chết ở đơn vị hoặc bệnh viên thì do đơn vị hoặc bệnh viện chôn cất và chi các khoản cần thiết kể cả việc trợ cấp cho gia đình, nếu gia đình đảm nhiệm việc chôn cất.

b) Quân nhân dự bị và dân quân tự vệ làm nhiệm vụ quân sự mà chết thì:

- Nếu chết ở bệnh viện quân y thì bệnh viện chi các khoản tiền chôn cất;

- Nếu chết ở đơn vị phụ trách huấn luyện thì đơn vị chi các khoản tiền chôn cất;

- Nếu chết ở bệnh viện dân y mà là công nhân, viên chức Nhà nước thì quỹ bảo hiễm xã hội đài thọ các khoản chi về chôn cất, nếu không có là công nhân viên chức Nhà nước thì ngân sách nhà nước đài thọ các khoản chi về chôn cất.

2. Chế độ trợ cấp tiền tuất:

a) Đối với quân nhân thường trực chết, đơn vị trợ cấp ngay cho gia đình hai tháng lương hoặc sinh hoạt phí, rồi chuyển hồ sơ gồm giấy báo tử, phiếu cá nhân về Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố, nơi gia đình của quân nhân đó cư trú, để xét cụ thể hoàn cảnh gia đình của quân nhân đó và tuỳ trường hợp giải quyết như sau:

Nếu gia đình quân nhân đủ điều kiện hưởng tiền tuất mất hàng tháng thỉ Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố ra quyết định trợ cấp hàng tháng, cấp thêm số tiền trợ cấp một lần nhiều hơn hai tháng lương hoặc sinh hoạt phí rồi gửi quyết định về Bộ Nội vụ để cấp sổ trợ cấp tiền tuất.

Nếu gia đình quân nhân không đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố ra quyết định trợ cấp một lần (có trừ hai tháng lương hoặc sinh hoạt phí mà đơn vị đã cấp) rồi gửi về Bộ Nội vụ để làm phiếu cấp tiền.

Đối với quân nhân miền Nam tập kết chết, việc trợ cấp tiền tuất như sau:

Nếu chỉ có nhỏ theo học ở các trường tại miền Bắc đang hưởng chế độ trợ cấp của học sinh miền Nam thì chi trợ cấp tiền tuất một lúc đầu bằng hai tháng lương hoặc sinh hoạt phí. Số tiền này cơ quan cấp phát sẽ giao cho nhà trường nơi con nhỏ của quân nhân chết đang theo học quản lý (gửi quỹ tiết kiệm) để sử dụng dần cho các cháu đó khi cần thiết; nếu có hai con, ba con học ở các trường khác nhau thì giao cho trường nơi con lớn theo học; nếu con còn nhỏ, chưa đến tuổi đi học, thì tiền trợ cấp một lần lúc đầu và tiền trợ cấp hàng tháng giao cho người nuôi dưỡng,  đến khi các cháu lớn lên đi học, mà được hưởng chế độ trợ cấp cho học sinh miền Nam thì thôi không trợ cấp tiền tuất hàng tháng nữa.

Quân nhân miền Nam tập kết chết không có thân nhân ở miền Bắc nhưng xét thấy còn có thân nhân hiện đang ở miền Nam thì chỉ trợ cấp một lần lúc đầu bằng hai tháng lương hoặc sinh hoạt phí. Khoản trợ cấp này cần được thanh toán ngay sau khi quân nhân chết, rồi chuyển giao cùng một lúc với di vật lưu niệm, các khoản tiền khác (nếu có) và hồ sơ tử vong về Bộ Nội vụ. Hồ sơ tử vong gồm có:

- Lý lịch của quân nhân chết (ghi rõ cả họ, tên và địa chỉ của thân nhân).

- Báo cáo nói rõ trường hợp chết, ngày chết, chôn cất ở đâu;

- Sơ đồ ngôi mộ;

- Quyết định trợ cấp tiền tuất;

- Biên bản kiểm kê di sản, biên bản bán di sản, vì tai nạn.

Trường hợp chết không bình thường như chết vì tai nạn, chết bất ngờ… thì ngoài các giấy tờ nói trên còn phải gửi thêm những giấy tờ có liên quan như biên bản khám nghiệm tử thi, kết luận của cơ quan y tế, công an hoặc bảo vệ. Hồ sơ tử vong phải lập thành ba bản, một bản gửi Bộ Nội vụ, một bản gửi Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi để mồ mả, một bản lưu ở cơ quan quản lý quân nhân đó khi còn sống.

b) Đối với quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ là công nhân, viên chức Nhà nước chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự:

- Chết được xác định là liệt sĩ thì cơ quan xí nghiệp lập hồ sơ (như đối với quân nhân thường trực) gửi về ủy ban hành chính tỉnh, thành phố nơi gia đình công nhân, viên chức đó cư trú để xét, ra quyết định trợ cấp (hàng tháng hoặc một lần), rồi gửi về Bộ Nội vụ để cấp sổ trợ cấp tiền tuất hoặc phiếu cấp tiền.

- Chết vì tai nạn trong khi tập luyện thì cơ quan, xí nghiệp giải quyết theo chế độ bảo hiểm xã hội.

c) Đối với quân nhân dự bị, dân nhân, tự vệ không phải là công nhân, viên chức Nhà nước chết thì Ủy ban hành chính xã, khu phố lập hồ sơ gồm có giấy báo tử, phiếu cá nhân gửi Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố để xét ra quyết định trợ cấp, rồi gửi quyết định về Bộ nội vụ để cấp sổ trợ cấp tiền tuất hoặc phiếu cấp tiền.

G. Giải thích thêm về tiền lương và sinh hoạt phí để tính trợ cấp.

1. Tiền lương và sinh hoạt phí dùng làm cơ sở để tính trợ cấp hàng tháng:

a) Nếu hưởng lương thì chỉ tính lương chính; không tính các khoản phụ cấp và trợ cấp khác.

b) Nếu hưởng sinh hoạt phí thì các khoản tiền ăn theo giá địa phương, tiền quân trang và phụ cấp tiêu vật, phụ cấp tái đăng, phụ cấp thâm niên (nếu có), không kể tiền ăn thêm của các quân chủng và binh chủng.

2. Tiền lương và sinh hoạt phí dùng làm cơ sở để tính các khoản trợ cấp một lần:

a) Nếu hưởng lương thì được tính lương chính và các khoản phụ cấp sau đây (nếu có): phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp quân hàm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kỹ thuật lái xe, trợ cấp con. Không kể phụ cấp ăn thêm của các quân chủng và binh chủng.

b) Nếu hưởng sinh hoạt phí thì thi hành như điểm 1, đoạn b cộng thêm  trợ cấp con (nếu có). Việc ban hành bản Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân thường trực, công an nhân dân vũ trang, quân nhân dự bị và dân quân, tự vệ là một cổ vũ lớn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của đảng và Chính phủ đối với công cuộc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng.

Nội dung của Điều lệ có tính chất toàn diện, bao gồm những chế độ đã có từ trước, nay được cải tiến thêm và những chế độ trước chưa có nay mới được ban hành.

Các cấp chỉ huy cần phổ biến Điều lệ và thông tư này trong toàn thể quân nhân thường trực, công an nhân dân vũ trang, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ trong đơn vị, làm cho mọi người quán triệt tinh thần chính sách, thấy rõ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, để phấn khởi ra sức thi đua xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho.

Các Ủy ban hành chính các cấp và các cơ quan có trách nhiệm thi hành, cần nghiên cứu quán triệt mục đích, ý nghĩa nội dung của Điều lệ, nắm vững thủ tục tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ và nhân dân, đảm bảo thi hành tốt các chế độ đã quy định.

Sau này, các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Nội vụ, mỗi Bộ về phần nghiệp vụ của mình; sẽ ra những văn bản cần thiết để hướng dẫn thi hành.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Thiếu tướng Phạm Kiệt

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Văn Ngọc

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ QUỐC PHÒNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Thiếu tướng Trần Sâm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 104-LB/QP năm 1965 giải thích và hướng dẫn thi hành Điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Liên bộ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 104-LB/QP
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 12/04/1965
  • Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng
  • Người ký: Nguyễn Văn Ngọc, Trần Sâm, Phạm Kiệt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 7
  • Ngày hiệu lực: 27/04/1965
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản