Hệ thống pháp luật

Điều 2 Thông tư 87/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Gỗ thân: là đoạn gỗ từ mạch cắt gốc chặt đến mạch cắt ở chiều cao dưới cành đạt tiêu chuẩn gỗ tròn. Đơn vị tính là mét khối (viết tắt là m3);

2. Gỗ cành, ngọn: là gỗ cành, đoạn ngọn phía trên mạch cắt dưới cành đạt tiêu chuẩn gỗ tròn. Đơn vị tính là m3;

3. Củi: là phần còn lại của cây gỗ. Đơn vị tính là m3;

4. Cường độ khai thác: là tỷ lệ phần trăm (viết tắt là %) trữ lượng cây bài chặt trong lô so với trữ lượng lô rừng;

5. Cây phẩm chất A: là cây thân thẳng, đẹp, đoạn gỗ thân dài;

6. Cây phẩm chất B: là cây có khuyết tật nhưng vẫn có thể lợi dụng được từ 50 ÷ 70% thể tích của thân cây;

7. Cây phẩm chất C: là cây cong queo sâu bệnh hoặc cụt ngọn, rỗng ruột, chỉ có thể sử dụng dưới 50% thể tích của thân cây;

8. Cây mẹ: là những cây gỗ sinh trưởng tốt, có giá trị thương mại, được chọn để lại gieo giống tái sinh tự nhiên cho khu rừng sau khai thác;

9. Cây bảo vệ: là những cây được lựa chọn để lại với mục đích phòng hộ, bảo vệ đất, nguồn nước, hạn chế xói mòn, nơi cư trú của động vật trong mùa sinh đẻ và bảo vệ nguồn gen các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ diệt chủng;

10. Cây chừa: là những cây mục đích kinh doanh có khả năng gieo giống tự nhiên tốt; những cây mục đích kinh doanh, có giá trị thương mại nhưng chưa đạt đường kính khai thác hay đạt đường kính khai thác mà phải chừa lại cho chu kỳ khai thác tiếp sau;

11. Khu vực loại trừ: là diện tích rừng không khai thác có chức năng phòng hộ dọc sông suối, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bảo vệ di tích văn hóa lịch sử, tôn giáo;

12. Hạn chế khai thác: là khai thác không vượt quá 20% trữ lượng, hoặc 30% số cá thể của loài trong lô khai thác;

13. Bãi gom: là nơi tập trung lâm sản trong khu khai thác, để chuyển tiếp từ khâu vận xuất sang khâu vận chuyển, bãi gom thường bố trí nơi tiếp giáp giữa đường vận xuất và đường vận chuyển;

14. Địa danh thiết kế khai thác hàng năm: là những tiểu khu đã được hoạch định trong phương án điều chế rừng hoặc phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án khai thác rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

15. Diện tích khai thác hàng năm: là diện tích thực khai thác (đã trừ bỏ những diện tích loại trừ) và cho phép lớn hơn tối đa 20% so với diện tích đã xác định trong phương án, nhưng tổng 5 năm không được vượt diện tích đã xác định khai thác trong giai đoạn 5 năm.

Thông tư 87/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 87/2009/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 31/12/2009
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Hứa Đức Nhị
  • Ngày công báo: 20/01/2010
  • Số công báo: Từ số 45 đến số 46
  • Ngày hiệu lực: 14/02/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH