Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
*******

Số: 85-TC/HCP

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 1958

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THANH TOÁN TRUY LĨNH VÀ TRẢ LƯƠNG MỚI

Thi hành Nghị định số 182/TTg ngày 07-04-1958 và số 270/TTg ngày 31-05-1958 của Thủ tướng phủ về cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương cho công nhân, cán bộ và viên chức các xí nghiệp và cơ quan Nhà nước, việc sắp xếp công nhân, cán bộ và viên chức vào các thang lương mới sẽ hoàn thành trong tháng 07 và 08 năm 1958 này.

Như vậy việc truy lĩnh lương sẽ tiến hành vào tháng 07 và 08 năm 1958.

Sau khi đã thỏa thuận với Bộ Nội vụ và Bộ Lao động, Bộ chúng tôi quy định nguyên tắc và thể thức thanh toán tiền truy lĩnh và lương mới như sau:

I. - NGUYÊN TẮC

Do việc truy lĩnh lương, trong những tháng sắp tới, Tài chính phải cấp phát một số tiền lớn vào giữa lúc thu mua nông phẩm của nhân dân và xây dựng cơ bản nhiều, nếu không có kế hoạch thích hợp thì có thể ảnh hưởng không tốt đến giá cả. Vì vậy trong việc thanh toán tiền truy lĩnh phải hết sức chú trọng: bảo đảm được giá trị tiền lương, tránh làm hỗn loạn giá cả thị trường.

Dựa trên phương châm ấy, tiền truy lĩnh của cán bộ, công nhân, viên chức sẽ trả như sau:

1) Một phần trả bằng tiền mặt, một phần trả bằng séc để mua hàng của Mậu dịch, cụ thể:

Nếu có tiền truy lĩnh dưới 10.000đ thì được trả cả bằng tiền mặt.

Nếu số tiền truy lĩnh trên 10.000đ và dưới 20.000đ thì được trả 10.000đ tiền mặt, số còn lại bằng séc.

Nếu số tiền truy lĩnh trên 20.000đ thì được trả một nửa bằng tiền mặt và một nửa bằng séc.

Theo Thông tư số 270/KT/CĐ ngày 01-07-1958 của Ngân hàng Trung ương)

2) Đối với công nhân ở xí nghiệp thì tiền truy lĩnh được thanh toán khi nào công nhân viên trong xí nghiệp đã được xếp vào các thang lương mới, được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và quyết định chính thức.

3) Đối với cán bộ, công nhân, viên chức ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp và đoàn thể thì tiền truy lĩnh chỉ thanh toán sau khi cơ quan có thẩm quyền đã duyệt và có quyết định chính thức về bậc lương của cán bộ công nhân viên.

II. - THỜI GIAN TRUY LĨNH VÀ THỂ THỨC THANH TOÁN TIỀN TRUY LĨNH

A) THỜI GIAN TRUY LĨNH

Cán bộ, công nhân viên, sau khi được xếp vào các thang lương mới được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và có quyết định chính thức, sẽ được thanh toán toàn bộ tiền truy lĩnh từ tháng 03-1958 (nếu là khu vực sản xuất) và từ tháng 05-1958 (nếu là khu vực hành chính, sự nghiệp) đến 01-07-1958 (khu vực sản xuất) và 01-08-1958 (khu vực hành chính sự nghiệp); cụ thể là:

- Khu vực sản xuất lĩnh lương mới vào tháng 07-1958 thì được truy lĩnh trong những tháng 3, 4, 5 và 06-1958.

- Khu vực hành chính và sự nghiệp lĩnh lương mới vào tháng 08-1958 thì được truy lĩnh trong những tháng 5, 6 và 07-1958.

B) CÁCH SO SÁNH THU NHẬP CŨ VÀ THU NHẬP MỚI ĐỂ THANH TOÁN TIỀN TRUY LĨNH

Số tiền được truy lĩnh là số chênh lệch giữa thu nhập cũ tính theo các chế độ áp dụng trước ngày thi hành lương mới và số thu nhập mới tình theo các chế độ lương và phụ cấp mới.

Ngày thi hành lương mới là ngày 01-03-1958 đối với khu vực sản xuất, và ngày 01-05-1958 với khu vực hành chính sự nghiệp.

Thu nhập mới gồm có:

- Lương cấp bậc

- Phục cấp khu vực (nếu có)

- Trợ cấp con (nếu có)

Thu nhập cũ gồm có:

a) Chế độ kháng chiến.

- Lương cấp bậc.

- Tỷ lệ tăng lương năm 1956 (5%, 8%, 12%) (Thông tư số 21-TT/LB ngày 15-11-1956 của Liên bộ Nội vụ - Lao động – Tài chính).

- Phụ cấp khu vực 6%, 12%, 13%, 20%... (nếu có) (Nghị định số 93-LB/NĐ ngày 27-06-1956 của Liên bộ Nội vụ - Tài chính – Lao động và những Nghị định bổ sung).

- Phụ cấp con (nếu có).

- Phụ cấp kỹ thuật (nếu có) (chỉ thị số 507-TTg ngày 28-10-1957 của Thủ tướng phủ).

- Phụ cấp tiền ăn, ở ngoài cơ quan ở Hà Nội (nếu có) (chỉ thị số 4142-TV/NC ngày 18-09-1956 của Thủ tướng phủ).

- Phụ cấp 20%, 25%, 30% cho cán bộ, thủy thủ đi sông, đi biển (nếu có).

- Phụ cấp "hao mòn" thường xuyên phụ vào lương (nếu có).

b) Chế độ lương xí nghiệp phục hồi:

Gồm các khoản nói ở điểm a) (nếu có) và thêm:

- Phụ cấp đặc biệt của xí nghiệp khôi phục (đã ghi trong bảng cấp bậc lương).

- Phụ cấp đặc biệt cho mỏ Apatite Lào cai (12.000đ).

c) Những người hưởng chế độ lương tính theo sản phẩm (khoán) thì tính trên cơ sở lương cấp bậc như những người hưởng lương kháng chiến hay khôi phục nói trên chứ không tính theo thu nhập lương khoán.

d) Những người hưởng chế độ nguyên lương (lưu dung) nếu chưa xếp bậc hay đã xếp bậc nhưng hiện đang giữ nguyên lương thì thu nhập cũ là số tiền nguyên lương, nếu đã xếp bậc và đã hưởng lương cấp bậc hay lương khoán thì tính trên cơ sở lương cấp bậc như những người hưởng lương kháng chiến hay lương xí nghiệp khôi phục nói trên.

Trong số thu nhập cần chú ý khoản: phụ cấp con theo chế độ cũ và trợ cấp con theo chế độ mới:

Từ ngày bắt đầu thi hành lương mới thì chế độ trợ cấp cho gia đình đông con (mới) thay thế chế độ phụ cấp con cũ (giải thích tại Thông tư số 11/TT/LB ngày 02-05-1958 của Liên bộ Nội vụ và Lao động và các Thông tư bổ sung).

Khi tính thu nhập về phần phụ cấp con thì căn cứ vào số tiền phụ cấp con đã thực sự lĩnh trong những tháng 3, 4, 5, 6 (đối với khu vực sản xuất) và những tháng 5, 6, 7-1958 (đối với khu vực hành chính, sự nghiệp). Có mấy trường hợp sau đây:

1) Trường hợp một người công tác được phụ cấp con:

Số tiền truy lĩnh là số chênh lệch giữa số đã lĩnh theo chế độ cũ và số được lĩnh tính theo chế độ mới. Ví dụ:

Ông A, cán bộ bậc 13/17 công tác tại cơ quan Hành chính ở Hà Nội, có hai con được phụ cấp cũng ở Hà Nội (số con này từ 01-05-1958 đến nay không thay đổi) đã lĩnh hàng tháng:

- Lương bậc 13/17 (có 18%)

- Phụ cấp 2 con (mỗi con 18k)

39.884đ

14.400đ

Cộng:

54.284đ

Nay được xếp bậc 7/21 thang lương hành chính, được lĩnh mỗi tháng:

- Lương chính

- Phụ cấp khu vực 12%

50.000đ

6.000đ

56.000đ

Như vậy ông A được truy lĩnh mỗi tháng: 56.000đ – 54.284đ = 1.716đ

Nếu ông A đến tháng 06-1958 có thêm 1 con nữa, thì tháng 06 và 07-1958 đã lĩnh mỗi tháng:

- Lương bậc 13/17 (có 18%)

- Phụ cấp 3 con, mỗi con 18k

39.884đ

21.600đ

61.484đ

và tính theo lương mới và trợ cấp con mới thì tháng 06 và 07-1958 được lĩnh mỗi tháng:

- Lương chính

- Phụ cấp khu vực 12%

- Trợ cấp con thứ 3

50.000đ

6.000đ

5.000đ

61.000đ

SO SÁNH

Đã lĩnh theo chế độ cũ:

Tháng 5-1958

- 6-1958

- 7-1958

54.284đ

61.484đ

61.484đ

Cộng:

177.252đ

Được lĩnh theo chế độ mới:

Tháng 5-1958

- 6-1958

- 7-1958

56.000đ

61.000đ

61.000đ

Cộng:

178.000đ

Số tiền truy lĩnh trong 3 tháng 5, 6 và 7-1958 là: 178.000 – 177.252đ = 748đ.

Và từ tháng 08-1958 ông A lĩnh lương mới (có phụ cấp khu vực) và trợ cấp con theo chế độ mới là 61.000đ.

2) Trường hợp hai vợ chồng đều công tác được hưởng lương mới cùng một ngày và cả hai đều được hưởng phụ cấp con:

Nếu hai vợ chồng cùng công tác ở trong biên chế Nhà nước, bắt đầu từ ngày thi hành lương mới, sẽ tính trợ cấp con mới cho người có lương con. Để thanh toán tiền truy lĩnh, cũng tính phụ cấp con trước đây (nếu có) vào người có lương cao để tính chênh lệch giữa số tiền đã lĩnh theo chế độ cũ và số tiền được lĩnh theo chế độ mới.

Ví dụ: chị C là cán bộ bậc 15/17 công tác ở cơ quan Hành chính tại Hà Nội, có chồng là cán bộ bậc 10/17 công tác ở cơ quan Hành chính thị xã Nam Định, có 3 con Hà Nội; từ trước nay chị C vẫn lĩnh phụ cấp ba con là 36.000đ, nay chị C được xếp bậc 5/21; chồng được xếp bậc 11/21 thang lương Hành chính. Như vậy tính truy lĩnh:

PHẦN CHỊ C

Đã lĩnh theo chế độ cũ:

- lương chính bậc 15/17

- phụ cấp khu vực 18%

29.380đ

5.286đ

Cộng:

34.668đ

Được lĩnh theo chế độ mới:

- lương chính bậc 5/21

- phụ cấp khu vực 12%

40.000đ

4.800đ

Cộng:

44.800đ

Mỗi tháng chị C được truy lĩnh: 44.800đ – 34.668đ = 10.132đ

PHẦN NGƯỜI CHỒNG

Đã lĩnh theo chế độ cũ:

- lương bậc 10/17

- tăng lương 5%

- phụ cấp 3 con

44.200đ

2.210đ

36.000đ

Cộng:

72.410đ

Được lĩnh theo chế độ mới:

- lương bậc 11/21

- phụ cấp khu vực 6%

- trợ cấp con thứ 3

82.000đ

4.920đ

5.000đ

Cộng:

91.920đ

Mỗi tháng được truy lĩnh: 91.920đ – 72.410đ = 19.510đ.

Bắt đầu từ tháng lĩnh lương mới thì chị C lĩnh mỗi tháng 44.800đ, còn trợ cấp con thì do người chồng lĩnh.

Nếu từ sau ngày thi hành lương mới đến khi thanh toán tiền truy lĩnh lương mà số con có thay đổi, thì theo ví dụ ở trường hợp 1 để tính lại số tiền được truy lĩnh.

3) Trường hợp hai vợ chồng công tác ở hai cơ quan thuộc hai khu vực mà ngày thi hành lương mới khác nhau:

Theo nguyên tắc đã quy định, nếu mỗi con được phụ cấp 30kg thì cơ quan thuộc khu vực sản xuất trả 12kg, cơ quan chính quyền trả 18kg, nếu mỗi con được phụ cấp 20kg thì cơ quan thuộc khu vực sản xuất trả 8kg tức 3.200đ cơ quan chính quyền trả 12kg tức 4.800đ.

Nếu từ trước đến nay, trên thực tế các cơ quan các ngành không trả phụ cấp con theo nguyên tắc trên đây (có khi vợ, hay chồng lĩnh cả 20kg hoặc 30kg) thì nay cũng phải theo nguyên tắc này mà tính để thanh toán truy lĩnh.

Có hai trường hợp:

a) Trường hợp người lương cao công tác ở cơ quan Hành chính, Sự nghiệp hay quân đội (lương mới thi hành từ 01-05-1958) người lương thấp công tác ở khu vực sản xuất (lương mới thi hành từ 01-03-1958) thì thanh toán truy lĩnh như sau:

Phần người lương thấp: tính số tiền đã lĩnh gồm có: lương cấp bậc cũ, tỷ lệ tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có), các khoản phụ cấp khác (nếu có) cộng với phụ cấp con (3.200đ, mỗi đứa nếu con thuộc loại 20kg, 4.800đ, nếu con thuộc loại 30kg); và số tiền được lĩnh theo chế độ mới gồm có: lương cấp bậc cộng phụ cấp khu vực (nếu có). So sách hai số tiền này để thanh toán truy lĩnh hai tháng: 03 và 04-1958.

Từ 01-05-1958 người lương cao đã hưởng lương mới thì tính truy lĩnh cho hai người theo trường hợp hai nói trên.

Ví dụ: Chị A, công nhân ở xí nghiệp Dệt Nam Định lương cũ theo cấp bậc (có tỷ lệ tăng lương) là 30.000đ. có chồng là cán bộ ở cơ quan Hành chính ở Hà Nội lương cũ theo cấp bậc (có tỷ lệ tăng lương và phụ cấp khu vực) là 50.000đ, có 3 con ở Nam Định phụ cấp mỗi con 20kg từ trước đến nay xí nghiệp trả mỗi con 8kg, cơ quan chính quyền trả 12kg; nay chị A được xếp bậc lương mới là 40.000đ.

TÍNH TRUY LĨNH PHẦN CHỊ A:

Đã lĩnh theo chế độ cũ

- lương cấp bậc (có tỷ lệ tăng lương)

- phụ cấp con = (8kg x 3 x 400đ)

30.000đ

9.600đ

Cộng:

39.600đ

Được lĩnh theo chế độ mới

- lương cấp bậc

- phụ cấp khu vực 6%

40.000đ

2.400đ

Cộng:

42.400đ

Như vậy chị A được truy lĩnh về tháng 03 và 04-1958 là: (42.400đ – 39.600đ) x 2 = 5.600đ

Nếu số tiền được lĩnh tính theo chế độ mới mà thấp hơn thì không bắt hoàn loại. (Đây là một chủ trương nhằm chiếu cố).

Từ 01-05-1958 trở đi thì chị A được truy lĩnh số chênh lệch giữa lương cũ và lương mới (42.400đ – 30.000đ = 12.400đ); còn phụ cấp con thì bắt đầu từ 01-05-1958 chuyển toàn bộ (20kg hay 30kg mỗi đứa) sang cho người chồng để tính theo trường hợp 2 nói trên.

b) Trường hợp người lương cao công tác ở khu vực sản xuất, người lương thấp công tác ở khu vực hành chính, sự nghiệp (hay quân đội).

Để tính truy lĩnh về hai tháng 03 và 04-1958 cho người lương cao thì so sánh:

- Số tiền đã lĩnh gồm có: lương cấp bậc, tỷ lệ tăng lương và phụ cấp khu vực (nếu có) cộng với phụ cấp con 3.200đ hoặc 4.800đ mỗi đứa.

- Số tiền được lĩnh sau khi thi hành lương mới gồm có: lương cấp bậc và phụ cấp khu vực (nếu có).

Từ 01-05-1958 trở đi, chuyển toàn bộ phụ cấp con sang người lương cao rồi tính truy lĩnh cho mỗi người theo trường hợp 2 nói trên.

Phụ cấp tiền ăn, ở ngoài ở Hà Nội.

Từ ngày thi hành lương mới khoản phụ cấp ăn, ở ngoài ở Hà Nội không còn nữa. Nếu cơ quan, xí nghiệp đã cấp 4.500đ, 2.500đ cho những cán bộ, công nhân viên ra ăn, ở ngoài sau ngày thi hành lương mới thì phải cộng số tiền đã cấp đó vào số đã thực lĩnh để thanh toán truy lĩnh.

* * *

Riêng đối với nữ cán bộ, công nhân viên ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp, khu vực sản xuất nếu có chồng là cán bộ quân đội từ trung đội phó trở xuống thì nữ cán bộ, công nhân viên nếu được hưởng phụ cấp con thì tiếp tục lĩnh ở nơi mình công tác mà không chuyển khoản phụ cấp con này sang bên quân đội để tính cho người chồng. (Sở dĩ quy định như vậy vì quân nhân từ cấp Trung đội phó trở xuống còn hưởng chế độ cung cấp, nên khó so sánh với mức lương của công nhân viên).

Đối với nữ cán bộ, công nhân viên ở cơ quan hành chính, sự nghiệp và đơn vị sản xuất có chồng là cán bộ quân đội từ Trung đội trưởng trở lên thì từ tháng 07-1958, trợ cấp con đã do bên quân đội trả. Nếu cơ quan xí nghiệp cũng đã trả phụ cấp con cho nữ cán bộ, công nhân viên đó về tháng 07-1958 rồi thì khi thanh toán truy lĩnh phải thu hồi số tiền phụ cấp con về tháng 07-1958 đó, để tránh tình trạng trả hai lần.

* * *

Để tránh thiệt thòi cho cán bộ, công nhân viên cũng như tránh tổn thất cho công quỹ, các cơ quan cần nghiên cứu kỹ các trường hợp cụ thể, nếu chưa rõ cần trao đổi chu đáo với cơ quan cũ về phụ cấp con (số con được phụ cấp, thuộc vào loại 20kg hay 30kg, đã lĩnh đến ngày nào, số con có thay đổi gì không từ ngày thi hành lương mới...) để tính tiền truy lĩnh cho đúng với những quyết định trên.

III. TRƯỜNG HỢP BẢO LƯU SỐ THU NHẬP CŨ

Những cán bộ, công nhân viên mà số thu nhập mới thấp hơn số thu nhập cũ thì được giữ khoản chênh lệch (tức là bảo lưu số thu nhập cũ).

Số thu nhập cũ là số thu nhập trước ngày 01-03-1958 (đối với khu vực sản xuất) và trước ngày 01-05-1958 (đối với khu vực hành chính và sự nghiệp hay quân đội).

Số thu nhập cũ gồm những khoản nói ở mục II, đoạn B trên đây.

Để tính bảo lưu trong số thu nhập cũ, cần chú ý những khoản thường hay thay đổi như sau:

1) Tiền phụ cấp ăn, ở ngoài:

Chỉ tính tiền phụ cấp ăn, ở ngoài ở Hà Nội:

- 4.500 đ (nếu ăn và ở ngoài)

- 2.500 đ (nếu ăn tại cơ quan và ở ngoài) thi hành cho tất cả các loại cán bộ, công nhân viên đã hưởng trước ngày 01-03-1958 (khu vực sản xuất) và trước ngày 01-05-1958 (khu vực hành chính và sự nghiệp). Cơ quan nào, ngành nào đã cấp trên 4.500đ thì cũng chỉ được cộng 4.500đ hoặc 2.500đ vào thu nhập cũ thôi. Nếu điều động về địa phương không ở Hà Nội thì không được tính khoản phụ cấp này vào lương bảo lưu nữa.

Những địa phương đã cấp tiền cho cán bộ, công nhân viên ra ăn, ở ngoài sau khi bãi bỏ cấp dưỡng ở cơ quan thì số tiền này không được cộng vào số thu nhập cũ để tính bảo lưu.

2) Phụ cấp con:

Lấy mức phụ cấp con đã hưởng trước ngày 01-03-1958 hay 01-05-1958 để tính và số thu nhập cũ được bảo lưu. Những con đẻ sau ngày 01-03-1958 ở khu vực sản xuất, sau ngày 01-05-1958 ở khu vực hành chính và sự nghiệp thì hưởng theo chế độ trợ cấp cho gia đình đông con (mới) không được tính vào số thu nhập cũ để bảo lưu.

Nếu sau ngày thi hành lương mới mà số con được hưởng phụ cấp trước ngày 01-03-1958 hay 01-05-1958 có giảm bớt (vì chết, hết tuổi được phụ cấp, được học bổng...) hay thay đổi chỗ ở từ Hà Nội, Gia lâm, ngoại thành Hà Nội về các địa phương (không có phụ tăng 50%, 30%, 20%) thì phải tính mức phụ cấp theo chế độ cũ và bỏ các khoản phụ tăng 50%, 30%, 20%, để tính lại số bảo lưu.

Ngược lại, nếu con ở địa phương mà về Hà Nội, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, thì không tính mức phụ cấp có phụ tăng 50%, 30%, 20% vì từ ngày thi hành lương mới, khoản phụ tăng này đã bãi bỏ. (Thi hành Thông tư số 11-TT/LB ngày 02-05-1958 của Liên bộ Nội vụ - Lao động).

Ví dụ: Ông A cán bộ bậc 13/17 công tác ở cơ quan chính quyền ở Hà Nội trước ngày 01-05-1958 có 4 con được phụ cấp mỗi con 18kg, nay được xếp bậc 7/21, thì:

Thu nhập cũ:

- lương + phụ cấp khu vực và tăng lương (18%)

- phụ cấp con (18k x 4 x 400đ)

- phụ cấp ăn, ở ngoài

39.884đ

28.800đ

4.500đ

Cộng:

73.184đ

Thu nhập mới:

- lương và phụ cấp khu vực 12%

- trợ cấp con

50.000đ

10.000đ

Cộng:

66.000đ

Như vậy được bảo lưu: 73.184đ – 66.000đ = 7.184đ

Nếu ông A có 1 con được Chính phủ nuôi cho ăn học và 1 con quá tuổi được phụ cấp thì:

Thu nhập cũ:

- lương và phụ cấp khu vực, tỷ lệ tăng lương (18%)

- phụ cấp 2 con (18k x 2 x 400đ)

- tiền ăn, ở ngoài

39.884đ

14.400đ

4.500đ

Cộng:

58.784đ

Thu nhập mới:

- lương cấp bậc

- phụ cấp khu vực 12%

56.000đ

6.000đ

Cộng:

56.000đ

Như vậy được bảo lưu: 58.784đ – 56.000đ = 2.784đ

Nếu ông A được điều động về địa phương (không có phụ cấp khu vực) và số con không thay đổi thì:

Thu nhập cũ:

- lương

- tăng lương 5%

- phụ cấp con: (12k x 4 x 400đ)

33.800đ

1.690đ

19.200đ

Cộng:

54.690đ

Thu nhập mới:

- lương

- trợ cấp con

50.000đ

10.000đ

Cộng:

60.000đ

Như vậy sẽ lĩnh lương mới không còn bảo lưu nữa.

- Trường hợp hai vợ chồng đều được phụ cấp con, công tác thuộc hai khu vực mà ngày thi hành lương mới khác nhau, nếu có đẻ thêm con trong tháng 3 và 04-1958 và ở trường hợp được bảo lưu thu nhập cũ, thì tính như sau:

a) Người lương cao thuộc khu vực sản xuất, ví dụ: trước ngày 01-03-1958 hai vợ chồng có 3 con, được phụ cấp mỗi cháu 30kg, chồng (khu vực sản xuất) lương 50.000đ, vợ (khu vực hành chính) lương 30.000đ (kể cả các khoản tăng lương và phụ cấp khu vực), tháng 04-1958 sinh thêm một con nữa. Bây giờ sắp xếp, lương chồng 70.000đ, lương vợ 40.000đ (kể cả phụ cấp khu vực).

PHẦN CHỒNG (Khu vực sản xuất) PHẦN VỢ (khu vực hành chính)

Tính theo chế độ cũ

Tính theo chế độ mới

Tính theo chế độ cũ

Tính theo chế độ mới

Tháng 03 -1958

Lương

50.000đ

Lương

30.000đ

(chưa thi hành
lương mới)

Phụ cấp 3 con:

Lương

70.000đ

Phụ cấp 3 con:

(12k x 3 x 400)

14.400đ

(18 x 3 x 400)

21.600đ

Cộng:

64.400đ

Cộng:

51.600đ

Tháng 04 –1958

Lương

50.000đ

Lương

30.000đ

(chưa thi hành
lương mới)

Phụ cấp 3 con cũ:

Phụ cấp 3 con cũ:

(12k x 3 x 400)

14.400đ

Lương

70.000đ

(18 x 3 x 400)

21.600đ

Phụ cấp 1 con mới:

Phụ cấp 1 con mới:

(12k x 400đ)

4.800đ

(18 x 400)

7.200đ

Cộng:

69.200đ

Cộng:

58.800đ

Tháng 05 –1958

Lương

50.000đ

Lương

70.000đ

Lương cũ

30.000đ

Lương mới 40.000đ

Phụ cấp 3 con cũ:

Trợ cấp 2 con

10.000đ

Phụ cấp con chuyển

(30 x 3 x 400)

36.000đ

Cộng

80.000đ

sang người chồng

Phụ cấp 1 con mới:

(18k x 400)

7.200(1)

Cộng:

93.200đ

b) Người lương cao thuộc khu vực hành chính:

Cũng lấy ví dụ trên, nhưng người lương cao công tác ở cơ quan hành chính thì tính như sau:

PHẦN CHỒNG (Khu vực HC) PHẦN VỢ (khu vực SX)

Tính theo chế độ cũ

Tính theo chế độ mới

Tính theo chế độ cũ

Tính theo chế độ mới

Tháng 03 -1958

Lương

50.000đ

Lương cũ

30.000đ

Lương mới 40.000đ

Phụ cấp 3 con:

(chưa thi hành lương mới)

Phụ cấp 3 con:

(18 x 3 x 400)

21.600đ

(12 x 3 x 400)

14.400đ

Cộng:

71.600đ

Cộng:

44.400đ

Tháng 04 -1958

Lương

50.000đ

Lương cũ

30.000đ

Lương mới 40.000đ

Phụ cấp 3 con cũ:

Phụ cấp 3 con cũ:

(18 x 3 x 400)

21.600đ

(12 x 3 x 400)

14.400đ

Phụ cấp 1 con mới:

(chưa thi hành lương mới)

Phụ cấp 1 con mới:

(18 x 400đ)

7.200đ

(12 x 400)

4.800đ

Cộng:

78.800đ

Cộng:

49.200đ

Tháng 05 -1958

Lương

50.000đ

Lương mới

70.000đ

Lương cũ

30.000đ

Lương mới 40.000đ

Trợ cấp 3 con cũ:

Trợ cấp 2 con

10.000đ

Phụ cấp con chuyển

(30 x 3 x 400)

36.000đ

Cộng:

80.000đ

sang người chồng

Phụ cấp 1 con mới:

(18 x 400)(1)

7.200đ

Cộng:

93.200đ

Trên đây là cách tính số thu nhập cũ trước ngày thi hành lương mới để tính bảo lưu (nếu ở trường hợp bảo lưu).

Còn cách tính số đã lĩnh số được lĩnh của mỗi người để truy lĩnh thì theo cách hướng dẫn ở phần truy lĩnh (mục II trên đây).

- Trường hợp hai vợ chồng công tác, một người hưởng lương kháng chiến, một người hưởng nguyên lương (trước kia chưa sắp xếp) sau khi thi hành lương mới, nếu người hưởng lương kháng chiến được bảo lưu số lưu nhập cũ, thì về khoản phụ cấp con chỉ tính theo tiêu chuẩn của một người công tác (cụ thể là 12k ở địa phương hay 18k ở Hà Nội) vì người hưởng nguyên lương không hưởng phụ cấp con.

(Nếu trước đây có cơ quan đã trả phụ cấp con theo tiêu chuẩn 20k hay 30k, thì trong khi thanh toán truy lĩnh phải tính theo thực lĩnh 20k hay 30k).

Nếu lần này người nguyên lương được sắp xếp vào các thang lương mới thì thanh toán tiền truy lĩnh theo quy định chung nói ở trên.

Còn phần bảo lưu về phụ cấp con cũng chỉ tính theo tiêu chuẩn của người hưởng lương kháng chiến, (12k hay 18k).

Trường hợp hai vợ chồng công tác, một người hưởng nguyên lương (lưu dụng) nay sắp xếp vào các thang lương mới, khi tính số con được trợ cấp theo chế độ mới, cần chú ý trừ những con đã tính trong số nguyên lương rồi.

- Con cán bộ, công nhân viên trước thuộc trường hợp hưởng phụ cấp con được Chính phủ cho đi học ở nước ngoài (như ở Nam Ninh, Trung quốc) nay về nước, nếu được hưởng trợ cấp con theo chế độ mới, thì được tính mỗi cháu 12 hay 18k, 20k, 30k... cộng vào thu nhập cũ để tính bảo lưu.

Ví dụ: ông A có 3 con được phụ cấp mỗi con 30k, Chính phủ cho một con sang học ở Nam Ninh, tháng 06-1958 đứa con ấy trở về nước, ông A lương cũ là 40.000đ, nay lương mới là 70.000đ.

TÍNH TRUY LĨNH VÀ BẢO LƯU CHO ÔNG A:

Được lĩnh
theo chế độ cũ

Được lĩnh
theo chế độ mới

Tháng 05-1958

Lương

40.000đ

Lương mới

70.000đ

Phụ cấp 2 con

(30k x 2 x 400)

24.000đ

Cộng

64.000đ

Cộng

70.000đ

Tháng 06-1958 và 07-1958

Lương

40.000đ

Lương mới

70.000đ

Phụ cấp 3 con

Trợ cấp 1 con

5.000đ

(30k x 3 x 400)

36.000đ

Cộng

76.000đ

Cộng

75.000đ

SO SÁNH

Được lĩnh
theo chế độ cũ

Được lĩnh
theo chế độ mới

Tháng 05-1958

- 06-1958

- 07-1958

64.000đ

76.000đ

76.000đ

Tháng 05-1958

- 06-1958

- 07-1958

70.000đ

75.000đ

75.000đ

Cộng

216.000đ

Cộng

220.000đ

Số tiền được truy lĩnh trong 3 tháng 5, 6, 7-1958 là: 220.000đ – 216.000đ = 4.000đ

Bắt đầu từ tháng 08-1958 được bảo lưu số thu nhập cũ (có tính khoản phụ cấp của đứa con mới về nước) là 76.000 đồng.

- Hai vợ chồng công tác đều được hưởng phụ cấp con cũ 20k, hoặc 30k, nhưng sau khi thi hành lương mới có một người thôi việc thì sẽ theo tiêu chuẩn phụ cấp con của một người (cụ thể là 12k hay 18k) tính lại số thu nhập cũ để tính bảo lưu.

- Trường hợp một người chết thì phụ cấp con cũ sẽ không tính lại như trường hợp thôi việc (giữ nguyên phụ cấp con cũ là 20k hay 30k).

* * *

Đối với những cán bộ, công nhân viên, trước khi thi hành lương mới, lĩnh một số tiền nhất định như công chức, công nhân lưu dụng, bộ đội chuyển ngành còn hưởng sinh hoạt phí theo chế độ bộ đội hay đã sắp xếp mà còn giữ khoản chênh lệch thì sau khi được sắp xếp lần này, sẽ lấy số tiền đã thực lĩnh (coi là số thu nhập cũ) đối chiếu với số thu nhập mới để thanh toán tiền truy lĩnh.

Số thu nhập mới là lương theo cấp bậc mới sắp xếp, có phụ cấp khu vực và trợ cấp con (nếu có).

IV. CẤP PHÁT KINH PHÍ

Bộ Tài chính sẽ cấp kinh phí cho các cơ quan trung ương và các khu thuộc Tổng dự toán trung ương (Khu 3, 4, Tả ngạn, Lao – Hà – Yên).

Các khu khác và Ty Tài chính cấp kinh phí cho các cơ quan trong khu và tỉnh vào Tổng dự toán khu, tỉnh.

Đối với những cán bộ, công nhân viên từ ngày thi hành lương mới đến nay, điều động từ cơ quan này sang cơ quan khác, từ ngành này sang ngành khác, thì thanh toán tiền truy lĩnh như sau:

a) Giữa đơn vị xí nghiệp (khu vực sản xuất)

Trường hợp đơn vị chưa sắp xếp bậc để trả lương mới mà công nhân viên được điều động sang công tác ở đơn vị khác thì đơn vị cũ thanh toán tiền truy lĩnh theo cấp bậc lương mới kể từ 01-03-1958 đến nay người đó rời đơn vị cũ để đến nhận công tác ở đơn vị mới; đơn vị mới trả lương mới kể từ ngày người đó đến nhận công tác.

b) Giữa đơn vị hành chính, sự nghiệp và đơn vị thuộc khu vực sản xuất (thi hành lương mới từ ngày 01-03-1958).

Những cán bộ, công nhân viên thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp (thi hành lương mới từ 01-05-1958) nếu sau ngày 01-03-1958 được điều sang công tác ở các đơn vị thi hành lương mới từ ngày 01-03-1958 thì chỉ được truy lĩnh kể từ ngày chính thức nhận công tác ở đơn vị mới thôi. Ngược lại nếu điều động từ đơn vị thi hành lương mới từ 01-03-1958 sang đơn vị thi hành lương mới từ 01-05-1958, nhưng ra đi sau ngày 01-03-1958 thì đơn vị cũ phải thanh toán truy lĩnh từ 01-03-1958 đến ngày người đó đi nhận công tác ở đơn vị mới; đơn vị mới chỉ phải trả tiền truy lĩnh lương mới từ 01-05-1958 thôi.

c) Giữa các cơ quan hành chính, sự nghiệp.

Cơ quan hiện đang sử dụng có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ số tiền truy lĩnh cho anh chị em.

* * *

Trong khi thi hành Thông tư này nếu gặp khó khăn và trở ngại, đề nghị các cơ quan, các ngành phản ảnh kịp thời cho bộ chúng tôi biết để góp ý kiến giải quyết.

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Văn Bính



(1) (7.200đ là phụ cấp con thứ 4 của vợ chuyển sang; còn đối với người chồng thì đứa con thứ 4 đẻ sau ngày thi hành lương mới, nên không được hưởng phụ cấp con theo tiêu chuẩn cũ).

(1) (7.200đ là phụ cấp con thứ 4 mà người chồng được hưởng trước ngày thi hành lương mới (01-05-1958), còn đối với người vợ, những đứa con đẻ sau ngày 01-03-1958 không được hưởng tiêu chuẩn phụ cấp con cũ).

Trong hai trường hợp (a và b), người lương cao được giữ chênh lệch: 93.200đ – 80.000 = 13.200đ (tức là bảo lưu số thu nhập cũ 93.200)đ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 85-TC/HCP năm 1958 hướng dẫn thanh toán truy lĩnh và trả lương mới do Bộ Tài Chính ban hành

  • Số hiệu: 85-TC/HCP
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/07/1958
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Trịnh Văn Bính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 30
  • Ngày hiệu lực: 06/08/1958
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản