Chương 4 Thông tư 78/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
GIẢI QUYẾT SỰ CỐ, TRỞ NGẠI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
Điều 17. Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường
Hành khách bị ốm, đau buộc phải xuống ga dọc đường thì trưởng tàu xác nhận để hành khách đi tiếp bằng chuyến tàu khác hoặc được doanh nghiệp trả lại tiền vé đối với quãng đường chưa đi tính từ ga gần nhất phía trước mà tàu có đỗ nhận khách đến ga đến ghi trên vé của hành khách.
Điều 18. Thay đổi chỗ trên tàu
Trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi toa xe, thay tàu so với phương án bán vé đã bán cho hành khách thì việc thay đổi chỗ giải quyết như sau:
1. Hành khách có vé hạng cao mà không có chỗ nên phải sử dụng chỗ vé có hạng thấp hơn ngoài ý muốn thì tại ga đến, doanh nghiệp phải hoàn lại tiền chênh lệch trên đoạn đường hành khách đã phải sử dụng chỗ vé hạng thấp mà không được thu thêm bất cứ khoản tiền nào. Thứ hạng của chỗ trên tàu do doanh nghiệp quy định.
2. Hành khách có vé hạng thấp mà không có chỗ được doanh nghiệp bố trí chỗ hạng cao hơn thì hành khách không phải trả thêm tiền.
3. Trường hợp hành khách không chấp nhận đổi chỗ thì doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền vé cho hành khách.
Hành khách mất vé khi đi tàu có trách nhiệm thông báo cho nhân viên phục vụ toa xe biết. Việc mất vé được giải quyết như sau:
1. Trên cơ sở khai báo của hành khách bị mất vé và dữ liệu quản lý vé hành khách của đoàn tàu, Trưởng tàu xác nhận đúng hành khách đã mua vé và bị mất thì được cấp Giấy xác nhận để hành khách tiếp tục đi tàu, mẫu Giấy xác nhận do doanh nghiệp quy định.
2. Trường hợp không xác minh được hành khách đã có vé thì hành khách phải mua vé bổ sung theo quy định của doanh nghiệp hoặc hành khách phải xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ.
Điều 20. Hành khách bị nhỡ tàu
1. Hành khách bị nhỡ tàu không do lỗi của doanh nghiệp thì vé không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp quy định cụ thể các trường hợp nhỡ tàu do nguyên nhân khách quan và các biện pháp giải quyết để hỗ trợ hành khách.
2. Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như sau:
a) Đại diện của doanh nghiệp xác nhận vào vé, bố trí để hành khách đi chuyến tàu sớm nhất có quy định dừng ở ga đến ghi trên vé của hành khách. Doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tiền chênh lệch giữa tiền ghi trên vé của hành khách và tiền của loại chỗ thực tế trên tàu mà doanh nghiệp bố trí cho hành khách, trường hợp chỗ thực tế do doanh nghiệp có hạng cao hơn vé của hành khách thì hành khách không phải trả thêm tiền;
b) Hành khách có thể yêu cầu đổi vé đi vào ngày khác cùng loại tàu tương đương với vé đã mua và chỉ được thay đổi một lần;
c) Nếu hành khách không tiếp tục chờ đi tàu, doanh nghiệp phải trả toàn bộ tiền vé (nếu nhỡ tàu ở ga đi) hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường);
d) Doanh nghiệp quy định việc hỗ trợ hành khách như ăn, uống, ngủ, nghỉ trong thời gian hành khách chờ đi tàu.
Khi có sự cố gây tắc đường chạy tàu thì giải quyết như sau:
1. Tại ga hành khách lên tàu:
a) Hành khách có quyền từ chối đi tàu và yêu cầu doanh nghiệp trả lại tiền vé;
b) Nếu hành khách chấp nhận chờ để đi tàu, doanh nghiệp phải bố trí để hành khách được đi tàu sớm nhất.
2. Trên đường vận chuyển:
a) Nếu hành khách muốn trở về ga đi, doanh nghiệp phải bố trí đưa hành khách trở về bằng chuyến tàu đầu tiên mà hành khách không phải trả tiền vé. Khi trở về, hành khách có thể xuống một ga dọc đường nếu tàu có đỗ. Doanh nghiệp phải trả lại tiền vé cho hành khách trên đoạn đường từ ga hành khách xuống tàu đến ga đến ghi trên vé;
b) Nếu hành khách xuống tàu tại ga mà tàu phải đỗ lại và yêu cầu trả lại tiền vé thì doanh nghiệp phải trả lại tiền vé đối với đoạn đường mà hành khách chưa đi;
c) Nếu hành khách chờ đợi ở ga mà tàu phải đỗ lại để chờ đi tiếp, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như: ăn, uống miễn phí cho hành khách trong suốt thời gian chờ đợi ở ga;
d) Trường hợp doanh nghiệp phải tổ chức chuyển tải, thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách như quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
3. Thời hạn hoàn trả tiền vé không quá 30 ngày, kể từ ngày hành khách xuống tàu.
1. Trọng lượng hành lý xách tay được miễn cước của hành khách được quy định như sau:
a) Mua cả vé hành khách: 20kg;
b) Vé miễn giảm cho các đối tượng chính sách xã hội: 20kg;
c) Vé khuyến mại: thực hiện theo quy định của doanh nghiệp;
d) Kích thước, trọng lượng hành lý xách tay không được vượt quá quy định của doanh nghiệp.
2. Hành khách phải trả tiền cước vận chuyển hành lý cho số hành lý xách tay mang theo quá mức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hành lý xách tay phải có đồ chứa đựng, đóng gói, để đúng nơi quy định trên tàu và hành khách phải tự trông nom, bảo quản.
4. Những hàng hóa cấm mang theo người bao gồm:
a) Hàng nguy hiểm;
b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ;
c) Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe;
d) Thi hài, hài cốt;
đ) Hàng hóa cấm lưu thông;
e) Động vật sống (trừ chó cảnh, mèo, chim, cá cảnh nhưng phải có trang bị thích hợp để giữ gìn vệ sinh, không gây ảnh hưởng tới người xung quanh);
g) Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.
Thông tư 78/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- Số hiệu: 78/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 53 đến số 54
- Ngày hiệu lực: 15/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi
- Điều 5. Quyền của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi
- Điều 6. Nghĩa vụ của hành khách, người gửi bao gửi
- Điều 7. Quyền của hành khách, người gửi bao gửi
- Điều 8. Vé hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 9. Quy định về bán vé hành khách
- Điều 10. Miễn giảm giá vé
- Điều 11. Mua vé đi tàu tập thể
- Điều 12. Mua vé trọn toa, trọn cụm toa xe khách
- Điều 13. Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu
- Điều 14. Vé bổ sung
- Điều 15. Trả lại vé, đổi vé đi tàu
- Điều 16. Giá vé hành khách, giá cước vận chuyển hành lý, bao gửi
- Điều 17. Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường
- Điều 18. Thay đổi chỗ trên tàu
- Điều 19. Mất vé khi đi tàu
- Điều 20. Hành khách bị nhỡ tàu
- Điều 21. Tàu bị tắc đường
- Điều 22. Hành lý xách tay
- Điều 23. Xác định tên hàng hóa trong hành lý gửi, bao gửi
- Điều 24. Điều kiện vận chuyển hành lý ký gửi
- Điều 25. Điều kiện vận chuyển bao gửi
- Điều 26. Đóng gói hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 27. Khối lượng, chủng loại hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 28. Thủ tục gửi hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 29. Kê khai giá trị hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 30. Trách nhiệm xếp, dỡ, bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 31. Báo tin hành lý ký gửi, bao gửi đến
- Điều 32. Giao trả hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 33. Kỳ hạn vận chuyển, nhận hành lý ký gửi, bao gửi và bồi thường vi phạm
- Điều 34. Xử lý hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận
- Điều 35. Thay đổi vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 36. Hành lý, bao gửi thuộc loại hàng cấm vận chuyển, hàng bị thu giữ
- Điều 37. Tàu bị tắc đường phải ngừng vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 38. Bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, bị mất mát do lỗi của doanh nghiệp
- Điều 39. Giải quyết tranh chấp