Chương 3 Thông tư 78/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, VÉ HÀNH KHÁCH
Điều 8. Vé hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi
1. Vé hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi. Vé hành khách, hành Iý ký gửi, bao gửi (vé giấy hoặc vé điện tử) do doanh nghiệp phát hành theo mẫu đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
2. Vé hợp lệ là vé do doanh nghiệp phát hành không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé. Trường hợp có sửa chữa, tẩy xóa trên vé phải có xác nhận của doanh nghiệp.
3. Khi sử dụng vé điện tử, doanh nghiệp phải hướng dẫn và quy định cụ thể cho hành khách cách sử dụng; quy định về vé hợp lệ; vé không hợp lệ, quy định và hướng dẫn cách giải quyết các phát sinh cho hành khách như việc trả vé, đổi vé, nhỡ tàu, thay đổi chỗ trên tàu, tắc đường, để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách và của doanh nghiệp như các hình thức vé khác.
Điều 9. Quy định về bán vé hành khách
1. Doanh nghiệp phải tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, nhiều ngày trước thời điểm tàu chạy, nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé.
2. Căn cứ vào từng thời điểm cụ thể, từng loại chỗ, từng loại tàu, doanh nghiệp quy định cụ thể việc ghi họ, tên và số Giấy chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu, Giấy phép lái xe, Thẻ Đảng, Giấy khai sinh đối với trẻ em) của hành khách trên vé.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện việc miễn, giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội khi đi tàu hỏa theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Mua vé đi tàu tập thể
1. Tổ chức có nhu cầu mua vé tập thể đi tàu phải lập danh sách ghi rõ họ tên từng người trong đoàn và họ tên trưởng đoàn để phối hợp với doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh trong hành trình đi tàu. Tập thể đi tàu phải đi cùng trên một chuyến tàu, có cùng ga đi.
2. Doanh nghiệp khi bán vé phải lập từng vé cá nhân cho từng thành viên trong đoàn theo mức giá vé tương ứng với loại chỗ, loại tàu ghi trên vé của hành khách.
Điều 12. Mua vé trọn toa, trọn cụm toa xe khách
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua vé trọn toa, trọn cụm toa xe khách trong đoàn tàu thì việc mua vé, trả lại vé, đổi vé theo quy định
a) Không cho khách lên vượt quá số chỗ trên toa xe;
b) Phối hợp với doanh nghiệp để quản lý số khách trên toa xe, cụm toa xe đã mua vé đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định tại
2. Doanh nghiệp khi bán vé phải lập từng vé cá nhân cho hành khách thực tế trên toa xe, cụm toa xe.
Điều 13. Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu
Đối tượng được ưu tiên xếp hàng trực tiếp mua vé đi tàu được quy định theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1. Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.
2. Thương binh, bệnh binh.
3. Người khuyết tật
4. Phụ nữ có thai.
5. Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.
6. Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.
7. Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.
Hành khách, người đi tàu thuộc các trường hợp sau được mua vé bổ sung trong điều kiện doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu, không ảnh hưởng đến hành khách khác và thực hiện theo quy định của doanh nghiệp:
1. Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé.
2. Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao.
3. Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.
Điều 15. Trả lại vé, đổi vé đi tàu
1. Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé, hủy vé trước giờ tàu chạy.
2. Doanh nghiệp quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé, hủy vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé, hủy vé của hành khách.
Điều 16. Giá vé hành khách, giá cước vận chuyển hành lý, bao gửi
Giá vé hành khách, giá cước vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi và chi phí khác do doanh nghiệp công bố theo quy định của pháp luật.
Thông tư 78/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- Số hiệu: 78/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 53 đến số 54
- Ngày hiệu lực: 15/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi
- Điều 5. Quyền của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi
- Điều 6. Nghĩa vụ của hành khách, người gửi bao gửi
- Điều 7. Quyền của hành khách, người gửi bao gửi
- Điều 8. Vé hành khách, hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 9. Quy định về bán vé hành khách
- Điều 10. Miễn giảm giá vé
- Điều 11. Mua vé đi tàu tập thể
- Điều 12. Mua vé trọn toa, trọn cụm toa xe khách
- Điều 13. Ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu
- Điều 14. Vé bổ sung
- Điều 15. Trả lại vé, đổi vé đi tàu
- Điều 16. Giá vé hành khách, giá cước vận chuyển hành lý, bao gửi
- Điều 17. Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường
- Điều 18. Thay đổi chỗ trên tàu
- Điều 19. Mất vé khi đi tàu
- Điều 20. Hành khách bị nhỡ tàu
- Điều 21. Tàu bị tắc đường
- Điều 22. Hành lý xách tay
- Điều 23. Xác định tên hàng hóa trong hành lý gửi, bao gửi
- Điều 24. Điều kiện vận chuyển hành lý ký gửi
- Điều 25. Điều kiện vận chuyển bao gửi
- Điều 26. Đóng gói hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 27. Khối lượng, chủng loại hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 28. Thủ tục gửi hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 29. Kê khai giá trị hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 30. Trách nhiệm xếp, dỡ, bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 31. Báo tin hành lý ký gửi, bao gửi đến
- Điều 32. Giao trả hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 33. Kỳ hạn vận chuyển, nhận hành lý ký gửi, bao gửi và bồi thường vi phạm
- Điều 34. Xử lý hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận
- Điều 35. Thay đổi vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 36. Hành lý, bao gửi thuộc loại hàng cấm vận chuyển, hàng bị thu giữ
- Điều 37. Tàu bị tắc đường phải ngừng vận chuyển hành lý ký gửi, bao gửi
- Điều 38. Bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, bị mất mát do lỗi của doanh nghiệp
- Điều 39. Giải quyết tranh chấp