Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG AN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 680-TT/VI/2

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 1959

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LƯƠNG, PHỤ CẤP VÀ TRANG PHỤC CHO CÔNG NHÂN LÁI MÁY CA-NÔ VÀ CẢNH SÁT TUẦN TRA KIỂM SOÁT TRÊN SÔNG, CẢNG

Hiện nay các đội tuần tra kiểm soát bằng ca-nô đã được xây dựng để làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự trị an ở sông, cảng.

Do tính chất và điều kiện công tác ở sông, cảng có khác với trên bộ, nên cần quy định việc xếp lương, chế độ phụ cấp và trang bị cho phù hợp để bảo đảm được nhiệm vụ công tác. Vì vậy, sau khi nghiên cứu và được sự thỏa thuận của các Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, Bộ ra thông tư quy định cụ thể các chế độ như sau:

I. VỀ VIỆC XẾP LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN LÁY MÁY CA-NÔ

Năm 1958, khi thi hành chính sách lương mới, vì các đội tuần tra kiểm soát bằng ca-nô chưa thành lập, nên Bộ tạm quy định việc xếp lương cho công nhân lái máy ca-nô vào thang lương công nhân cơ khí 8 bậc. Nhưng từ khi các đội tuần tra trên sông, cảng được xây dựng, anh em đã chính thức làm nhiệm vụ lái máy ca-nô trên sông, cảng, nên việc xếp thang lương công nhân cơ khí không thích hợp nữa. Nay Bộ quyết định:

1. Sắp xếp lại lương cho công nhân lái máy ca-nô theo tiêu chuẩn bậc lương loại IV cấp 3 là thang lương áp dụng cho các công nhân công tác trên ca-nô của Bộ Giao thông và Bưu điện xây dựng.

2. Về nguyên tắc xếp lương: căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ và khả năng hiện tại của anh em và sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ quy định khung bậc sắp xếp cho công nhân lái máy ca-nô từ bậc 3 đến bậc 2 của chức danh 1 và 2 trong bản tiêu chuẩn bậc lương loại IV cấp 3 (có bản tiêu chuẩn bậc lương kèm theo).

Do yêu cầu chuyên môn và trách nhiệm của mỡi chức danh có khác nhau, nên mức tiền mỗi bậc của công nhân lái đều cao hơn công nhân máy, cho nên trong khi sắp xếp phải chú ý bảo đảm tương quan đó.

Khung bậc và tương quan tuy quy định như trên, nhưng khi tiến hành sắp xếp cần phải nghiên cứu kỹ về tiêu chuẩn bậc lương và tiêu chuẩn đức, tài của từng người để sắp xếp cho thích hợp.

3. Về phụ cấp khu vực: sau khi sắp xếp theo thang lương loại IV cấp 3, nếu anh em nào công tác ở địa phương có phụ cấp khu vực thì cũng được hưởng phụ cấp khu vực nơi đó từ ngày 01-01-1959.

Ví dụ: một công nhân lái ca-nô ở Hải Phòng được xếp bậc 2 là 59đ cộng với 10% phụ cấp khu vực ở Hải Phòng thì mỗi tháng sẽ được lĩnh:

(59đ x 10)

+ 59đ = 64 đồng 90

100

4. Ngoài ra tại Sở Công an Hải Phòng có một số công nhân lái máy ca-nô, trước đây địa phương xếp vào thang lương công nhân cơ quan 8 bậc, nay Bộ quyết định cũng xếp theo tiêu chuẩn bậc lương loại IV cấp 3 nói trên kể từ ngày 01-01-1959.

II. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP BỒI DƯỠNG KHI ĐI CÔNG TÁC Ở SÔNG, CẢNG VÀ NGOÀI BỂ

Các anh em cảnh sát và công nhân lái máy ca-nô trong khi công tác trên sông, cảng và ngoài bể vì điều kiện thiên nhiên như sóng, gió, nóng, lạnh khác trên bộ, có ảnh hưởng đến sức khỏe, nay Bộ quy định chế độ phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe như sau:

1. Nói chung công nhân lái máy và cảnh sát khi đi công tác trên sông, cảng và ngoài bể đều được phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe.

2. Cách tính cụ thể như sau:

a) Chỉ phụ cấp cho những ngày ca-nô thực sự chạy ở sông, cảng và ngoài bể để làm nhiệm vụ.

b) Thời gian và mức tiền phụ cấp tính như sau:

- Từ 4 giờ trở lên tính là một ngày, và nếu đi công tác ở sông, cảng một ngày được phụ cấp 3 hào; nếu đi công tác ở ngoài bể một ngày được phụ cấp 6 hào.

- Từ 2 đến 4 giờ tính là nửa ngày, nếu đi công tác ở sông, cảng được phụ cấp 1 hào rưỡi; nếu đi công tác ở bể được phụ cấp 3 hào.

Thời gian tính từ khi ca-nô nổ máy chạy, cho đến khi về đồn, bến hay đậu lại một chỗ nào phải liên tục từ 2 giờ trở lên mới được phụ cấp; trường hợp sáng đi một giờ rưỡi, chiều đi 1 giờ rưỡi thì những giờ đó không được cộng lại để tính phụ cấp.

c) Trường hợp đi công tác ban đêm thì tính như sau:

Nếu ban ngày không đi tuần tra hay có đi nhưng số giờ chưa đủ mức phụ cấp thì khi đi công tác ban đêm sẽ được tính như đã quy định ở điểm b.

- Nếu ban ngày đã đi công tác và được hưởng phụ cấp rồi, thì khi đi công tác ban đêm, dù là đi công tác trên sông, cảng hay ở bể cũng phải quá 12 giờ đêm mới được hưởng phụ cấp và mức phụ cấp quy định thống nhất là 3 hào một người kể cả công nhân lái máy hay cảnh sát.

3. Riêng đội tuần tra ở cảng Hải Phòng làm nhiệm vụ kiểm soát khi có tàu của nước ngoài đậu ở cảng, vì tính chất điều kiện công tác có khác với đội tuần tra trên sông, nên mức độ phụ cấp quy định:

- Trong một ngày một đêm nếu phải làm việc từ 6 giờ trở lên được phụ cấp 3 hào một người; nếu chỉ làm nhiệm vụ từ 4 giờ đến 6 giờ được phụ cấp 1 hào rưỡi; còn dưới 4 giờ thì không được phụ cấp.

4. Đối với số cán bộ công an thuộc Hải Phòng và Hồng Quảng làm nhiệm vụ kiểm soát và đưa dắt tầu từ Zéro vào cảng, hay từ cảng ra bể có khi đi 3, 4 giờ rồi trở về, có trường hợp phải ở lại dưới tàu một, hai ngày, phải ăn ở trên tàu thì nay quy định chế độ phụ cấp như sau:

- Nếu không ăn ở trên tàu, hoặc có phải ăn nhưng không phải trả tiền (theo chế độ tiếp tân của tàu) thì được hưởng theo như chế độ đi công tác ở bể đã quy định trong điểm b điều 2.

- Nếu phải ăn ở trên tàu và ăn theo tiêu chuẩn bình thường với công nhân của tàu đó, thì số tiền ăn trội hơn mức ăn bình thường ở nhà sẽ do cơ quan đài thọ. Ví dụ: mức ăn ở trên tàu 3đ một ngày, thì cán bộ đó phải góp 6 hào theo tiêu chuẩn hàng ngày, còn khoản 2đ40 chênh lệch thì cơ quan thanh toán. Trường hợp này sẽ không được hưởng khoản phụ cấp 6 hào một ngày quy định ở điểm b điều 2, vì đã nằm trong số tiền ăn chênh lệch mà cơ quan đài thọ.

5. Để bảo đảm đúng với tính chất phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe, khoản phụ cấp nói trên phải được sử dụng ngay vào những bữa ăn trong những ngày đi công tác.

6. Để cho việc tính phụ cấp được chính xác, các địa phương có đội tuần tra kiểm soát trên sông, cảng phải nắm vững chiều dài của các sông cần phải đi tuần tra. Phải có sổ theo dõi các lần ca-nô đi, cụ thể từ giờ nào, về giờ nào, đến đâu, tốc độ của ca-nô khi đi tuần tra và trước khi đưa chứng từ thanh toán phải được Trưởng hoặc Phó Phòng Ban trị an dân cảnh hoặc Trưởng Phó đồn nơi đó chứng thực.

7. Chế độ phụ cấp bồi dưỡng sức khỏe này không áp dụng đối với đội tuần tra ở Hồ tây Hà Nội, vì tính chất điều kiện công tác ở Hồ tây không giống như các đội tuần tra kiểm soát trên sông, cảng.

III. CHẾ ĐỘ TRANG PHỤC

1. Về chế độ trang bị những thứ về nghiệp vụ, nói chung cả cảnh sát tuần tra trên sông, cảng và công nhân lái máy ca-nô đều được Chính phủ cấp phát như các loại cành sát khác, gồm có:

- 1 cảnh hiệu dùng không thời hạn.

- 2 đôi phù hiệu dùng trong một năm.

- 1 mũ lưỡi trai và 3 vải bọc dùng trong 3 năm.

- 1 áo mưa dùng trong 4 năm.

- 1 thắt lưng da dùng trong 5 năm.

Ngoài ra, vì điều kiện công tác trên sông, cảng về mùa đông rất rét lạnh, nên còn được trang bị những thứ nghiệp vụ riêng sau đây:

- 1 áo trấn thủ.

- 1 mũ bông.

- 1 đôi găng tay loại dệt bằng bông của Trung quốc.

Riêng công nhân lái máy, vì tay chân và quần áo thường bị dây dầu mỡ nên được trang bị thêm một yếm công nhân bằng vải xanh, còn găng tay thì không phát 1 đôi găng tay thì không phát 1 đôi găng tay loại dệt bằng bông của Trung quốc mà phát 2 đôi găng tay bằng vải dầy.

2.Về trang phục các cảnh sát tuần tra ở sông, cảng cũng áp dụng hoàn toàn theo thông tư của Bộ số 1777-V10/P6 ngày 21-01-1959 đã quy định chế độ trang phục cho cảnh sát năm 1959, cụ thể:

Những thứ trang phục do Chính phủ cấp phát:

- 1 bộ quần áo (1 dùng năm)……….18 đồng

- 1 áo bông (dùng 4 năm)

16đ 92

= 4đ,23

4

- 1 mủ cứng (dùng 2 năm)

= 2đ

2

- 1 đôi giày da (dùng 2 năm)

18đ

= 9đ

2

Cộng : 33đ,23

Như vậy, một năm mỗi cảnh sát tuần tra trên sông, cảng được cấp là 33đ23.

Ngoài ra mỗi cảnh sát phải góp mỗi tháng 3đ để may 2 bộ quần áo và sắm 1 đôi giầy vải cho thống nhất mẫu mực, phù hợp với thời tiết.

3. Về trang phục của công nhân lái máy, đều thống nhất kiểu mẫu như cảnh sát, nhưng vì chế độ tiền lương khác với cảnh sát, nên chế độ cấp trang phục không áp dụng hoàn toàn giống như chế độ đối với cảnh sát mà quy định cụ thể như sau:

Những thứ trang phục do Chính phủ cấp phát:

- 1 mủ cứng dùng 2 năm

= 2đ

2

- 1 đôi giày da dùng 2 năm

18đ

= 9đ

2

Cộng :11đ

Như vậy một năm, mỗi người công nhân lái máy ca-nô được cấp 11 đồng.

Ngoài ra mỗi người công nhân lái máy phải góp mỗi tháng 4đ để may trang phục cho phù hợp với thời tiết, theo mẫu mực thống nhất đã quy định như của cảnh sát, gồm có:

- 2 bộ quần áo, 1 áo bông dùng 4 năm

- 1 đôi giày vải.

Cách giữ và thanh toán tiền cũng theo như quy định chung đối với cảnh sát.

4. Những thứ trang bị về nghiệp vụ nói ở điều 1 phần III và những thứ trang phục do Chính phủ đài thọ nói ở điều 2, 3, phần III trong khi chưa hết niên hạn đều thuộc về tài sản của Nhà nước, người dùng phải có trách nhiệm bảo quản cẩn thận, nếu mất hoặc hư hỏng không có lý do chính đáng thì phải bồi thường.

Những thứ trang bị về nghiệp vụ, khi hết thời hạn, nếu còn tốt vẫn tiếp tục dùng cho đến khi hỏng sẽ đổi lấy cái mới. Những thứ trang phục do Chính phủ đài thọ khi hết thời hạn quy định được coi như sở hữu cá nhân. Nếu chưa hết thời hạn mà thôi việc hay chuyển sang công tác khác không có chế độ trang phục giống như chế độ quy định trong thông tư này thì phải hoàn lại cho Nhà nước, nếu muốn mang theo thì phải trả tiền, giá tiền sẽ căn cứ giá thành lúc cấp phát trừ tỷ lệ thời gian đã sử dụng và căn cứ vào giá trị hiện tại của hiện vật để xét định. Những thứ do cá nhân góp tiền để may sắm thì thuộc quyền sở hữu cá nhân.

5. Đối với một số địa phương, trong khi chưa có chế độ quy định mà đã cấp phát trang phục năm 1958 và cả chăn màn, áo bông cho công nhân lái máy ca-nô thì sẽ giải quyết bằng cách tính giá trị những thứ đó, để anh em trả tiền dần bằng cách trừ hàng tháng. Trường hợp anh em nào đã có chăn màn cũ đủ dùng, không muốn trả tiền dần thì trả lại cũng được.

IV. THỜI GIAN THI HÀNH

- Về lương sau khi sắp xếp xong thì được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 1959 cùng với phụ cấp khu vục nếu có.

- Về chế độ phụ cấp bồi dưỡng trong khi đi công tác, được thi hành kể từ ngày ban hành thông tư này.

- Về chế độ trang phục quy định trong thông tư này được áp dụng từ 01 tháng 01 năm 1959.

Đối với các đội thủy đội của lực lượng Công an nhân dân vũ trang thì không áp dụng theo thông từ này, mà sẽ nghiên cứu chế độ quy định riêng.

Tất cả những văn bản về chế độ đối với cảnh sát và công nhân lái ca-nô thuộc đội tuần tra kiểm soát trên sông, cảng đã ban hành trước đây trái với thôn tư này đều bãi bỏ.

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN




Trần Quốc Hoàn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 680-TT/VI/2 năm 1959 quy định chế độ lương, phụ cấp và trang phục cho công nhân lái máy ca-nô và cảnh sát tuần tra kiểm soát trên sông, cảng do Bộ công an ban hành

  • Số hiệu: 680-TT/VI/2
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/07/1959
  • Nơi ban hành: Bộ Công An
  • Người ký: Trần Quốc Hoàn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 41
  • Ngày hiệu lực: 14/08/1959
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản