Chương 3 Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT về kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT QUỐC GIA VỀ VSATTP THỦY SẢN SAU THU HOẠCH
Điều 12. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình giám sát
1. Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát của năm trước, thông tin phản ánh của người tiêu dùng, cảnh báo của thị trường về VSATTP và hướng dẫn của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản, cơ quan kiểm tra địa phương xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí triển khai Chương trình giám sát trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt trước khi gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản tổng hợp trình Bộ.
2. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản tổng hợp kế hoạch triển khai Chương trình giám sát trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí; tổ chức thực hiện thống nhất Chương trình trong phạm vi cả nước.
Điều 13. Phạm vi, đối tượng và chế độ giám sát
1. Phạm vi, đối tượng, chỉ tiêu giám sát:
a) Phạm vi giám sát: Chương trình giám sát được triển khai tại các cảng cá, chợ cá, cơ sở thu gom, sơ chế, lưu giữ, bảo quản thủy sản trong phạm vi cả nước.
b) Đối tượng và chỉ tiêu giám sát:
- Đối với thủy sản khai thác: lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu vi sinh vật; kim loại nặng; hóa chất bảo quản (urê, hàn the, sun phít, chloramphenicol); độc tố tự nhiên.
- Đối với thủy sản nuôi: lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu hoá chất bảo quản, vi sinh vật.
2. Các chế độ giám sát:
a) Giám sát định kỳ: là chế độ giám sát thông thường được thực hiện với tần suất:
- 1 đợt/năm đối với các sản phẩm thủy sản ướp muối, đông lạnh, khô không ăn liền; nước mắm, sản phẩm dạng mắm và các sản phẩm tương tự.
- 2 đợt/năm đối với các sản phẩm thủy sản ăn liền, sản phẩm thủy sản được sản xuất từ loài thủy sản có mối nguy gắn liền với loài.
b) Giám sát đột xuất: là chế độ giám sát thực hiện khi có sự cố về VSATTP; theo yêu cầu quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Mẫu được lấy theo nguyên tắc ngẫu nhiên.
2. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện cơ sở được lấy mẫu. Trường hợp đại điện cơ sở không ký, niêm phong có chữ ký của người lấy mẫu vẫn có giá trị pháp lý.
3. Lập biên bản lấy mẫu, bảo quản mẫu và gửi đến Phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
Điều 15. Kiểm nghiệm và thông báo kết quả kiểm nghiệm
1. Việc phân tích mẫu được thực hiện theo đúng phương pháp của Phòng kiểm nghiệm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
2. Sau khi có kết quả phân tích, Phòng kiểm nghiệm gửi thông báo tới Cơ quan gửi mẫu (cơ quan kiểm tra địa phương), đồng gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
Trong trường hợp mẫu giám sát VSATTP thủy sản sau thu hoạch có kết quả phân tích không phù hợp với quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, Cơ quan kiểm tra địa phương thực hiện:
1. Thông báo kết quả phân tích không đạt cho cơ sở và yêu cầu cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp.
2. Thành lập đoàn kiểm tra đột xuất về điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở và lấy mẫu thẩm tra nếu cần. Nếu kết quả mẫu thẩm tra không đạt, cơ quan kiểm tra địa phương xử lý vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các quy định hiện hành và yêu cầu cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục; kể cả việc thu hồi sản phẩm đã lưu thông trên thị trường và đề nghị cơ quan chức năng thu hồi giấy phép kinh doanh của cơ sở.
3. Trường hợp không nhất trí với kết quả phân tích, trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả không đạt, cơ sở có quyền đề nghị phòng kiểm nghiệm được chỉ định khác thực hiện phân tích lại đối với mẫu lưu. Kết quả phân tích lại được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xem xét xử lý, kết luận. Chi phí phân tích lại do chủ cơ sở chi trả.
4. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng cho thấy sản phẩm không phù hợp với quy định, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc cơ sở không thực hiện các yêu cầu trong thông báo thì cơ quan kiểm tra địa phương kiến nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT về kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 56/2009/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/09/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lương Lê Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 447 đến số 448
- Ngày hiệu lực: 22/11/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Cơ quan kiểm tra, giám sát
- Điều 5. Điều kiện sản phẩm thủy sản được đưa ra thị trường
- Điều 6. Quá trình khai thác, bảo quản vận chuyển thủy sản về cảng cá
- Điều 7. Tại cơ sở nuôi trồng/thu hoạch thủy sản
- Điều 8. Tại cảng cá
- Điều 9. Tại cơ sở thu mua, bảo quản nguyên liệu thuỷ sản
- Điều 10. Tại cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, lưu trữ, bảo quản thành phẩm
- Điều 11. Tại Chợ cá
- Điều 12. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình giám sát
- Điều 13. Phạm vi, đối tượng và chế độ giám sát
- Điều 14. Lấy mẫu giám sát
- Điều 15. Kiểm nghiệm và thông báo kết quả kiểm nghiệm
- Điều 16. Xử lý vi phạm
- Điều 17. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 18. Cục Nuôi trồng thủy sản
- Điều 19. Cục Thú y
- Điều 20. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản
- Điều 21. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 22. Cơ quan kiểm tra thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 23. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản
- Điều 24. Phòng Kiểm nghiệm được chỉ định thực hiện phân tích mẫu của các Chương trình giám sát quốc gia