Chương 1 Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT về kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư này hướng dẫn về trình tự, nội dung thực hiện kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường; trách nhiệm của các cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát và cơ sở tham gia hoạt động sản xuất kinh, doanh thuỷ sản trước khi đưa ra thị trường (sau đây gọi tắt là cơ sở).
1.Thông tư này áp dụng đối với:
a) Cơ sở nuôi trồng thủy sản.
b) Tàu cá; Cảng cá; Chợ cá; Cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ bảo quản và chế biến thực phẩm thủy sản; Cơ sở thu mua, sơ chế, lưu giữ, bảo quản, đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa.
c) Tàu chế biến thực phẩm thủy sản xuất khẩu; cơ sở làm sạch và cung ứng nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống; kho lạnh độc lập có bảo quản thực phẩm thủy sản; cơ sở sơ chế, lưu giữ, bảo quản, đóng gói, chế biến thủy sản có sản phẩm xuất khẩu.
2. Thông tư này không áp dụng đối với: Các cơ sở sản xuất thủy sản không nhằm mục đích đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường.
Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Thực phẩm thủy sản: là tất cả các loài động, thực vật sống trong nước và lưỡng cư, kể cả trứng và những bộ phận của chúng được sử dụng làm thực phẩm hoặc thực phẩm phối chế mà thành phần của nó có chứa thuỷ sản.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản: là tổ chức, cá nhân đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm thủy sản.
3. Đưa ra thị trường: là việc đưa sản phẩm thủy sản từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản ra tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.
4. Kiểm tra: là việc đánh giá mức độ đáp ứng của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuỷ sản và sản phẩm thực phẩm thuỷ sản so với các quy chuẩn, quy định kỹ thuật về VSATTP theo quy định hiện hành.
5. Giám sát: là việc lấy mẫu phân tích sản phẩm trên các công đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản nhằm đánh giá mức độ tuân thủ của sản phẩm thuỷ sản so với các quy chuẩn, quy định kỹ thuật về VSATTP (không bao gồm việc lấy mẫu thẩm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở).
Điều 4. Cơ quan kiểm tra, giám sát
Cơ quan kiểm tra, giám sát VSATTP (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) thủy sản trước khi đưa ra thị trường, bao gồm:
1. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản: chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc áp dụng các biện pháp đảm bảo VSATTP trong toàn bộ quá trình từ đánh bắt, bảo quản, vận chuyển cho đến khi tàu cập cảng.
2. Cục Nuôi trồng thủy sản: chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra VSATTP trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
3. Cục Thú y: chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra VSATTP của thủy sản tại chợ cá.
4. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra VSATTP đối với các cơ sở nêu tại Điểm c,
b) Triển khai các Chương trình giám sát quốc gia về VSATTP thủy sản.
5. Các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra địa phương) theo nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm:
a) Kiểm tra VSATTP đối với các cơ sở nêu tại Điểm b, Khoản 1, Điều 2, Thông tư này.
b) Tham gia các Chương trình giám sát quốc gia về VSATTP thủy sản.
Điều 5. Điều kiện sản phẩm thủy sản được đưa ra thị trường
1. Sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm đưa ra tiêu thụ tại thị trường trong nước:
a) Đối với sản sản phẩm thủy sản tươi, sống phải đảm bảo có thông tin để truy xuất được nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
- Được sản xuất, kinh doanh tại cơ sở sơ chế, chế biến, lưu giữ, bảo quản đã được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP;
- Có Giấy chứng nhận chất lượng VSATTP thủy sản của Cơ quan kiểm tra địa phương cấp theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Quy chế 118);
- Đã được xác nhận công bố hợp quy;
2. Sản phẩm thủy sản được xuất khẩu nếu đáp ứng:
a) Được sản xuất từ cơ sở đã được công nhận đủ điều kiện đảm bảo VSATTP theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời, đáp ứng các quy định của các thị trường nhập khẩu tương ứng.
b) Được kiểm tra chứng nhận về chất lượng, VSATTP (yêu cầu ghi nhãn, tỉ lệ mạ băng, chỉ tiêu sinh học, hóa học...) theo quy định của nước nhập khẩu hoặc quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố áp dụng theo từng thời kỳ.
Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT về kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 56/2009/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/09/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lương Lê Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 447 đến số 448
- Ngày hiệu lực: 22/11/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Cơ quan kiểm tra, giám sát
- Điều 5. Điều kiện sản phẩm thủy sản được đưa ra thị trường
- Điều 6. Quá trình khai thác, bảo quản vận chuyển thủy sản về cảng cá
- Điều 7. Tại cơ sở nuôi trồng/thu hoạch thủy sản
- Điều 8. Tại cảng cá
- Điều 9. Tại cơ sở thu mua, bảo quản nguyên liệu thuỷ sản
- Điều 10. Tại cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, lưu trữ, bảo quản thành phẩm
- Điều 11. Tại Chợ cá
- Điều 12. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình giám sát
- Điều 13. Phạm vi, đối tượng và chế độ giám sát
- Điều 14. Lấy mẫu giám sát
- Điều 15. Kiểm nghiệm và thông báo kết quả kiểm nghiệm
- Điều 16. Xử lý vi phạm
- Điều 17. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 18. Cục Nuôi trồng thủy sản
- Điều 19. Cục Thú y
- Điều 20. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản
- Điều 21. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 22. Cơ quan kiểm tra thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 23. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuỷ sản
- Điều 24. Phòng Kiểm nghiệm được chỉ định thực hiện phân tích mẫu của các Chương trình giám sát quốc gia