Điều 15 Thông tư 52/2020/TT-BTC về hướng dẫn biện pháp thực hiện Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 15. Các phân tổ trong thống kê
1. Nước, vùng lãnh thổ đối tác thương mại
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được thống kê theo nước, vùng lãnh thổ đến cuối cùng xác định được tại thời điểm xuất khẩu, không tính nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó quá cảnh.
Ngoài ra, nước, vùng lãnh thổ nhận hàng hóa (nước, vùng lãnh thổ đầu tiên sau khi rời khỏi Việt Nam được biết đến tại thời điểm khai hải quan mà tại đó diễn ra hoạt động gồm mua bán, gia công, chế biến, lắp ráp, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan nước trung gian thông quan) cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác.
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được thống kê theo nước, vùng lãnh thổ xuất xứ của hàng hóa theo các quy định về xuất xứ của Việt Nam.
Ngoài ra, nước, vùng lãnh thổ gửi hàng hóa (nước, vùng lãnh thổ cuối cùng trước khi hàng đến Việt Nam mà tại đó diễn ra hoạt động mua bán, gia công, chế biến, lắp ráp, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan tại nước đó thông quan) cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác;
c) Mã nước, vùng lãnh thổ sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tuân thủ theo hệ thống mã tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thống kê được phân loại theo các danh mục như sau:
a) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành;
b) Danh mục nhóm, mặt hàng chủ yếu là danh mục được xây dựng theo mục đích riêng trong thống kê hải quan trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục phân loại chuẩn khác do Tổng cục Hải quan ban hành;
c) Danh mục Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Danh mục SITC - do Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc ban hành) và các danh mục phân loại khác theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc được sử dụng cho mục đích phân tích kinh tế và mục đích thống kê khác.
3. Phương thức vận tải
Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức vận tải bao gồm: đường hàng không, đường thủy, đường bộ và loại khác.
4. Tỉnh, thành phố
Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xác định theo hai ký tự đầu của mã doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với các cơ quan lý nhà nước tại các tỉnh, thành phố.
5. Doanh nghiệp theo loại hình vốn
Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại chính: doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
6. Các phân tổ khác
Ngoài ra, các phân tổ dưới đây cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác: cục Hải quan tỉnh, thành phố; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu; châu lục, khối nước, nhóm nước; loại hình hải quan; phương thức thanh toán; đồng tiền thanh toán; xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa chịu thuế.
Thông tư 52/2020/TT-BTC về hướng dẫn biện pháp thực hiện Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 52/2020/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Thị Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 653 đến số 654
- Ngày hiệu lực: 01/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quản lý nhà nước về hải quan đối với thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 6. Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 7. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 8. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 9. Phạm vi thống kê hàng hóa trong các trường hợp đặc thù
- Điều 10. Nguồn dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 11. Kỳ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thời điểm thống kê
- Điều 12. Xác định trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 13. Đơn vị tính lượng trong thống kê
- Điều 14. Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê
- Điều 15. Các phân tổ trong thống kê
- Điều 16. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 17. Điều chỉnh biến động mùa vụ đối với thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 18. Cập nhật Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu; danh sách nước, vùng lãnh thổ và nhu cầu thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 19. Thu thập dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 20. Điều tra và phối hợp điều tra thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 21. Xử lý dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 22. Điều chỉnh thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 23. Báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 24. Đối chiếu dữ liệu thống kê
- Điều 25. Phân tích và dự báo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 26. Công bố, phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 27. Quản lý chất lượng thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 28. Dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 29. Lưu trữ dữ liệu, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 30. Hợp tác trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước và cơ quan, tổ chức trong nước khác
- Điều 31. Hợp tác trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các cơ quan, tổ chức quốc tế