Chương 5 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP
1. Trách nhiệm:
a) Đảm bảo và duy trì điều kiện sản xuất/sơ chế; đánh giá nội bộ đáp ứng yêu cầu của VietGAP;
b) Thực hiện VietGAP theo đúng phạm vi được chứng nhận. Khi có thay đổi ảnh hưởng đến thực hiện VietGAP phải thông báo ngay cho tổ chức chứng nhận để theo dõi, giám sát;
c) Có hành động khắc phục những điểm không phù hợp đúng thời hạn khi bị cảnh cáo hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP;
d) Trả đầy đủ chi phí cho tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận VietGAP theo quy định tại
đ) Thể hiện các thông tin trung thực về sản phẩm được chứng nhận VietGAP trên nhãn hàng hóa và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm theo VietGAP.
e) Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm: phải tạm dừng phân phối lô sản phẩm, thu hồi sản phẩm nếu đã đưa ra lưu thông trên thị trường, điều tra xác định nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm và tiến hành biện pháp khắc phục đồng thời ghi chép trong hồ sơ. Trường hợp không khắc phục được nguy cơ gây mất an toàn phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Quyền hạn:
a) Bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết quả đánh giá, giám sát của Đoàn đánh giá, giám sát;
b) Khiếu nại về kết quả chứng nhận, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng mã số chứng nhận VietGAP, logo VietGAP theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc logo hoặc dấu hiệu của tổ chức chứng nhận theo thỏa thuận với tổ chức chứng nhận;
d) Lựa chọn tổ chức chứng nhận VietGAP, phòng thử nghiệm được chỉ định. Trong trường hợp thay đổi tổ chức chứng nhận, cơ sở sản xuất phải cung cấp đủ thông tin cần thiết và khai báo mã số chứng nhận VietGAP cũ với tổ chức chứng nhận mới;
đ) Sản phẩm được sản xuất/ sơ chế phù hợp với VietGAP là căn cứ để cơ sở sản xuất công bố sản phẩm an toàn tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
e) Lựa chọn, thuê tổ chức, cá nhân tư vấn trong quá trình chuẩn bị, đăng ký, đánh giá chứng nhận VietGAP.
Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức chứng nhận VietGAP
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP theo đúng quy định tại Thông tư này; các chuyên gia đánh giá phải đeo thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP khi thực hiện đánh giá;
b) Căn cứ quy định tại Thông tư này và yêu cầu của TCVN 7457:2004 tổ chức chứng nhận xây dựng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký, trình tự các bước, thời gian, đánh giá, cấp, cấp lại, gia hạn, giám sát, cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận VietGAP, kinh phí cấp Giấy chứng nhận cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên Website hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác;
c) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận VietGAP;
d) Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả đánh giá sự phù hợp trong quá trình thực hiện đánh giá, chứng nhận, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
đ) Không thực hiện dịch vụ tư vấn VietGAP cho cơ sở sản xuất đã ký hợp đồng chứng nhận VietGAP;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận VietGAP;
g) Báo cáo về cơ quan chỉ định và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có hoạt động chứng nhận ngay sau khi cấp, cấp lại, giám sát, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP của cơ sở sản xuất để kịp thời cung cấp thông tin cho người tiêu dùng biết;
h) Báo cáo cơ quan chỉ định khi có thay đổi về: tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức và lãnh đạo, chính sách, thủ tục, địa chỉ, điện thoại trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
Trường hợp bổ sung hoặc mở rộng phạm vi hoạt động của chuyên gia đánh giá phải gửi Danh sách chuyên gia đánh giá, kèm theo các văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại
i) Thông báo trên Website hoặc phương tiện thông tin đại chúng kết quả cấp, cấp lại, gia hạn, giám sát, cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP;
k) Thực hiện cấp mã số VietGAP tự động qua Website theo quy định tại Thông tư này.
2. Quyền hạn:
a) Cấp thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP theo quy định tại Thông tư này;
b) Cấp, cấp lại, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP theo quy định tại Thông tư này;
c) Giám sát việc thực hiện Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP trong phạm vi chứng nhận.
d) Được thanh toán chi phí chứng nhận theo hợp đồng thoả thuận với cơ sở sản xuất có nhu cầu chứng nhận sản phẩm phù hợp VietGAP.
Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chỉ định
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định, chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định, giám sát, kiểm tra tổ chức chứng nhận, chuyên gia đánh giá VietGAP theo quy định tại Thông tư này;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động đánh giá, chỉ định tổ chức chứng nhận;
c) Bảo mật các thông tin, số liệu trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá, giám sát tổ chức chứng nhận;
d) Thông báo cho các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và công bố trên Website hoặc phương tiện thông tin đại chúng danh sách tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định, bị cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ Quyết định chỉ định và danh sách cơ sở sản xuất được cấp, cấp lại, gia hạn, bị cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP trong phạm vi cả nước;
đ) Tổ chức đào tạo, tập huấn cấp chứng chỉ về nghiệp vụ đánh giá VietGAP, cấp thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP;
e) Giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn:
a) Cấp, duy trì, cảnh cáo hoặc hủy bỏ Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận theo quy định;
b) Yêu cầu tổ chức chứng nhận VietGAP xử lý vi phạm của cơ sở sản xuất .
c) Kiểm tra cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP và giám sát hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP của tổ chức chứng nhận.
Điều 24. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trách nhiệm:
a) Kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP và hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo thẩm quyền trên địa bàn;
b) Giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với các cơ quan chỉ định thực hiện giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận;
d) Tập huấn VietGAP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất/sơ chế trên địa bàn.
2. Quyền hạn:
a) Xử lý và thông báo kết quả xử lý với cơ quan chỉ định hoặc đề nghị cơ quan chỉ định xử lý vi phạm của tổ chức chứng nhận VietGAP theo quy định của pháp luật;
b) Xử lý và thông báo kết quả xử lý với tổ chức chứng nhận hoặc yêu cầu tổ chức chứng nhận VietGAP xử lý vi phạm của cơ sở sản xuất.
Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 48/2012/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/09/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 633 đến số 634
- Ngày hiệu lực: 10/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Phí, lệ phí
- Điều 4. Cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 6. Điều kiện đối với chuyên gia đánh giá
- Điều 7. Hồ sơ đăng ký được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 8. Trình tự chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 9. Đánh giá tổ chức đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP
- Điều 10. Chỉ định lại tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 11. Mở rộng phạm vi hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 12. Mã số chỉ định
- Điều 13. Giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 14. Hình thức đánh giá của tổ chức chứng nhận VietGAP
- Điều 15. Phương thức đánh giá
- Điều 16. Trình tự và nội dung đánh giá
- Điều 17. Giấy chứng nhận VietGAP
- Điều 18. Kiểm tra, thanh tra
- Điều 19. Xử lý vi phạm của cơ sở sản xuất
- Điều 20. Xử lý vi phạm của tổ chức chứng nhận VietGAP