Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45-TC/TCT | Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 1990 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 45-TC/TCT NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 1990 HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ DOANH THU
Căn cứ Điều 1 tại Nghị định 351-HĐBT ngày 2/10/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành luật thuế doanh thu, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế doanh thu như sau:
A. VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG LUẬT THUẾ DOANH THU
Đối tượng nộp thuế doanh thu bao gồm tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh có doanh thu trên lãnh thổ Việt Nam;
- Thuộc mọi ngành nghề; sản xuất (gồm cả gia công, chế biến, khai thác), xây dựng (gồm cả đo đạc, khảo sát thiết kế); vận tải, thương nghiệp (gồm cả đại lý, uỷ thác), ăn uống, dịch vụ các loại (gồm cả dịch vụ khoa học kỹ thuật, bưu điện, tín dụng, ngân hàng, cầm đồ, bảo hiểm cho thuê tài sản, dịch vụ giáo dục, dạy nghề, văn hoá, nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao, tư vấn pháp luật, dịch vụ du lịch, khiêu vũ, đua ngựa, đua xe, phát hành xổ số, môi giới, đại lý tàu biển v.v...)
- Thuộc mọi hình thức kinh doanh: tổ chức kinh tế (xí nghiệp, Tổng Công ty, Công ty hoặc các đơn vị quốc doanh khác; liên doanh; liên kết, hợp doanh, Công tư hợp doanh; đơn vị sự nghiệp văn hoá, y tế, giáo dục, nghệ thuật và sự nghiệp khác hoạt động theo phương thức kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác, tập đoàn sản xuất, tổ chức làm kinh tế của tập thể cán bộ công nhân viên chức cơ quan hành chính sự nghiệp. Viện nghiên cứu khoa học, trường học, đoàn thể chính trị - xã hội, hội quần chúng, lực lượng vũ trang, Công ty cổ phần, Công ty tư doanh; tổ chức ,cá nhân hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài có bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam v.v...); Xí nghiệp tư doanh, hộ tiểu chủ, hộ cá thể, hộ kinh tế gia dình v.v...
- Có địa điểm kinh doanh cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, hoạt động theo thời vụ.
II- Theo Điều 2 Luật thuế doanh thu, những hoạt động sau đây không thuộc diện chịu thuế doanh thu:
1. Sản xuất nông nghiệp thuộc diện chịu thuế nông nghiệp;
2. Sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (các loại thuốc hút, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng mã);
3. Sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
Tạm thời không thu thuế doanh thu đối với cơ sở kinh doanh trực tiếp giết mổ lợn, trâu, bò đã, nộp thuế sát sinh.
B - CĂN CỨ TÍNH THUẾ, BIỂU THUẾ
Theo Điều 7 Luật thuế doanh thu, căn cứ tính thuế là doanh thu và thuế suất.
1. Đối với ngành sản xuất (bao gồm cả sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản: mỏ, đất, cát, đá, sỏi; khai thác, chế biến lâm sản; khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; sản xuất nông nghiệp không thuộc diện chịu thuế nông nghiệp: vớt cá giống, chăn nuôi gia cầm, gia súc, nuôi ong, nuôi tằm, trồng hoa, cây cảnh v.v..) là tiền bán sản phẩm, nửa thành phẩm, phế phẩm, bao bì, nguyên liệu, vật liêu, nhiên liệu, động lực; tiền cho thuê tài sản cố định; tiền gia công, lắp ráp, sửa chữa.
2. Đối với ngành xây dựng là tiền phải trả về công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, tiền sửa chữa, dịch vụ xây dựng như đo đạc, khảo sát, thiết kế...
3. Đối với ngành vận tải là tiền cước phí vận chuyển hàng hoá, hàng khách, hành lý và các khoản thu về hoa hồng đại lý, môi giới và thu khác đối với ngành vận tải (phí cảng, kiểm kiện, bến bãi, tiền qua phà...).
4. Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống là tiền bán hàng (kể cả hàng mua về bán và hàng tự chế biến).
a) Đối với hoạt động đại lý bán, uỷ thác mua, uỷ thác xuất khẩu là tiền hoa hồng được hưởng.
Những cơ sở có đủ điều kiện sau đây mới được công nhận là đại lý, uỷ thác và được nộp thuế trên doanh thu hoa hồng;
- Có giấy phép kinh doanh về hoạt động đại lý, uỷ thác;
- Có hợp đồng giữa hai bên giao và nhận hàng đại lý, uỷ thác, có quy định rõ về: loại hàng, giá cảm, về tỷ lệ hoa hồng được hưởng về thanh toán tiền mua hàng (không phải mua đứt bán đoạn). Hợp đồng phải gửi 1 bản cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở để theo dõi;
- Thực hiện việc bán hàng đại lý hoặc mua hàng uỷ thác đúng giá ghi trong hợp đồng.
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn, có hạch toán rõ ràng, chính xác doanh thu mua bán hàng, hoa hồng được hưởng về hoạt động đại lý, uỷ thác và các chi phí liên quan.
b) Đối với các hoạt động ký gửi bán hàng hoá, cơ sở kinh doanh nhận bán hàng ký gửi và người có hàng gửi bán phải thực hiện đầy đủ các quy định sau đây:
+ Về sổ sách, chứng từ:
- Cơ sở nhận hàng ký gửi phải có giấy phép kinh doanh và kê khai, đăng ký nộp thuế về hoạt động bán hàng ký gửi. Phải thực hiện nghiệm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn theo quy định của Nhà nước. Khi nhận hàng ký gửi phải ghi ngay vào sổ.
Hàng ký gửi phải kèm theo chứng từ hoá đơn (đối với cơ sở kinh doanh thường xuyên) hoặc giấy gửi hàng bán của người buôn chuyến, hoặc người gửi bán hàng không mang tính chất buôn bán (riêng các loại hàng hoá có giá trị lớn như xe máy, video... phải có giấy chứng nhận của cơ quan nơi làm việc hoặc của chính quyền phường xã) để cơ sở kinh doanh có căn cứ ghi vào sổ nhận hàng ký gửi.
+ Về chế độ thuế đối với hàng ký gửi:
- Cơ sở kinh doanh bán hàng ký gửi được tính thuế doanh thu trên hoa hồng được hưởng.
- Cơ sở kinh doanh có hàng gửi bán phải nộp thuế doanh thu trên toàn bộ số tiền bán hàng ký gửi (chưa trừ tiền hoa hông về hàng ký gửi).
- Cá nhân gửi hàng bán không có tính chất buôn bán thì không phải nộp thuế doanh thu.
Ngoài việc phải nộp thuế doanh thu về phần mình tính trên hoa hồng được hưởng, cơ sở kinh doanh còn có trách nhiệm:
- Hàng tháng lập bảng kê những hàng hoá của các cơ sở kinh doanh thường xuyên trong quận, huyện, thị xã gửi bán, gửi cơ quan thuế địa phương để có căn cứ thực hiện việc thu thuế doanh thu về hàng gửi bán của những cơ sở kinh doanh này (trên cơ sở kinh doanh có hàng gửi bán, địa chỉ, số lượng hàng bán; doanh thu...).
- Khấu trừ 5% trên doanh thu của người kinh doanh buôn chuyến có hàng gửi bán ( nếu chưa nộp thuế doanh thu trước khi vận chuyển hàng đi) để nộp cho cơ quan thuế địa phương (2% về thuế doanh thu, 3% về thuế lợi tức).
Khi thu thuế, cơ quan thuế sẽ cấp biên lai cho cơ sở kinh doanh được uỷ nhiệm khấu trừ tiền thuế nói trên để giao cho người có hàng gửi bán và trích cho cơ sở nhận hàng gửi bán một khoản thù lao 3% tính trên số thuế khấu trừ đã nộp cho cơ quan thuế.
5. Đối với ngành kinh doanh dịch vụ là tiền dịch vụ gồm tiền công, tiền nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế (nếu có) và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động dịch vụ.
a) Đối với hoạt động tín dụng, ngân hàng là toàn bộ số tiền lãi do cơ sở nhận của người vay, ví dụ: HTX tín dụng có số vốn cho vay là 100 triệu đồng, thu được số tiền lãi cho vay là 5 triệu đồng, doanh thu tính thuế là 5 triệu đồng, cộng với các khoản thu khác như thu về dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, tiền bán séc v.v... (nếu có).
b) Đối với hoạt động bảo hiểm là tổng số tiền bảo hiểm do khách hàng mua.
c) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là toàn bộ số tiền thu được của người thuê phải trả.
d) Đối với sản phẩm do các cơ sở sản xuất, dịch vụ của nhà trường và các đơn vị giáo dục khác làm ra, có tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ ra ngoài, phải nộp thuế doanh thu theo thuế suất đối với ngành nghề sản xuất, dịch vụ thích hợp. Trong trường hợp có nhu cầu đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy, học tập của nhà trường thì phải có phương án và ghi vào kế hoạch của ngành hoặc địa phương, cơ quan tài chính sẽ xem xét cấp lại cho trường học từ ngân sách Nhà nước.
e) Đối với hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, khiêu vũ, đua ngựa, đua xe, doanh thu được tính trên toàn bộ số tiền bán vé vào cửa và các khoản thu về hoạt động dịch vụ khác của cơ cơ sở kinh doanh.
g) Đối với Công ty phát hành xổ số, doanh thu được tính trên tiền bán vé số và tiền thu về hoạt động dịch vụ khác (nếu có).
6. Đối với doanh thu do cơ sở kinh doanh nhận bằng ngoại tệ (về hoạt động kinh doanh trong nước hoặc xuất khẩu) thì phải quy đổi số ngoại tệ thu được ra tiền Việt Nam theo tỷ giá mua vào do ngân hàng công bố tại thời điểm cơ sở kinh doanh nhận được ngoại tệ.
7. Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh dùng hàng hoá, vật tư, máy móc, thiết bị... (do tự sản xuất hay mua ngoài) hoặc dùng dịch vụ của mình để trao đổi hàng hoá hay thanh toán tiền dịch vụ, cũng như tự cung ứng hàng hoá hay dịch vụ của cơ sở kinh doanh cho nhu cầu sinh hoạt nội bộ, hoặc biếu tặng người khác cũng phải tính thành tiền theo giá bán buôn về những hàng hoá đó, hoặc giá dịch vụ tại thời điểm phát sinh để tính thuế doanh thu.
Trong mọi trường hợp trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ nói trên, mỗi bên tham gia trao đổi đều phải nộp thuế trên doanh thu tính thuế về trị giá hàng hoá hoặc tiền dịch vụ của phần mình đưa đi trao đổi.
8. Đối với tổ chức kinh tế (quốc doanh, tập thể...) sử dụng hình thức khoán cho cá nhân trong tổ chức hoặc ngoài tổ chức tự quản lý kinh doanh, tự phân phối thu nhập và có thể tự lo phần vốn, chỉ thu khoán một số tiền nhất định, thuế doanh thu được tính trên doanh thu thực tế phát sinh của từng cá nhân nhận khoán.
9. Đối với hàng hoá do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu thì không phải nộp thuế doanh thu. Nếu cơ sở sản xuất uỷ thác cho cơ sở khác xuất khẩu thì thuế doanh thu chỉ thu đối với cơ sở kinh doanh nhận uỷ thác trên hoa hồng được hưởng.
10. Đối với trướng hợp bán hàng hoá theo cách trả tiền làm nhiều lần, doanh thu tính và nộp thuế trên số tiền thực tế nhận trong mỗi kỳ hạn cho đến khi thanh toán hết số tiền phải thu.
11. Doanh thu tính thuế được xác định:
a) Đối với các tổ chức kinh tế và hộ tư nhân thuộc loại vừa và lớn là tờ khai của cơ sở kinh doanh được cán bộ thuế kiểm tra, xác nhận.
Nếu phát hiện doanh thu kê khai không đúng thực tế kinh doanh, cơ sở phải nộp thuế theo doanh thu đã được cán bộ thuế điều tra, xác định theo quy định tại Điều 17 Luật thuế doanh thu. Ngoài ra còn bị xử lý về khai man, trốn thuế theo quy định tại Điều 19 Luật thuế doanh thu.
b) Đối với hộ kinh doanh nhỏ (có doanh thu bình quân tháng đến 6 triệu đồng đối với ngành sản xuất, thương nghiệp; 3 triệu đồng đối với ngành ăn uống; 1,5 triệu đồng đối với ngành sản xuất gia công, xây dựng, vận tải, dịch vụ) là doanh thu khoán do cơ quan thuế ấn định trên cơ sở tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, tài liệu điều tra của cán bộ thuế kết hợp với việc bàn bạc công khai, dân chủ trong các tổ ngành nghề, có ghi biên bản đề nghị mức doanh thu khoán cụ thể đối với từng hộ, được lãnh đạo Chi cục thuế xét duyệt để có căn cứ pháp lý lập sổ thuế. Mức doanh thu này được dùng làm căn cứ tính thuế trong thời hạn 3 tháng (đối với ngành, nghề kinh doanh thời vụ, có nhiều biến động) hoặc 6 tháng (đối với ngành nghề ít biến động). Nếu chưa hết thời hạn trên mà doanh thu thực tế tăng, giảm trên 20% doanh thu khoán thì phải điều chỉnh lại mức doanh thu đã khoán. Trình tự tiến hành điều chỉnh doanh thu khoán cũng phải làm đúng thủ tục có biên bản hợp lệ để có căn cứ lập lại số thuế.
Tiêu chuẩn hộ nhỏ theo định mức tiền nói trên sẽ được Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh lại khi đồng tiền trượt giá trên 20% so với thời điểm quy định tiêu chuẩn hộ nhỏ.
1. Trường hợp cơ sở sản xuất vừa có thuế suất theo ngành nghề, theo tính chất nguyên liệu, vừa có thuế suất theo công dụng thì được áp dụng thuế suất theo công dụng .Ví dụ sản xuất đồ cao su (thuế suất 6%) là đồ chơi trẻ em (thuế suất 1%) được áp dụng thuế suất theo đồ chơi trẻ em (1%);sản xuất đồ gỗ (thuế suất 5%) là nhạc cụ (thuế suất 2%) được áp dụng thuế suất theo nhạc cụ (2%).
2. Cơ sở kinh doanh hoạt động trong nhiều ngành nghề chịu thuế suất thuế doanh thu khác nhau thì nộp thuế doanh thu theo thuế suất đối với từng ngành nghề. Nếu cơ sở không hạch toán riêng được doanh thu đối với từng ngành nghề thì áp dụng thuế suất cao nhất đối với ngành nghề có kinh doanh.
3. Quyết định số 172-NQ/HĐNN8 ngày 10-9-1991 đã bỏ thuế suất đối với hoạt động bán buôn nên điều kiện để được nộp thuế suất bán buôn quy định ở điều này không còn hiệu lực thi hành.
4. Theo Điều 15 Luật thuế doanh thu, cơ sở kinh doanh hoạt động buôn bán theo từng chuyến hàng hoặc hoạt động của cơ sở kinh doanh có địa điểm cố định ngành thương nghiệp đem bán hàng ngoài khu vực được phép kinh doanh được nộp thuế doanh thu theo thuế suất 2% trên doanh thu tính theo giá thị trường tại thời điểm nơi hàng đi và 3% thuế lợi tức.
C- ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ DOANH THU
Theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật thuế doanh thu, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm: kê khai đăng ký với cơ quan thuế, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn; kê khai đầy đủ doanh thu kinh doanh; cung cấp tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn.
Theo quy định tại Điều 16 Luật thuế doanh thu, cơ quan thuế có nhiệm vụ và quyền hạn: hướng dẫn, giúp đỡ cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách kế toán, thủ tục kê khai, nộp thuế; kiểm tra; kiểm soát hoạt động kinh doanh; yêu cầu cung cấp đầy đủ tài liệu; tính thuế, lập sổ thuế, duyệt sổ thuế và thông báo số thuế phải nộp; lập biên bản và xử lý các vụ vi phạm;xem xét giải quyết các đơn khiếu tố..Thực hiện những quy định trên, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
I- Về kê khai, đăng ký về thuế
1. Luật thuế doanh thu được triển khai và áp dụng thống nhất đối với các thành phần kinh tế, tất cả các cơ sở kinh doanh đều phải đăng ký với cơ quan thuế, kể cả trường hợp trước đây đã đăng ký hoặc chưa đăng ký.
Cơ quan thuế tỉnh, thành phố, đặc khu cần có kế hoạch cụ thể trình UBND duyệt để triển khai thống nhất trên địa bàn việc kê khai, đăng ký theo mẫu thống nhất đính kèm Thông tư này. Tờ khai phải làm 2 bản có xác nhận của cán bộ thuế trực tiếp quản lý cơ sở: 1 bản lưu tại cơ quan thuế, 1 bản cơ quan thuế xác nhận và trả lại cho cơ sở kinh doanh lưu để chứng minh đã làm thủ tục đăng ký.
Khi có sự thay đổi các chỉ tiêu đã kê khai đăng ký, cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh lại chỉ tiêu đã ghi trong sổ theo dõi của cơ quan thuế.
Khi có sự sáp nhập, phân chia, giải thể, cơ sở kinh doanh đều phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi sáp nhập, phân chia, giải thể và phải thanh toán hết số tiền thuế doanh thu phải nộp trước khi có sự thay đổi này.
2. Thời gian tổ chức kê khai đăng ký phải hoàn thành chậm nhất là 31-12-1990 đối với mọi cơ sở kinh doanh thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế trong địa phương.
3. Sau khi nhận hồ sơ kê khai đăng ký, cơ quan thuế cần:
- Xem xét, yêu cầu bổ sung những điểm ghi chưa rõ, chưa đủ trong tờ khai.
- Tổ chức kiểm tra tài liệu kê khai đăng ký đối chiếu với thực tế hoạt động của cơ sở kinh doanh, chú trọng các chỉ tiêu về vốn, lao động, doanh thu... nếu phát hiện cơ sở kê khai không đúng, tuỳ theo vi phạm nhẹ hoặc nặng, cần được xử lý như quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 19 Luật thuế doanh thu;
- Ghi vào sổ theo dõi chính thức, gọi là sổ danh bạ các cơ sở kinh doanh, được lập riêng đối với từng thành phần kinh tế (quốc doanh, hợp tác xã, tổ chức làm kinh tế của cơ quan, đoàn thể lực lượng vũ trang, tư nhân, cá thể v.v...) có chia theo ngành (sản xuẫt, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ v.v...) với những mã số riêng có khả năng phục vụ cho việc sử dụng máy vi tính;
- Tiến hành phân loại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn để có biện pháp quản lý, thu thuế thích hợp với từng loại kinh doanh;
- Phối hợp với ngành chủ quản, chính quyền cơ sở và ban quản lý chợ...sắp xếp chỗ ngồi ổn định cho các cơ sở kinh doanh thành từng tổ ngành nghề theo địa bàn (chợ, đường phố, phường, xã) để tiện việc tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, hướng dẫn chế độ sổ sách, chứng từ kế toán... hoặc cung cấp tài liệu, tình hình hoạt động kinh doanh, bảo đảm việc nộp thuế được công bằng, tạo thuận lợi cho việc chống trốn thuế, lậu thuế
Cần chọn những người trong tổ kinh doanh tương đối nắm được chính sách, chế độ thuế và có thái độ đóng góp tốt, giới thiệu để tổ viên bầu làm tổ trưởng, tổ phó. Cán bộ thuế phải thường xuyên trao đổi, giúp đỡ tổ trưởng, tổ phó nắm được nguyên tắc, chế độ thuế và động viên họ cung cấp tài liệu, nhận xét về tình hình kinh doanh của những người trong tổ để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế.
- Tổ chức việc kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tình hình kinh doanh, đối chiếu với tài liệu kê khai đăng ký, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp không làm đầy đủ trách nhiệm kê khai, đăng ký, nộp thuế.
II- Về chế độ sổ sách kế toán chứng từ hoá đơn.
1. Đối với các tổ chức kinh tế (XNQD, HTX v,v...) và cơ sở tư nhân, cá thể loại lớn, vừa:
Pháp lệnh kế toán đã được Hội đồng nhà nước ban hành từ 10-5-1988 ngày 17-11-1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 292-CT về chế độ lập chứng từ mua bán hàng và cung ứng dịch vụ thu tiền và đã được Liên Bộ Tài chính - Tổng Cục thống kê hướng dẫn thi hành theo Thông tư liên bộ số 58-TT/LB ngày 23 tháng 12 năm 1988.
Một trong những yêu cầu quan trọng về tổ chức thực hiện các Luật thuế mới là phải quyết tâm và khẩn trương đưa việc thực hiện các chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn vào nền nếp, kỷ cương để có căn cứ xem xét, kiểm tra, tính thuế sát thực tế kinh doanh theo đúng pháp luật đối với từng cơ sở thuộc các thành phần kinh tế.
Các địa phương cần khẩn trương thực hiện bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn kỹ lưỡng chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn để cán bộ thuế à các cơ sở kinh doanh nắm được các nguyên lý và nghiệp vụ hạch toán: lập chứng từ, vào sổ sách kế toán, lập các báo biểu thích hợp với từng loại đối tượng theo quy định trong chế độ để việc thực hiện được nghiêm chỉnh...
Cần kiên quyết khắc phục chiều hướng tư tưởng trong cán bộ ngành thuế; thiếu quyết tâm thực hiện chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn đối với tư nhân, ngại khó khăn, phức tạp và lo giảm số thu. Cần chuẩn bị chu đáo; có biện pháp cụ thể, đồng bộ, bảo đảm cho việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn gắn với nội dung chế độ công tác quản lý thường xuyên của cán bộ thuế, cùng với việc tổ chức, giáo dục, hướng dẫn, vận động sâu rộng trong các cơ sở kinh doanh, kết hợp với việc kiểm tra và xử lý nghiêm khắc đối với những vụ vi phạm Luật thuế để thúc đẩy việc chấp hành nghiêm chỉnh trong mọi đơn vị kinh tế.
Ngoài ra, cần phổ biến rộng rãi đến mọi người tiêu dùng thấy rõ trách nhiệm phải đòi chứng từ,, hoá đơn theo đúng thực tế mua bán hàng hoá, trả tiền dịch vụ; tích cực giúp đỡ cơ quan thuế phát hiện những trường hợp bán hàng không xuất hoá đơn hoặc xuất hoá đơn không đúng để trốn lậu thuế doanh thu.
Việc chuyển chế độ quản lý, thu thuế đối với loại kê khai phải được thực hiện theo bước đi thích hợp, trước mắt, khi chưa tổ chức được chu đáo, chặt chẽ việc giữ sổ sách chứng từ, được áp dụng biện pháp quản lý thu quá độ theo quy chế hiện hành đồng thời phải có biện pháp kiên quyết, đồng bộ, khẩn trương, không nôn nóng làm đồng loạt nhưng cũng không được buông trôi, thả nổi, trì trệ trong thực hiện, không được để gây thất thu và làm giảm số thuế phải thu cho ngân sách Nhà nước.
2. Đối với hộ kinh doanh nhỏ:
Sau khi soát xét, điều chỉnh doanh thu sát thực tế hoạt động kinh doanh; phân loại cơ sở, được lãnh đạo Chi cục thuế xét duyệt đối với hộ kinh doanh nhỏ, tuỳ tình hình thực tế ở địa phương, cơ quan thuế quy định cụ thể cho từng loại nghề cho phép giữ sổ sách kế toán đơn giản hơn hoặc cho phép không phải giữ sổ sách kế toán.
III- Kê khai doanh thu và cung cấp tài liệu cho cơ quan thuế.
1. Đối với các xí nghiệp quốc doanh, HTX... và cơ sở tư nhân, cá thể loại vừa, lớn
- Cơ quan thuế cần nghiên cứu đặc điểm tình hình kinh doanh của từng loại cơ sở, số thuế phát sinh để quy định chế độ nộp thuế doanh thu:
+ Theo tuần kỳ: hàng ngày, 5 ngày, 10 ngày hoặc 15 ngày một lần, chủ yếu áp dụng đối với các xí nghiệp quốc doanh có doanh thu hàng ngày lớn;
+ Theo 15 ngày hoặc hàng tháng, chủ yếu áp dụng đối với khu vực tập thể, tư nhân hộ lớn và vừa.
Từ đó, quy định thời hạn nộp tờ khai doanh thu thích hợp cho từng loại cơ sở kinh doanh chậm nhất không quá ngày 5 tháng sau về doanh thu của tháng trước, bảo đảm số thuế phải nộp của tháng trước không để chậm quá ngày 15 tháng sau.
- Thông qua công tác quản lý thường xuyên và kiểm tra tờ khai, cán bộ thuế có quyền yêu cầu cơ sở kinh doanh phải cung cấp thêm tài liệu giải đáp những điểm chưa rõ trong tờ khai hoặc có nghi vấn để chứng minh đầy đủ những vấn đề có liên quan đến nội dung kê khai, tính thuế.
Theo Quy định trong Điều 17 Luật thuế doanh thu, cơ quan thuế có quyền ấn định doanh thu tính thuế trong các trường hợp cơ sở kinh doanh: không thực hiện đầy đủ, đúng hạn chế độ kê khai doanh thu; không thực hiện đúng chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn; từ chối cung cấp tài liệu cần thiết có liên quan đến việc tính thuế doanh thu. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình kinh doanh của cơ sở, tổ ngành nghề, để ấn định doanh thu và phải được đồng chí lãnh đạo cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở duyệt trước khi thông báo thu thuế.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức doanh thu do cơ quan thuế ấn định thì có quyền khiếu nại, nhưng trong khi chờ đợi giải quyết vẫn phải nộp thuế theo mức doanh thu đã định.
2. Đối với hộ kinh doanh nhỏ:
Đối với hộ kinh doanh nhỏ, không phải thực hiện chế độ kê khai doanh thu hàng tháng và được nộp thuế trên doanh thu khoán.
Để bảo đảm yêu cầu công khai, dân chủ, công bằng giữa các cơ sở kinh doanh, việc ấn định doanh thu khoán cần phải thực hiện thông qua tài liệu kê khai của cơ sở, qua công tác quản lý phân loại, xếp hạng các cơ sở trong từng tổ kinh doanh, qua điều tra điển hình; có tranh thủ ý kiến của cán bộ kinh doanh, tổ trưởng, tổ kinh doanh; trao đổi giữa các tổ quản lý thu thuế trong cùng địa bàn, chuẩn bị kỹ lưỡng tài liệu, tình hình để đưa ra lấy ý kiến tập thể trong tổ kinh doanh.
Kết luận các cuộc họp tổ cần có biên bản đề nghị cụ thể về doanh thu cho từng hộ, được lãnh đạo chi cục thuế xét duyệt để có căn cứ pháp lý lập sổ thuế đối với hộ kinh doanh nhỏ.
IV- Về tính thuế, lập sổ thuế, duyệt sổ thuế, thông báo thu thuế, theo dõi thu nộp thuế
Những công việc trên đây phải được tiến hành qua những bước chủ yếu sau đây:
1. Cán bộ trực tiếp quản lý cơ sở kiểm tra, xác nhận tài liệu kê khai, hoặc các căn cứ xác định doanh thu tính thuế (doanh thu do cơ quan thuế ấn định biên bản ấn định doanh thu khoán đối với hộ kinh doanh nhỏ), tính thuế, trình lãnh đạo đơn vị thuế cho ý kiến và chuyển sang bộ phận lập sổ thuế.
2. Bộ phận lập sổ thuế:
- Kiểm tra tài liệu tính toán thuế do cán bộ quản lý chuyển sang và lập sổ thuế theo chế độ do bộ Tài chính quy định:
- Trình lãnh đạo đơn vị duyệt sổ thuế để có căn cứ pháp lý cho việc tính thuế;
- Viết lệnh thu thuế phải nộp chuyển cho cán cán bộ quản lý để giao cho cơ sở kinh doanh nộp thuế vào kho bạc (có sổ ký nhận lệnh thu).
3. Bộ phận kế toán tổ chức theo dõi tình hình thu nộp thuế: chấm vào sổ thuế cho từng cơ sở đã nộp thuế, ghi rõ ngày nộp và số biên lai nộp thuế, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời những hộ nợ đọng, dây dưa tiền thuế.
Các công việc trên phải được giải quyết trên nguyên tắc có sự phân công chuyên trách riêng từng bộ phận: quản lý cơ sở, lập sổ thuế, thu thuế, theo dõi tình hình nộp thuế, kiểm tra nộp thuế... đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu chung về quản lý, thu thuế.
V- Nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn của cơ sở kinh doanh
1. Đối với vác tổ chức kinh tế (xí nghiệp quốc doanh, HTX...) và các cơ sở tư nhân, cá thể loại lớn và vừa: nộp đủ số thuế đúng thời hạn theo quy định của cơ quan thuế theo định kỳ hay hàng tháng. Tiền thuế được nộp bằng tiền mặt hay chuyển khoản vào kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của cơ quan thuế và cơ quan kho bạc.
2. Đối với cơ sở kinh doanh nhỏ: nộp thuế doanh thu vào những ngày cuối tháng theo thời gian quy định của cơ quan thuế tính trên mức doanh thu khoán đối với từng cơ sở kinh doanh, đồng thời với việc nộp thuế lợi tức tính theo tỷ lệ ổn định đối với từng ngành (1% hoặc 2%) trên doanh thu khoán. Nói chung, thuế do cơ sở kinh doanh trực tiếp nộp vào kho bạc. Trong trường hợp cần thiết, đối với cơ sở kinh doanh có số thuế phải nộp ít, có thể nộp cho bộ phận thu ngân của cơ quan thuế để tập trung nộp vào kho bạc Nhà nước. Cơ quan thuế sẽ quy định và hướng dẫn lịch nộp thuế cụ thể đối với từng hộ kinh doanh nhỏ.
3. Đối với cơ sở kinh doanh buôn chuyến:
Theo Điều 15 Luật thuế doanh thu, cơ sở kinh doanh buôn chuyến nộp thuế trước khi vận chuyển hàng. Doanh thu tính theo giá buôn trên thị trường nơi hàng đi.
Theo Điều 11 và Điều 16 Luật thuế lợi tức, cơ sở kinh doanh buôn chuyến nộp thuế lợi tức theo tỷ lệ khoán trên doanh thu tính thuế là 3% và phải nộp thuế lợi tức đồng thời với việc nộp thuế doanh thu trước khi vận chuyển hàng. Nếu phát hiện cơ sở kinh doanh buôn chuyến vận chuyển hàng trên đường hoặc đến nơi bán nhưng chưa nộp thuế hoặc nộp thuế chưa đủ lượng hàng thì cơ sở kinh doanh phải nộp thuế theo giá thị trường nơi phát hiện hàng chưa nộp thuế. Ngoài ra, tuỳ trường hợp cụ thể, có thể bị phạt về hành vi khai man, trốn thuế theo quy định tại Điều 19 Luật thuế doanh thu.
Đối với cơ sở kinh doanh cố định đi mua nguyên liệu hoặc mua hàng phải được cơ quan thuế trực tiếp quản lý, thu thuế cấp "sổ mua hàng", ghi chép đầy đủ số lượng, giá cả hàng hoá trước khi vận chuyển hàng, và trình các trạm kiểm soát thu thuế xác nhận vào sổ để có căn cứ phân biệt với cơ sở kinh doanh buôn chuyến và không phải nộp thuế doanh thu về hoạt động buôn chuyến.
Để bào đảm việc tính thuế được thống nhất trong từng địa phương, chống được thất thu về giá, cơ quan thuế huyện hoặc cấp tương đương cần tổ chức kiểm tra, nắm biến động về giá cả thị trường những mặt hàng chính có hoạt động buôn chuyến tại địa phương, thông báo cho các trạm thuế biết để có căn cứ tham khảo giá tính thuế đối với hoạt động buôn chuyến.
4. Biên lai thu thuế:
- Trong tất cả mọi trường hợp thu thuế, cơ quan thu thuế phải cấp biên lai thu thuế hoặc chứng từ xác nhận việc đã thu thuế cho người nộp thuế bằng ấn chỉ do bộ Tài chính thống nhất phát hành.
Tuy nhiên, để chiếu cố đến hoàn cảnh cụ thể của một số cơ sở kinh doanh thực sự có khó khăn. Điều 18 Luật thuế doanh thu và các Điều 12, 13 Nghị định số 351-HĐBT ngày 02 tháng 10 năm 1990 có quy định việc giảm thuế, miễn thuế doanh thu đối với một số trường hợp sau đây:
1. Những người già yếu, tàn tật hoặc người kinh doanh lặt vặt có thu nhập hàng tháng dưới mức lương và phụ cấp tối thiểu của CBCNV Nhà nước thì được miễn thuế doanh thu.
2. Cơ sở có khó khăn lớn do thiên tai địch hoạ, tai nạn bất ngờ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
3. Cơ sở kinh doanh hoạt động ở miền núi và ở trong một số ngành nghề quan trọng có khó khăn mà Nhà nước phải trợ giá để duy trì hoạt động
Thi hành các quy định trên thì:
Về điểm 1: thu nhập kinh doanh hiện nay khoảng 50 nghìn đồng/tháng thì được miễn thuế doanh thu. Cán bộ thuế cần thông qua công tác quản lý, điều tra, nắm tình hình, trao đổi với chính quyền phường, xã, trình thủ trưởng cơ quan thuế huyện hoặc cấp tương đương xét duyệt việc miễn thuế. Cơ sở kinh doanh trong diện miễn thuế được cấp giấy chứng nhận miễn thuế doanh thu có giá trị trong thời hạn được miễn thuế. Nếu quá thời hạn trên mà cơ sở còn khó khăn được tiếp tục miễn thuế thì xét cấp giấy chứng nhận miễn thuế khác hoặc gia hạn miễn thuế trên giấy chứng nhận cũ, có ký tên của cán bộ lãnh đạo và đóng dấu của cơ quan thuế.
Đối với tổ chức làm kinh tế của tập thể CNVC cơ quan, đoàn thể mới được thành lập để giải quyết số lao động dôi thừa, hạch toán độc lập để tự trang trải tiền lương, phụ cấp, thu nhập hàng tháng dưới mức lương, phụ cấp tối thiểu của CVCNVC (khoảng dưới 50.000 đồng/tháng/người) cũng được miễn thuế doanh thu.
Về điểm 2: Đối với những cơ sở kinh doanh có khó khăn do thiên tại địch hoạ, tai nạn bất ngờ, nếu giá trị thiệt hại từ 20% đến 50% doanh thu chịu thuế thì do cơ quan thuế huyện hoặc cấp tương đương đề nghị giảm thuế theo tỷ lệ tương ứng tỷ lệ thiệt hại và do cơ quan thuế tỉnh hoặc cấp tương đương xét quyết định. Nếu giá trị thiệt hại trên 50% doanh thu chịu thuế thì do cơ quan thuế tỉnh hoặc cấp tương đương đề nghị giảm hoặc miễn thuế theo đề nghị của cơ quan thuế hoặc cấp tương đương đề nghị giảm hoặc miễn thuế theo đề nghị của cơ quan thuế huyện hoặc cấp tương đương và do Tổng cục thuế Nhà nước xét quyết định giảm hoặc miễn thuế. Việc giảm miễn thuế này chỉ áp dụng trong thời hạn là 1 năm.
Về điểm 3: Theo quy định tại Điều 18 Luật thuế doanh thu và Điều 13 Nghị định số 351-HĐBT, tạm thời chưa thu thuế doanh thu đối với hoạt động in báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo, tạp chí chuyên ngành, các đoàn văn công truyền thống về tuồng, chèo, múa rối, ca nhạc dân tộc, giao hưởng trực thuộc Bộ Văn hoá - thông tin - Thể thao và Du lịch, hoạt động phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình kế hoạch của Nhà nước và các hoạt động phục vụ bữa ăn hàng ngày trong nội bộ các xí nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang. Đối với các nhà ăn tập thể, nếu có kinh doanh ăn uống đối với khách ở ngoài cơ quan thì vẫn phải nộp thuế doanh thu trên hoạt động này.
Đối với miền núi, UBND các tỉnh hoặc cấp hành chính tương đương xem xét và Quyết định việc giảm hoặc miễn thuế doanh thu đối với một số hoạt động ở miền núi trong một số ngành nghề quan trọng thuộc địa phương quản lý, có khó khăn mà nhà nước phải trợ giá để đuy trì hoạt động. Cơ quan thuế tỉnh, hoặc cấp tương đương phối hợp với ngành tài chính và các ngành chủ quản xem xét và đề nghị UBND Quyết định việc miễn thuế trong thời hạn 1 năm; nếu còn có khó khăn thì có thể được xem xét miễn thuế thêm 1 năm nữa.
Tất cả các trường hợp được xét giảm miễn thuế trên ( trừ trường hợp quy định tại điểm 3) đều phải có đơn xin giảm, miễn thuế, được lãnh đạo cơ quan thuế quyết định giảm, miễn thuế bằng văn bản, được ghi vào sổ thuế số và ngày quyết định về giảm thuế, miễn thuế, và giao cho cơ sở kinh doanh 1 bản làm chứng từ xác nhận việc giảm, miễn thuế.
I- Điều 19 Luật thuế doanh thu đã quy định mức xử lý vi phạm của cơ sở kinh doanh về:
1. Không làm đúng quy định về thủ tục kê khai đăng ký, lập sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn nói tại các Điều 10 và 11; về hành vi khai man, trốn thuế; về nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt; về dây dưa nộp thuế, nộp phạt.
Trong mỗi trường hợp vi phạm đều có quy định xử lý khác nhau tuỳ theo mức độ nhẹ hay nặng. Do đó cơ quan thuế cần phải phân tích kỹ từng trường hợp vi phạm để có quyết định xử lý thích đáng; bảo đảm việc xử lý vừa có tác dụng giáo dục, vừa có tính chất kinh tế., Hồ sơ mỗi vụ việc vi phạm đều phải có biên bản ghi đầy đủ cụ thể về trường hợp phát sinh, đủ căn cứ để xác định tính chất, mức độ vi phạm,các hành vi, thủ tục trốn thuế, lậu thuế, mới vi phạm lần đầu hay tái phạm, những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng... Trên cơ sở đó mà quyết định hình thức, mức xử phạt đúng đắn.
Theo Điều 7 và 8 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30-11-1989 thì:
- Những tình tiết có thể giảm nhẹ bao gồm các trường hợp người vi phạm đã ngăn chặn làm giảm bớt tác hại của vi phạm; vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thấn do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vi phạm do khả năng nhận thức bị hạn chế; vi phạm vì hoàn cảnh khách quan đặc biệt khó khăn...
- Những tình tiết tăng nặng bao gồm các trường hợp vi phạm có tổ chức; vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; vi phạm gây thiệt hại lớn; xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh, địch hoạ để vi phạm; sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
a) Việc xử lý về không làm đúng những quy định về thủ tục kê khai, đăng ký, lập sổ sách kế toán và gửi chứng từ hoá đơn: tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1000.000d đồng.
- Về cảnh cáo:
Cán bộ trực tiếp cơ sở được quyền cảnh cáo cơ sở kinh doanh trong trường hợp vi phạm lần đầu do chưa nắm được đầy đủ nguyên tắc, chế độ.
- Về phạt tiền: Điều 20 Luật thuế doanh thu quy định thẩm quyền xử lý như sau:
+ Trưởng trạm thuế được phạt đến 100.000đ. Vận dụng trong các trường hợp cơ sở kinh doanh mới vi phạm lần đầu và chưa cơ biểu hiện rõ ràng về động cơ trốn lậu thuế.
+ Thủ trưởng cơ quan thuế huyện hoặc cấp tương đương được phạt đến 400.000 đồng. Thủ trưởng cơ quan thuế tỉnh hoặc cấp tương đương được phạt đến 1000.000 đồng. Vận dụng trong các trường hợp mức độ vi phạm nặng hơn trường hợp trên ít hay nhiều.
b) Việc xử lý về hành vi khai man, trốn thuế: ngoài việc phải nộp đủ số thuế doanh thu theo quy định của Luật còn bị phạt từ 1 đến 3 lần số thuế gian lậu theo nguyên tắc chung là vi phạm lần thứ nhất: phạt 1 lần thuế: Vi phạm lần thứ 2 phạt 2 lần; vi phạm lần thứ ba trở lên: phạt 3 lần. Trong trường hợp vi phạm có tình tiết nặng ( có tổ chức, mức độ gian lậu lớn, có hành vi trốn thuế tinh vi ...) thì ngay trong lần vi phạm thứ nhất cũng có thể bị phạt đến 2 - 3 lần số thuế gian lậu theo Điều 20, Luật thuế doanh thu. Thủ trưởng cơ quan thuế huyện hoặc cấp tương đương được phạt 1 lần thuế; cấp tỉnh hoặc cấp tương đương được phạt đến 3 lần thuế. cơ quan thuế huyện phải báo cáo kỹ trường hợp tăng nặng kèm theo biên bản để cơ quan thuế cấp trên có căn cứ xem xét quyết định mức phạt thích hợp.
c) Việc xử lý về trường hợp nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt: ngoài việc phải nộp đủ số thuế, số tiền phạt theo quy định của Luật, mỗi ngày nộp chậm còn bị phạt 0,5% (năm phàn nghìn) số thuế nộp chậm. Về nguyên tắc, tất cả các trường hợp nộp chậm tiền thuế, tiền phạt đều bị phạt theo quy định này và không có xem xét giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Tuy nhiên, khi xử lý đối với trường hợp nộp chậm cũng cần phải xem xét thêm nguyên nhân do cố tình nộp chậm hay thực sự có khó khăn (do bị chiếm dụng vốn quá nhiều, số tiền thuế, tiền phạt lớn) để có sự châm chước về thời gian, và giúp đỡ cơ sở thanh toán được tiền hàng để có điều kiện nộp thuế, nộp phạt.
d) Việc xử lý về trường hợp dây dưa nộp thuế, nộp phạt: được xếp vào loại dây dưa nộp thuế, nộp phạt những trường hợp chậm nộp thuế, nộp phạt quá thời hạn quy định của cơ quan thuế trên 30 ngày.
- Về hình thức xử lý trích tiền của tổ chức có tại Ngân hàng để nộp thuế phạt: cơ quan thuế cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng kinh doanh và Ngân hàng Nhà nước để nắm được số tiền có trong tài khoản, số tiền gửi của cơ sở tại ngân hàng; có công văn kèm theo thông báo nộp thuế đề nghị Ngân hàng trích số tiền của cơ sở có tại Ngân hàng để nộp thuế, nộp phạt. Theo quy định trong Điều 19 Luật thuế doanh thu, cơ quan ngân hàng có trách nhiệm thực hiện chế độ ưu tiên trích nộp tiền thuế, tiền phạt vào tài khoản thuế của Ngân sách Nhà nước tại kho bạc.
- Về hình thức xử lý tạm giữ hàng hoá. tang vật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt: việc tạm giữ hàng hoá, tang vật thường gây nhiều phức tạp về xác định chất lượng hàng hoá, tang vật bị tạm giữ và bảo quản. Do đó hình thức này chỉ áp dụng đối với một số trường hợp đặc biệt nếu không tạm giữ hàng hoá, tang vật thì không thu được nợ đọng.
Theo khoản 3 Điều 20 Luật thuế doanh thu, thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh được áp dụng biện pháp xử lý trên đây do đó, mọi trường hợp tạm giữ hàng hoá, tang vật phải có quyết định bằng văn bản do thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở ký và phải giao cho cơ sở kinh doanh 1 bản. Khi thực hiện quyết định tạm giữ hàng hoá, tang vật phải có biên bản ghi rõ số lượng, chất lượng thực tế của hàng hoá, tang vật tạm giữ (kể cả thực trạng chi tiết của tang vật). Trong trường hợp cần niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người chủ hoặc đại diện cơ sở kinh doanh. Hàng hoá, tang vật tạm giữ phải giao nhận giữa các cán bộ thuế,cần phải có sự kiểm tra cẩn thận và người bảo quản phải chịu trách niệm nếu có sự đánh tráo, hư hỏng, mất mát.
- Về hình thức xử lý "kê biên tài sản" theo quy định của Pháp luật để bảo đảm tiền thuế, tiền phạt còn thiếu: khoản 3, Điều 31 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày quyết định xử lý có hiệu lực mà đương sự không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Trong Điều 32 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định "kê biên tài sản để bán đấu giá " là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và "cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế hành chính đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính nếu họ không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt của mình, Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế hành chính của UBND cùng cấp và phối hợp với các cơ quan nhà nước đã ra quyết định xử phạt và tổ chức việc cưỡng chế hành chính khi được yêu cầu". Do đó, trong trường hợp cần xử lý kê biên tài sản, cơ quan thuế phải báo cáo xin ý kiến UBND cùng cấp và cơ quan thuế cấp trên, có sự phối hợp chặt chẽ với công an, Viện kiển sát... dưới sự chỉ đạo của UNBN địa phương để bảo đảm việc thi hành nghiêm chỉnh, đúng pháp luật.
2. Cá nhân trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm hoặc trốn thuế với số lượng rất lớn hoặc phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật hình sự.
Theo Điều 30 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, khi xét việc vi phạm có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan thuế chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết về truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Theo Điều 11 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì hình thức xử phạt hành chính gồm có cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép (bằng lái, giấy phép kinh doanh hoặc các loại giấy phép khác); tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
a) Điều 13 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân thực hiện vi phạm hành chính nhỏ, vi phạm lần đầu có tình tiết giảm nhẹ.
b) Điều 14 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính quy định hình thức phạt tiền:
- Phạt tiền từ 1.000 đồng đến 20.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính có tính chất đơn giản, rõ ràng, chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn về tài sản, nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng.
- Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại điểm trên.
- Vi phạm trong linh vực thuế v.v... có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt tiền trên 500.000 đồng.
2. Theo Điều 17 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt đối với cán bộ ngành thuế như sau:
a) Cán bộ thuế đang thi hành công vụ được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000 đồng. Việc phạt tiền từ trên 20.000 đồng đến 50.000 đồng phải do thủ trưởng trực tiếp của cán bộ thuế quyết định.
b) Trưởng phòng kế hoạch áp dụng tất cả các hình thức phạt và biện pháp cưỡng chế khác và phạt đến 200.000 đồng.
Theo Điều 20 pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì trong trường hợp xử phạt hành chính đơn giản bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định phạt tại chỗ. Người bị phạt tiền phải nộp tiền và được nhận biên lai thu phạt.
Theo Điều 21 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, thì khi có vi phạm hành chính, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản với nội dung đầy đủ trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.
Trường hợp cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo điểm 2 mục I trên.
Về xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm áp dụng theo hướng dẫn trong điểm 1 và 2 mục II trên.
Riêng trường hợp cán bộ thuế do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố tình xử lý sai gây thiệt hại cho người nộp thuế hoặc người bị xử lý phải bồi thường cho người bị thiệt hại, cần xem xét thêm nguyên nhân sai phạm. Vì mục đích vụ lợi hay vì chưa hiểu các nguyên tắc, chế độ... để việc giải quyết được thoả đáng.
Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan thuế phát hành lệnh thu hoặc quyết định xử lý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được lệnh thu hoặc quyết định xử lý. Trong khi chờ giải quyết, người khiếu nại phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuế, tiền phạt đã thông báo. Cơ quan nhận đơn khiếu nại phải xem xét giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn. Đối với vụ phức tạp, phải mất nhiều thời gian điều tra xác minh, cần báo lại cho đương sự biết và thời gian giải quyết chậm nhất cũng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn.
Sau khi xem xét việc khiếu nại, cơ quan giải quyết việc khiếu nại phải có quyết định với một trong những nội dung sau:
- Không thay đổi quyết định xử lý trước;
- Thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử lý.
- Huỷ quyết định xử lý và đình chỉ việc xử lý trước.
Trong trường hợp thay đổi hoặc huỷ quyết định xử lý trước, có thể quyết định bồi thường, bồi hoàn thiệt hại trực tiếp nếu có. Nếu người bị hại không đồng ý với quyết định bồi thường, bồi hoàn thì họ có thể yêu cầu Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Trưởng cơ quan thuế huyện hoặc cấp tương đương xét giải quyết các đơn khiếu nại về mức thuế hoặc mức phạt của trưởng trạm thuế.
- Trưởng cơ quan thuế tỉnh hoặc cấp tương đương xét giải quyết các đơn khiếu nại về quyết định mức thuế hoặc mức phạt của trưởng cơ quan thuế huyện hoặc cấp tương đương.
Nếu còn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Tài chính xét quyết định.
Trong quá trình xem xét giải quyết các vụ khiếu nại, cơ quan thuế cấp trên cần tham khảo và phân tích kỹ tài liệu, ý kiến của cơ quan thuế cấp dưới để việc giải quyết được khách quan, công minh, đúng luật.
Điều 26 Luật thuế doanh thu quy định: Cơ quan thuế phải thoái trả tiền thuế, tiền phạt thu không đúng và trả tiền bồi thường (nếu có) trong thời hạn15 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử lý của cấp trên.
Để việc quản lý thu thuế doanh thu phù hợp với trình độ cán bộ và tổ chức thuế hiện nay, Bộ hướng dẫn việc quản lý đối với các cơ sở kinh doanh như sau:
- Cơ quan thuế tỉnh hoặc cấp tương đương quản lý các xí nghiệp trung ương đóng tại địa phương và các xí nghiệp thuộc tỉnh, thành phố quản lý.
- Cơ quan thuế huyện hoặc cấp tương đương quản lý các cơ sở kinh doanh khác (xí nghiệp quốc doanh địa phương, HTX, cơ sở tư doanh cá thể... )
I- Điều khoản thi hành
Theo Nghị quyết số 270B-NQ/HĐNN8 ngày 08 tháng 8 năm 1990 và Nghị quyết số 278/HĐNN8 ngày 28 tháng 8 năm 1990 của Hội đồng Nhà nước, Nghị định số 351/HĐBT ngày 02 tháng 10 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng thì Luật thuế doanh thu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1990 đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh và đối với các xí nghiệp quốc doanh đã thực hiện bàn giao xong vốn, tài sản. Cơ quan thuế cần phối hợp với các ngành chủ quản ở Trung ương, các cơ quan tài chính địa phương để xác định được các xí nghiệp quốc doanh đã thực hiện bàn giao xong vốn, tài sản, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh áp dụng Luật thuế doanh thu mới từ 01 tháng 10 năm 1990 đồng thời thực hiện chế độ thu trên vốn và nộp khấu hao cơ bản theo quy định hiện hành. Phải hướng dẫn thực hiện việc khoá sổ về tình hình kinh doanh đến cuối ngày 30 tháng 9 năm 1990 có sự kiểm tra, xác nhận của cán bộ thuế về doanh thu áp dụng chế độ thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá hoặc thu quốc doanh hiện hành, xác định số phải nộp ngân sách nhưng chưa nộp chuyển sang quý IV/1990 trước khi chuyển sang áp dụng Luật thuế doanh thu mới.
Đối với xí nghiệp quốc doanh chưa thực hiện xong việc bàn giao vốn, tài sản thì được tiếp tục áp dụng chế độ thu quốc doanh và trích nộp lợi nhuận cho đến khi thực hiện xong việc bàn giao vốn, tài sản nhưng chậm nhất không được quá ngày 31 tháng 12 năm 1990. Cơ quan thuế cần tích cực phối hợp với cơ quan tài chính và Ban kiểm kê địa phương khẩn trương thực hiện nhanh chóng việc bàn giao vốn tài sản để sớm triển khai việc thực hiện chế độ thu trên vốn và Luật thuế doanh thu thống nhất đối với mọi cơ sở kinh doanh.
Kèm theo thông tư này mẫu đăng ký về thuế và mẫu tờ khai nộp thuế doanh thu.
Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi: (2)
1. Tên cơ sở kinh doanh (3)
2. Họ, tên chủ cơ sở kinh doanh (4)
3. Thời gian bắt đầu kinh doanh (5): từ / /19...
4. Giấy phép kinh doanh số ngày / /19... do.......... cấp
5. Hình thức kinh doanh (6)
6. Ngành, nghề kinh doanh: chính:
phụ:
7. Mặt hàng kinh doanh: chính:
phụ:
8. Phương thức kinh doanh (7):
9. Địa điểm kinh doanh (8) chính:
phụ:
Nơi có kho nguyên liệu, kho hàng:
10. Tổng số vốn kinh doanh: ........................................ đồng
chia ra: vốn cố định:............................. đ; vốn lưu động:............................. đ
Nguồn vốn: - Nhà nước cấp:.......... đ; - Tự có:............................... đ
- Cổ phần:................... đ; - Vay (9):............................ đ
11. Tổng số lao động:........................... người
Chia ra: của cơ sở (10).......................... người; Thuê ngoài (11):............. người
12. Doanh thu bình quân tháng (12)
13. Hình thức kế toán áp dụng (13)
14. Tài khoản số..................... tại Ngân hàng
15. Đăng ký nơi nộp thuế (2)
Xin chịu trách nhiệm về những điểm kê khai trên đây là đúng sự thật và xin chấp hành nghiêm chỉnh trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ sở kinh doanh được quy định trong các Luật thuế.
Ý kiến nhận xét của cán bộ | ... Ngày....tháng... năm 19... |
Xác nhận đã đăng ký thuế, vào sổ
ngày... tháng... năm 19...
.... thuế (2)....
PHẦN HƯỚNG DẪN NỘI DUNG KÊ KHAI ĐĂNG KÝ VỀ THUẾ
1. Đăng ký về thuế theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Luật thuế doanh thu và
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Chi cục thuế hoặc Cục thuế trực tiếp quản lý thu thuế cơ sở kinh doanh.
3. Tên cơ sở kinh doanh: tên xí nghiệp, hợp tác xã... hoặc tên cửa hiệu, cửa hàng
4. Họ, tên chủ cơ sở kinh doanh: giám đốc, chủ nhiệm, tổ trưởng... (nếu là tổ
chức kinh tế) hoặc chủ hộ kinh doanh (nếu là hộ tư nhân, cá thể).
5. Thời gian bắt đầu hoạt động của cơ sở kinh doanh
6. Hình thức kinh doanh: Xí nghiệp quốc doanh, tổng công ty liên hợp, hợp tác xã. Hợp tác xã mua bán, xí nghiệp tư nhân, hộ cá thể v.v.
7. Phương thức kinh doanh: sản xuất, chế biến, gia công, lắp ráp; khai thác; nuôi trồng; xây dựng có bao thầu hay không bao thầu; vận tải đường ngắn, đường dài, liên tỉnh, bắc nam; bán buôn, bán lẻ, đại lý, uỷ thác; cố định hay lưu động thường xuyên hay thời vụ..
8. Địa điểm kinh doanh; sản xuất, bán hàng, dịch vụ, trụ sở...
9. Vốn vay ngân hàng, HTX tín dụng cán bộ CNVC cơ quan, xí nghiệp, đơn vị...
10. Lao động của cơ sở: trong hay ngoài biên chế thuộc quỹ lương của xí nghiệp, đơn vị; xã viên hợp tác xã , người trong gia đình của chủ hộ kinh doanh.
11. Lao động thuê ngoài: thường xuyên, không thường xuyên
12. Doanh thu bình quân tháng trong năm kê khai đối với đơn vị đã hoạt động hoặc doanh thu ước tính đối với cơ sở mới ra kinh doanh.
13. Hình thức kế toán áp dụng quốc doanh, tập thể hay tư nhân.
14. Đối với tổ chức kinh tế (xí nghiệp quốc doanh, tập thể) chủ cơ sở kinh doanh ký tên và đóng dấu của tổ chức kinh tế.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.... Ngày... tháng.... năm 19...
TỜ KHAI TÍNH THUẾ DOANH THU
Thời gian nộp thuế
- Tên cơ sở kinh doanh (hoặc chủ hộ):
- Ngành, nghề kinh doanh:
- Địa điểm kinh doanh:
Tài khoản số.
Tại Ngân hàng
STT | Nội dung kinh doanh | Phần kê khai của cơ sở kinh doanh | Phần kiểm tra, tính thuế của cán bộ thuế | ||||
Doanh thu | Thuế suất | Tiền thuế phải nộp | Doanh thu | Thuế suất | Tiền thuế phải nộp | ||
A | B | 1 | 2 | 3=1x2 | 4 | 5 | 6=4x5 |
| Cộng |
Số thuế phải nộp (viết cả chữ)
Xin cam đoan tài liệu, Số liệu kê khai trên đây là đúng thực tế; nếu không đúng, cơ sở xin chịu xử lý theo quy định tại điểm a, b Điều 19 Luật thuế doanh thu.
Duyệt của thủ trưởng cơ quan thuế | Xác nhận của cán bộ thuế | Kế toán trưởng | Giám đốc hoặc chủ hộ |
- 1Thông tư 43-TC/TCT/CS năm 1991 hướng dẫn thi hành Quyết định 203-HĐBT 1991 thi hành các Luật thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức do Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 55-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật Thuế doanh thu và Luật thuế doanh thu sửa đổi
- 3Nghị định 96-CP năm 1995 Hướng dẫn Luật thuế doanh thu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu
- 4Thông tư 73A-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn Nghị định 55-CP năm 1993 thi hành Luật thuế doanh thu và Luật thuế doanh thu sửa đổi do Bộ tài chính ban hành
- 5Nghị quyết về việc phê chuẩn Quyết định của Hội đồng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số thuế suất trong Biểu thuế của Luật thuế doanh thu và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt do Quốc hội ban hành
- 6Thông tư 58-TC/TCT năm 1990 thực hiện việc kê khai đăng ký về thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 121/1999/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 73A-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn Nghị định 55-CP năm 1993 thi hành Luật thuế doanh thu và Luật thuế doanh thu sửa đổi do Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 59-BTC/TCT/CS năm 1991 hướng dẫn thi hành Quyết định của HĐNN và Nghị định của HĐBT về việc sửa đổi thuế doanh thu và thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ tài chính ban hành
- 3Quyết định 121/1999/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Pháp lệnh Kế toán và thống kê năm 1988 do Chủ tịch Hội đồng nhà nước ban hành
- 2Quyết định 292-CT năm 1988 về việc lập chứng từ mua, bán hàng và cung ứng dịch vụ thu tiền do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 4Luật Thuế Doanh thu 1990
- 5Nghị quyết số 278/NQ-HĐNN8 về việc thực hiện việc giao vốn, tài sản cho các xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 6Nghị định 351-HĐBT năm 1990 Hướng dẫn Luật Thuế doanh thu do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7Thông tư 43-TC/TCT/CS năm 1991 hướng dẫn thi hành Quyết định 203-HĐBT 1991 thi hành các Luật thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức do Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 55-CP năm 1993 Hướng dẫn Luật Thuế doanh thu và Luật thuế doanh thu sửa đổi
- 9Nghị định 96-CP năm 1995 Hướng dẫn Luật thuế doanh thu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu
- 10Nghị quyết về việc phê chuẩn Quyết định của Hội đồng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số thuế suất trong Biểu thuế của Luật thuế doanh thu và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt do Quốc hội ban hành
- 11Công văn về việc đăng ký về thuế
- 12Công văn bổ sung Thông tư số 45-TC/TCT về thuế doanh thu
- 13Thông tư 58-TC/TCT năm 1990 thực hiện việc kê khai đăng ký về thuế do Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 45-TC/TCT năm 1990 hướng dẫn thi hành Luật thuế doanh thu do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 45-TC/TCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/10/1990
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phan Văn Dĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra