Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2019/TT-BCT

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TẠI CÁC THÔNG TƯ DO BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH HOẶC LIÊN TỊCH BAN HÀNH

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành.

Chương I

LĨNH VỰC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng

1. Khoản 8 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“8. Lập Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) trước ngày 01 tháng 02 hằng năm theo mẫu số 1.12 tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này”

2. Bổ sung mẫu số 1.12 Phụ lục I Thông tư số 09/2012/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-BCT ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát

1. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Tổng hợp tình hình thực hiện định mức năng lượng ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát tại địa phương và báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) trước ngày 31 tháng 01 hằng năm theo quy định tại Phụ lục V Thông tư này.”

2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương. Trước ngày 31 tháng 1 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng của đơn vị theo quy định tại Phụ lục VI Thông tư này.”

3. Sửa đổi cụm từ “Tổng cục Năng lượng” thành cụm từ “Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững” tại Phụ lục V Thông tư số 19/2016/TT-BCT.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép

1. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Tổng hợp tình hình thực hiện định mức năng lượng ngành công nghiệp sản xuất thép tại địa phương và báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) trước ngày 31 tháng 01 hằng năm theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.

2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp sản xuất thép có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng của đơn vị theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.”

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ công Thương

1. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) và Sở Công Thương theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 3.

3. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 4.”

2. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Tiếp nhận và tổng hợp thông tin báo cáo của doanh nghiệp về phương tiện thiết bị sản xuất, nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương hằng năm và các phương tiện, thiết bị đã dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại Phụ lục 5 và gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững) trước ngày 15 tháng 3 của năm tiếp theo.”

3. Bổ sung Phụ lục 5 Thông tư số 36/2016/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa

1. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Hằng năm, tổng hợp tình hình thực hiện định mức năng lượng trong ngành nhựa tại địa phương và báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.”

2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện suất tiêu hao năng lượng năm trước của đơn vị theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.”

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2017/TT-BCT ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất giấy

1. Điểm b Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Tổng hợp tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong năm hiện hành của các đơn vị sản xuất giấy tại địa phương và báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.”

2. Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các cơ sở sản xuất giấy có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện suất tiêu hao năng lượng năm trước của đơn vị theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.”

Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản, áp dụng cho quá trình chế biến công nghiệp của các nhóm sản phẩm cá da trơn và tôm

1. Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau;

“2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, cơ sở chế biến thủy sản có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng năm trước của đơn vị theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

Đối với cơ sở chế biến thủy sản có suất tiêu hao năng lượng cao hơn định mức tiêu hao năng lượng quy định tại Thông tư này, ngoài nội dung báo cáo nêu trên, cơ sở còn có trách nhiệm báo cáo về kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ các giải pháp tiết kiệm năng lượng và kế hoạch triển khai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

2. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Tổng hợp việc tuân thủ định mức năng lượng hằng năm của các cơ sở chế biến thủy sản tại địa phương và báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.”

Chương II

LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu

1. Mục 5.2 QCVN 02:2014/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 48/2014/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5.2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này ở địa phương, báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp, hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) về tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc và theo định kỳ trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo, theo mẫu tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.”

2. Bổ sung Phụ lục A vào QCVN 02:2014/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 48/2014/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương

Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Định kỳ vào tuần cuối cùng của kỳ báo cáo 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng hoặc khi có yêu cầu đột xuất từ Bộ Công Thương, các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp, qua hệ thống thư điện tử, dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo mẫu B17-BCĐK-BCT ban hành kèm theo Thông tư này.”

Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh

1. Mục 4.4 QCVN 09:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4.4. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp cho sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue sau khi được Bộ Công Thương chỉ định chịu trách nhiệm:

- Lập danh sách các lô hàng đã tiến hành đánh giá và báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp, qua hệ thống thư điện tử, dịch vụ bưu chính vào tuần cuối cùng của tháng cuối mỗi quý theo mẫu tại Phụ lục B của Quy chuẩn này;

- Thực hiện đánh giá sự phù hợp theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.”

2. Bổ sung Phụ lục B vào QCVN 09:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may

1. Mục 4.1.3 QCVN 01:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4.1.3. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Tiếp nhận công bố hợp quy và đăng trên cổng thông tin của Sở;

- Báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp, qua hệ thống thư điện tử, qua dịch vụ bưu chính về số lượng sản phẩm công bố hợp quy vào tuần cuối cùng của quý II và quý IV hằng năm theo mẫu báo cáo số 02 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Quy chuẩn này.”

2. Mục 4.3 QCVN 01:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4.3. Trách nhiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp

- Thực hiện đánh giá hợp quy cho sản phẩm dệt may;

- Cấp số công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được đánh giá sự phù hợp theo phương thức 7. Công bố số công bố hợp quy trên trang thông tin điện tử của đơn vị mình.

- Hằng quý báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp, qua hệ thống thư điện tử, qua dịch vụ bưu chính kết quả đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Quy chuẩn này vào trước ngày 15 tháng đầu tiên của quý kế tiếp theo mẫu báo cáo số 03 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Quy chuẩn này. Trong trường hợp đột xuất, thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

- Thực hiện theo quy định tại Nghị định 107.”

Chương III

LĨNH VỰC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ SỬ DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ về chất lượng sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

1. Bổ sung Khoản 3 Điều 18 như sau:

“3. Chế độ báo cáo định kỳ trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và trong hoạt động tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp được quy định tại Thông tư này được thực hiện thông qua phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.”

2. Điểm a Khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Tình hình quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo định kỳ 6 tháng, trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo định kỳ hằng năm theo quy định tại Mẫu 3 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này được thực hiện theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.”

3. Sửa đổi, bổ sung Mẫu 1 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

4. Bãi bỏ các quy định về chế độ báo cáo tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

a) Mục 5.2 QCVN 02:2013/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dây dẫn tín hiệu nổ dùng cho kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có khí Mêtan.

b) Mục 5.2 QCVN 03:2013/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2013/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có kí mê tan.

c) Mục 4.3 QCVN 01:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Máy nổ mìn điện.

d) Mục 5.3 QCVN 02:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các loại kíp nổ.

đ) Mục 5.3 QCVN 04:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây nổ chịu nước.

e) Mục 5.3 QCVN 05:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Amôni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ nhũ tương.

f) Mục 5.3 QCVN 06:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây cháy chậm công nghiệp.

g) Mục 5.3 QCVN 07:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc nổ Amonit AD1.

h) Mục 5.3 QCVN 08:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công n ghiệp.

Chương IV

LĨNH VỰC KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Điều 13. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép

1. Điều 21 QCVN 04:2013/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 21. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chuẩn này trên địa bàn quản lý.

Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) vướng mắc, kiến nghị các vấn đề liên quan đến chai chứa LPG trên địa bàn quản lý. Báo cáo được lập bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương theo Mẫu Báo cáo vướng mắc, kiến nghị các vấn đề liên quan đến chai LPG trên địa bàn quản lý của Sở Công Thương tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn này.”

2. Bổ sung Phụ lục vào QCVN 04:2013/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-B (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 14. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về bảo vệ môi trường ngành Công Thương

1. Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành Công Thương không thuộc đối tượng tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Thông tư này có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo của năm báo cáo theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương.”

“2. Báo cáo môi trường ngành Công Thương

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm theo các lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường.”

2. Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Tổng hợp và xây dựng báo cáo công tác môi trường ngành Công Thương tại địa phương gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 4 năm tiếp theo của năm báo cáo theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”

Điều 15. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương

1. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Báo cáo được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 15 tháng 01 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này.”

2. Khoản 3 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Báo cáo tình hình thực hiện kiểm định gửi về Sở Công Thương nơi lắp đặt máy, thiết bị theo phương thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 05 tháng 01 hằng năm theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này.”

Điều 16. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác quặng hầm lò

1. Khoản 3 Điều 20 QCVN 04:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Định kỳ trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo định kỳ 6 tháng và trước ngày 10 tháng 01 đối với báo cáo định kỳ hằng năm, đơn vị quản lý khai thác mỏ báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mỏ khai thác về công tác quản lý an toàn theo mẫu số 01 Phụ lục IX của Quy chuẩn này; trước ngày 20 tháng 01 của năm sau, Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) về công tác quản lý an toàn trong hoạt động khai thác quặng hầm lò trên địa bàn quản lý theo mẫu số 03 Phụ lục IX của Quy chuẩn này.”

2. Khoản 2 Điều 106 QCVN 04:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Sở Công Thương có trách nhiệm:

Định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra và báo cáo việc thực các quy định tại Quy chuẩn đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác hầm lò quặng trên địa bàn quản lý đến Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 của Quy chuẩn này.”

Điều 17. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện

1. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện

1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Công Thương nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện theo thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.

2. Sở Công Thương nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 30 tháng 4 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; trước ngày 30 tháng 8 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Nam Trung Bộ. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục IX Thông tư này.”

2. Khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trước ngày 01 tháng 3 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; trước ngày 01 tháng 6 hằng năm đối với khu vực Nam Trung Bộ. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục VI Thông tư này.”

3. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 15. Báo cáo định kỳ công tác quản lý nhà nước về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện

Định kỳ trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Sở Công Thương nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện năm trước trên địa bàn gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII Thông tư này đến Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).”

4. Bổ sung Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Chương V

LĨNH VỰC XĂNG DẦU

Điều 18. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí dầu mỏ hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng

1. Khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Báo cáo định kỳ

a) Hằng năm trước ngày 15 tháng 01, Chủ đầu tư phải báo cáo Sở Công Thương bằng văn bản về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG thuộc danh mục dự án đầu tư trong Quy hoạch phát triển xăng dầu, kho LPG, kho LNG đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính để quản lý, theo dõi thực hiện. Mẫu đề cương báo cáo thực hiện theo mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Hằng năm trước ngày 31 tháng 01, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG thuộc danh mục dự án đầu tư trong Quy hoạch phát triển xăng dầu, kho LPG, kho LNG đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch) bằng văn bản về tình hình triển khai thực hiện dự án thông qua phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính để quản lý, theo dõi thực hiện. Mẫu đề cương báo cáo thực hiện theo mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.”

2. Bổ sung mẫu số 01mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2013/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 19. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu

1. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Báo cáo số liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu tại ba Miền theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương theo định kỳ hằng tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thương. Thương nhân đầu mối gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính các báo cáo định kỳ về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu tiên của kỳ kế tiếp.”

2. Khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, pha chế xăng dầu, xuất khẩu xăng dầu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu theo Mẫu số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng kế tiếp.”

3. Khoản 4 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Thương nhân sản xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng tháng về tình hình sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 10 của tháng kế tiếp theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”

Chương VI

LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU

Điều 20. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô- dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 47)

Bổ sung Điều 8 như sau:

“Điều 8. Chế độ báo cáo

Thương nhân thực hiện chế độ báo cáo tình hình nhập khẩu các chất HCFC theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIb của Thông tư này về Bộ Công Thương như sau:

1. Báo cáo theo từng quý về nhập khẩu các chất HCFC theo giấy phép nhập khẩu đã được cấp và báo cáo gửi về Bộ Công Thương qua dịch vụ bưu chính trước ngày 5 của quý tiếp theo.

2. Báo cáo theo từng năm về tình hình thực hiện nhập khẩu theo giấy phép được cấp, báo cáo nêu rõ tình hình thực hiện nhập khẩu, dự kiến thực hiện và đăng ký nhập khẩu cho năm tiếp theo. Báo cáo gửi về Bộ Công Thương qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Phụ lục VIIb của Thông tư này thay thế Phụ lục VII của Thông tư số 47. Trong trường hợp cần thiết, thương nhân báo cáo theo văn bản yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) về những nội dung liên quan đến nhập khẩu các chất HCFC.”

Điều 21. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BCT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam

Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Báo cáo hoạt động định kỳ hằng năm của thương nhân không hiện diện phải là báo cáo tài chính có kiểm toán và thực hiện theo Mẫu BC Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được dịch sang tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc công chứng Việt Nam xác nhận. Báo cáo được gửi về Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương qua dịch vụ bưu chính chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hằng năm của năm tiếp theo.”

Điều 22. Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Bổ sung Khoản 3 Điều 10 như sau:

“3. Chế độ báo cáo định kỳ về tình hình nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.”

Điều 23. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2018/TT-BCT ngày 27 tháng 2 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân

1. Điểm b Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các các cơ quan liên quan theo dõi sát tình hình thực hiện Thông tư này trên địa bàn; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo băng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo định kỳ trước ngày 20 hằng tháng hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu. Mẫu biểu thống kê gửi kèm báo cáo tình hình hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”

2. Khoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Trách nhiệm của thương nhân hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới

Thực hiện báo cáo định kỳ hằng tháng (trước ngày 20 hằng tháng) hoặc đột xuất bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính về Sở Công Thương tỉnh biên giới khi hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.”

Điều 24. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2018/TT-BCT ngày 27 tháng 2 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

Điểm b Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh thực hiện chế độ thông tin, báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) định kỳ trước ngày 20 hằng tháng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu. Mẫu biểu thống kê gửi kèm báo cáo định kỳ tình hình hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”

Điều 25. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương

Khoản 4 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng quý trước ngày 10 của tháng đầu tiên quý kế tiếp hoặc đột xuất bằng văn bản qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.

Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.”

Điều 26. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo

Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Thương nhân thực hiện Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP .

Báo cáo định kỳ hằng quý, thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu tiên quý kế tiếp. Báo cáo định kỳ hằng năm, thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 tháng 01 của năm kế tiếp.

Báo cáo dưới dạng tệp dữ liệu điện tử được gửi đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua hòm thư điện tử. Trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng đến việc gửi dữ liệu, thương nhân gửi bản fax báo cáo về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu).”

Chương VII

LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

Điều 27. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Công Thương quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện

1. Thay đổi từ “Tổng cục Năng lượng” thành “Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo” tại Khoản 1 Điều 28.

2. Khoản 3 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Định kỳ 6 tháng, trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 hàng năm, UBND các tỉnh có dự án thủy điện trên địa bàn gửi báo cáo tình hình thực hiện quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các dự án thủy điện trên địa bàn đến Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) bằng văn bản kèm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này qua dịch vụ bưu chính.”

3. Bổ sung mẫu số 01mẫu số 02 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 43/2012/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 28. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện

1. Bổ sung Điều 37 như sau:

“Điều 37. Chế độ báo cáo

1. Trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, các đơn vị điện lực trong phạm vi địa bàn tỉnh có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Công Thương về công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực thuộc đơn vị điện lực theo mẫu số 02 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Điều tiết điện lực về công tác tổ chức, tập huấn, sát hạch, cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch và công tác cấp, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện; công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện theo mẫu số 01 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Điều tiết điện lực về công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia và các Tổng công ty Điện lực theo mẫu số 02 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”

2. Bổ sung mẫu số 01mẫu số 02 vào Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 29. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 Thông tư số 43/2013/TT-BCT

“Điều 27. Chế độ báo cáo định kỳ về tiếp cận điên năng lưới điện trung áp

Trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 01 hằng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và cả năm bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính đến Sở Công Thương tình hình đầu tư xây dựng các công trình điện và thực hiện đấu nối của các khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”

2. Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) về kết quả, đánh giá tình hình thực hiện thời gian tiếp cận điện năng theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”

3. Bổ sung mẫu số 01mẫu số 02 vào Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 24/2016/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 30. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2017/TT-BCT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, phương pháp và trình tự thực hiện nghiên cứu phụ tải điện

1. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 27. Báo cáo kết quả đánh giá mẫu phụ tải điện

Trước ngày 01 tháng 02 hằng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử về kết quả đánh giá mẫu phụ tải điện phục vụ nghiên cứu phụ tải điện năm trước và điều chỉnh cho năm hiện tại, bao gồm các nội dung:

1. Rà soát, hoàn thiện tiêu chí lựa chọn mẫu phụ tải điện phi dân dụng.

2. Công tác tính toán, thiết kế và lựa chọn mẫu phụ tải điện.

3. Đánh giá sự thay đổi (nếu có) về số lượng mẫu phụ tải điện so với năm trước của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ tải điện.

4. Đánh giá Danh sách mẫu phụ tải điện phi dân dụng do các Đơn vị phân phối điện lập so với tiêu chí lựa chọn mẫu phụ tải điện phi dân dụng.

5. Danh sách nhóm phụ tải điện và phân nhóm phụ tải điện thực hiện nghiên cứu phụ tải điện.”

2. Bổ sung Khoản 3 Điều 28 như sau:

“3. Báo cáo kết quả phân tích biểu đồ phụ tải điện phải được lập thành văn bản và gửi Bộ Công Thương (Cục Điều tiết điện lực) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử.”

3. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 29. Báo cáo kết quả dự báo biểu đồ phụ tải điện

Trước ngày 01 tháng 9 hằng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử đến Cục Điều tiết điện lực về kết quả dự báo biểu đồ phụ tải điện thuộc phạm vi quản lý, hệ thống điện ba miền và quốc gia với các nội dung quy định tại Điều 25 Thông tư này.”

Điều 31. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2017/TT-BCT ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bô Công Thương quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện

Bổ sung Khoản 4 Điều 23 như sau:

“4. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện và vận hành hệ thông điện được gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử.”

Điều 32. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió

Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Hằng năm, trước ngày 15 tháng 01 và ngày 15 tháng 7, UBND tỉnh có các dự án điện gió báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) định kỳ 6 tháng liền trước về hoạt động đăng ký đầu tư, tình hình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh để theo dõi và quản lý. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.”

Chương VIII

LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Điều 33. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử

1. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử phải báo cáo kết quả hoạt động đánh giá tín nhiệm của năm trước đó với Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bằng phương thức qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến thông qua tài khoản của thương nhân, tổ chức tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử theo mẫu TMĐT-3mẫu TMĐT-4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.”

2. Bổ sung mẫu TMĐT-3mẫu TMĐT-4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Chương IX

LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Điều 34. Bổ sung chế độ báo cáo kết quả triển khai các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng ở địa phương trong lĩnh vực Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Định kỳ trước ngày 30 tháng 5 hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi đến Bộ Công Thương (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử về kết quả triển khai các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng ở địa phương theo mẫu số BVNTD-01mẫu số BVNTD-02 (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Chương X

LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Điều 35. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

1. Thay đổi từ “Vụ Công nghiệp nặng” thành từ “Cục Công nghiệp” tại điểm a Khoản 2 Điều 3, Khoản 1, điểm c, d Khoản 2 Điều 11.

2. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

Định kỳ hằng năm (trước ngày 31 tháng 01 năm sau), tổ chức, cá nhân sau khi được hưởng các ưu đãi có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi đến Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử về tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm được hưởng ưu đãi theo mẫu số 01 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”

3. Điểm d Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“d) Định kỳ hằng năm báo cáo tổng hợp các dự án được xác nhận ưu đãi gửi Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử theo mẫu số 02 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”

4. Bổ sung mẫu số 01mẫu số 02 vào Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TT-BCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Chương XI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 36. Hệ thống thông tin báo cáo điện tử của ngành Công Thương

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo điện tử thuộc phạm vi chức năng quản lý đáp ứng yêu cầu, nguyên tắc quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo và tiết kiệm về thời gian, chi phí cho các đối tượng thực hiện báo cáo.

2. Các đối tượng thực hiện báo cáo có thể lựa chọn phương thức gửi báo cáo định kỳ thông qua hình thức trực tuyến trên Hệ thống thông tin báo cáo điện tử của Bộ Công Thương khi hệ thống chính thức hoạt động.

Điều 37. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020.

2. Bãi bỏ các quy định sau:

a) Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 33/2016/TT-BCT ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh.

b) Điều 4 Thông tư số 51/2018/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

c) Khoản 20 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.

d) Điều 29 Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực

3. Các chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực Công Thương hiện hành phải đảm bảo thời gian chốt số liệu báo cáo theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để được hướng dẫn, giải quyết./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 42/2019/TT-BCT sửa đổi quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành hoặc liên tịch ban hành

  • Số hiệu: 42/2019/TT-BCT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 18/12/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Trần Tuấn Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 85 đến số 86
  • Ngày hiệu lực: 05/02/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản