Điều 21 Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Chi trả nợ của ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Trường hợp nhu cầu chi trả nợ thực tế vượt tổng dự toán chi trả nợ của ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao, Bộ Tài chính (đối với ngân sách trung ương), Sở Tài chính (đối với ngân sách địa phương) tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Quy trình chi và hạch toán chi trả nợ của ngân sách trung ương:
b) Chi trả các khoản nợ vay trong nước khác: Căn cứ dự toán và yêu cầu nghĩa vụ trả nợ đến hạn, Bộ Tài chính lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện xuất quỹ ngân sách trung ương chi trả, đồng thời hạch toán giảm nợ vay (đối với các khoản trả nợ gốc) và hạch toán chi ngân sách trung ương (đối với các khoản trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ khoản vay) theo quy định;
c) Chi trả nợ vay ngoài nước: Trước ngày đến hạn trả nợ 07 ngày làm việc (trừ những trường hợp phải chờ thông báo của chủ nợ mới xác định được số phải thanh toán, chi trả), căn cứ dự toán và yêu cầu nghĩa vụ trả nợ đến hạn, Bộ Tài chính lập lệnh chi tiền, kèm theo lịch trả nợ và các tài liệu có liên quan (nếu có) gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện xuất quỹ ngân sách trung ương chi trả, đồng thời hạch toán giảm nợ vay (đối với các khoản trả nợ gốc) và hạch toán chi ngân sách trung ương (đối với các khoản trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ khoản vay) theo quy định.
3. Quy trình chi và hạch toán chi trả nợ của ngân sách địa phương:
Căn cứ dự toán và nghĩa vụ trả nợ đến hạn, Sở Tài chính lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện xuất quỹ ngân sách địa phương chi trả, đồng thời hạch toán giảm nợ vay (đối với các khoản trả nợ gốc) và hạch toán chi ngân sách địa phương (đối với các khoản trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ khoản vay) theo quy định.
Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 342/2016/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 279 đến số 280
- Ngày hiệu lực: 13/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Nguồn thu của ngân sách trung ương
- Điều 4. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
- Điều 5. Nguồn thu của ngân sách địa phương
- Điều 6. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
- Điều 7. Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương
- Điều 8. Xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách
- Điều 9. Xác định số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
- Điều 10. Hướng dẫn lập dự toán và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 11. Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước
- Điều 12. Biểu mẫu lập dự toán ngân sách nhà nước
- Điều 13. Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán ngân sách
- Điều 14. Điều chỉnh dự toán ngân sách đã được giao
- Điều 15. Tổ chức thu ngân sách nhà nước
- Điều 16. Quản lý, hạch toán vay của ngân sách nhà nước
- Điều 17. Tổ chức chi ngân sách nhà nước
- Điều 18. Chi ngân sách theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước
- Điều 19. Chi ngân sách theo hình thức lệnh chi tiền
- Điều 20. Chi cho vay của ngân sách nhà nước
- Điều 21. Chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước
- Điều 22. Tổ chức điều hành ngân sách nhà nước
- Điều 23. Thưởng vượt dự toán thu ngân sách nhà nước
- Điều 24. Chế độ báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước
- Điều 25. Khóa sổ kế toán
- Điều 26. Xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm
- Điều 27. Xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 28. Xử lý kết dư ngân sách từng cấp
- Điều 29. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán công tác kế toán, quyết toán ngân sách
- Điều 30. Mẫu biểu quyết toán, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước