Hệ thống pháp luật

Điều 16 Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Điều 16. Giám sát phòng kiểm nghiệm được chỉ định

1. Hàng năm, Cục Trồng trọt lập kế hoạch giám sát định kỳ vào tháng đầu của Quý I và kế hoạch giám sát đột xuất khi cần thiết.

2. Hình thức giám sát

a) So sánh liên phòng: Áp dụng đối với các phòng kiểm nghiệm được chỉ định với tần xuất 01 (một) lần/ 01 (một) năm.

b) Giám sát tại chỗ: Áp dụng đối với phòng kiểm nghiệm ít nhất là 02 (hai) lần/ thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định. Cục Trồng trọt thông báo cho phòng kiểm nghiệm 15 (mười lăm) ngày trước khi thực hiện giám sát. Trường hợp cần thiết được phép không báo trước.

3. Tổ chức thực hiện so sánh liên phòng

a) Cục Trồng trọt có văn bản giao phòng kiểm nghiệm được chỉ định tiến hành tổ chức so sánh liên phòng, trong đó ưu tiên sử dụng các phòng kiểm nghiệm kiểm chứng (nếu có).

b) Phòng kiểm nghiệm được giao tổ chức so sánh liên phòng chuẩn bị mẫu kiểm nghiệm, gửi mẫu cho các phòng kiểm nghiệm tham gia, kèm theo yêu cầu kiểm nghiệm và mẫu báo cáo kết quả.

c) Phòng kiểm nghiệm tham gia so sánh liên phòng tiến hành kiểm nghiệm các mẫu theo phương pháp thử quy định; gửi báo cáo kết quả kiểm nghiệm về phòng kiểm nghiệm được giao tổ chức so sánh liên phòng.

d) Phòng kiểm nghiệm được giao tổ chức so sánh liên phòng tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả kiểm nghiệm của các phòng kiểm nghiệm theo phương pháp thống kê quy định; lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm nghiệm liên phòng chậm nhất là 15 (mười lăm) ngày sau khi kết thúc cuộc kiểm nghiệm; gửi báo cáo về Cục Trồng trọt và thông báo đánh giá kết quả kiểm nghiệm cho từng phòng kiểm nghiệm theo nguyên tắc bảo mật.

4. Trình tự, nội dung giám sát tại chỗ

a) Cục Trồng trọt thành lập Đoàn giám sát gồm 2-3 thành viên am hiểu về lĩnh vực chỉ định.

b) Nội dung giám sát

- Đánh giá sự phù hợp hệ thống quản lý và năng lực của phòng kiểm nghiệm với TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc ISO/IEC 17025:2005 theo yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm được chỉ định tại Phụ lục 8a của Thông tư này và hướng dẫn trong quá trình đánh giá/giám sát tại khoản 1 Phụ lục 19 của Thông tư này;

- Kiểm tra quy trình thực hiện các phép thử được chỉ định theo phương pháp thử hiện hành;

- Kiểm nghiệm mẫu lưu: Kiểm nghiệm mẫu lưu được thực hiện đối với phòng kiểm nghiệm hạt giống cây trồng, phân bón khi thấy cần thiết; số lượng mẫu lấy do Trưởng đoàn giám sát quyết định và Cục Trồng trọt giao các phòng kiểm nghiệm được chỉ định tiến hành kiểm nghiệm mẫu lưu, trong đó ưu tiên sử dụng các phòng kiểm nghiệm kiểm chứng (nếu có).

c) Lập biên bản giám sát phòng kiểm nghiệm và báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 17 của Thông tư này.

d) Phòng kiểm nghiệm được chỉ định có sai lỗi phải thực hiện hành động khắc phục và báo cáo kết quả cho Đoàn giám sát theo mẫu tại Phụ lục 18 của Thông tư này để thẩm định và báo cáo Cục Trồng trọt.

Đoàn giám sát thẩm định kết quả hành động khắc phục căn cứ theo báo cáo thực hiện hành động khắc phục của phòng kiểm nghiệm khi cần thiết thì kiểm tra lại tại chỗ.

Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 32/2010/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 17/06/2010
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Bùi Bá Bổng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 384 đến số 385
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH