Chương 2 Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1. Là người thuộc cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực đề nghị chỉ định;
2. Đã được đào tạo về kiểm định giống cây trồng, lấy mẫu giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón.
Phòng kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón là đơn vị độc lập hoặc thuộc đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được chỉ định khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ kiểm nghiệm về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
2. Có hệ thống quản lý và năng lực kiểm nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025: 2005;
3. Có kiểm nghiệm viên có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định;
4. Đã tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo đối với lĩnh vực hoặc phép thử đề nghị chỉ định trong trường hợp cơ quan chỉ định có thể tổ chức được.
Chi tiết yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng, phân bón được chỉ định theo hướng dẫn tại Phụ lục 8a của Thông tư này.
Điều 5. Điều kiện tổ chức chứng nhận được chỉ định
Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng, phân bón khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
2. Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 về lĩnh vực đề nghị chỉ định;
3. Có nhân viên đánh giá thuộc biên chế chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên); có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên; chuyên môn phù hợp với hoạt động về chứng nhận sản phẩm, hàng hoá tương ứng; có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị chỉ định; được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý;
5. Có đủ các tài liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp.
Chi tiết yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng, phân bón được chỉ định theo hướng dẫn tại Phụ lục 8b của Thông tư này.
1. Hồ sơ đăng ký chỉ định người lấy mẫu 01 (một) bộ gồm:
a) Đơn đề nghị chỉ định theo mẫu tại Phụ lục 2a của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu;
c) 02 ảnh 3 x 4 cm.
2. Hồ sơ đăng ký chỉ định người kiểm định giống cây trồng gồm:
a) Đơn đề nghị chỉ định theo mẫu tại Phụ lục 2b của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Chứng chỉ đào tạo về kiểm định giống cây trồng;
c) 02 ảnh 3 x 4 cm.
Hồ sơ đăng ký chỉ định phòng kiểm nghiệm 01 (một) bộ gồm:
1. Đơn đề nghị chỉ định theo mẫu tại Phụ lục 2c của Thông tư này;
2. Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3. Sổ tay chất lượng của phòng kiểm nghiệm theo TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc ISO/IEC 17025:2005; các tài liệu kỹ thuật có liên quan;
4. Kết quả thử nghiệm thành thạo, báo cáo khắc phục (nếu có);
5. Danh sách kiểm nghiệm viên;
6. Báo cáo năng lực và kết quả hoạt động của phòng kiểm nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
7. Bản sao có chứng thực Chứng chỉ công nhận phòng kiểm nghiệm do Tổ chức công nhận cấp và các tài liệu liên quan về phạm vi được công nhận (nếu có).
Điều 8. Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận
Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận 01 (một) bộ gồm:
1. Đơn đề nghị chỉ định tổ chức chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2d của Thông tư này;
3. Sổ tay chất lượng của tổ chức chứng nhận theo TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996;
4. Tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp;
5. Danh sách nhân viên đánh giá;
6. Mẫu Giấy chứng nhận của Tổ chức chứng nhận có nội dung phù hợp với hướng dẫn tại Phụ lục 12 hoặc Phụ lục 14 của Thông tư này;
1. Người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động trên phạm vi cả nước gửi 01(một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố gửi 01(một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và PTNT nơi tổ chức chứng nhận đóng trụ sở.
3. Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ có sai sót thì trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải thông báo cho tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ các nội dung cần sửa chữa, bổ sung.
1. Đánh giá
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức đánh giá hồ sơ theo quy định tại
2. Chỉ định
a) Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định. Quyết định chỉ định phải nêu chi tiết phạm vi chỉ định và có hiệu lực là 05 (năm) năm.
b) Thời gian từ khi đánh giá đến khi ra quyết định chỉ định không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Chỉ định lại
a) Người lấy mẫu, người kiểm định muốn được chỉ định lại phải gửi 01 (một) bộ Hồ sơ đăng ký chỉ định lại về Cục Trồng trọt ba tháng trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực.
b) Hồ sơ chỉ định lại gồm:
- Đơn đăng ký chỉ định lại theo mẫu tại Phụ lục 2a, 2b của Thông tư này;
- Báo cáo kết quả hoạt động lấy mẫu, kiểm định trong thời gian được chỉ định;
- 02 ảnh 3 x 4cm.
c) Cục Trồng trọt đánh giá dựa trên hồ sơ và quyết định chỉ định lại người lấy mẫu, người kiểm định.
4. Mở rộng phạm vi chỉ định
a) Người lấy mẫu, người kiểm định được chỉ định muốn mở rộng phạm vi được chỉ định phải gửi 01 (một) bộ Hồ sơ theo quy định tại Điều 6 về Cục Trồng trọt.
b) Cục Trồng trọt đánh giá dựa trên hồ sơ và quyết định mở rộng phạm vi chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định.
5. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cục Trồng trọt thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho người đăng ký.
Điều 11. Đánh giá phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận
a) Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thành lập Đoàn đánh giá phòng kiểm nghiệm. Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên am hiểu về lĩnh vực chỉ định.
b) Căn cứ đánh giá: Đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện của phòng kiểm nghiệm theo quy định tại
c) Trình tự thủ tục, phương pháp đánh giá:
- Đối với Phòng kiểm nghiệm có chứng chỉ công nhận của tổ chức công nhận phù hợp TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc ISO/IEC 17025:2005 đối với lĩnh vực và phép thử đề nghị chỉ định, Đoàn đánh giá thông qua hồ sơ.
- Đối với Phòng kiểm nghiệm chưa có chứng chỉ công nhận của tổ chức công nhận phù hợp TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc ISO/IEC 17025:2005 đối với lĩnh vực và phép thử đề nghị chỉ định thực hiện như sau:
Trưởng Đoàn đánh giá quyết định toàn thể thành viên hoặc phân công thành viên tiến hành đánh giá tại chỗ về hệ thống quản lý và năng lực của phòng kiểm nghiệm theo yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm được chỉ định tại Phụ lục 8a của Thông tư này; lập báo cáo kết quả đánh giá theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
Đoàn đánh giá thảo luận công khai và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu;
- Đoàn đánh giá lập biên bản kết luận theo mẫu Phụ lục 5 của Thông tư này. Phòng kiểm nghiệm được đề nghị chỉ định khi có ít nhất 2/3 thành viên hoặc 3/5 thành viên (trong đó có trưởng đoàn) bỏ phiều đồng ý.
- Trường hợp phòng kiểm nghiệm có những điểm không phù hợp nhưng có thể khắc phục được thì Đoàn đánh giá liệt kê các điểm không phù hợp và đề xuất thời hạn khắc phục; thông báo cho phòng kiểm nghiệm tiến hành khắc phục các điểm không phù hợp và gửi báo cáo khắc phục cho Trưởng đoàn đánh giá. Căn cứ báo cáo khắc phục Đoàn đánh giá tiến hành thẩm định, lập biên bản kết luận; trường hợp cần thiết Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá lại.
2. Đánh giá tổ chức chứng nhận
a) Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Đoàn đánh giá tổ chức chứng nhận gồm 3-5 thành viên am hiểu về lĩnh vực chỉ định.
b) Căn cứ đánh giá: Đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện của tổ chức chứng nhận theo
c) Trình tự thủ tục và phương pháp đánh giá:
- Đối với Tổ chức chứng nhận có chứng chỉ công nhận của tổ chức công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996, Đoàn đánh giá thông qua hồ sơ.
- Đối với Tổ chức chứng nhận chưa có chứng chỉ công nhận của tổ chức công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996 thực hiện như sau:
Trưởng Đoàn đánh giá quyết định toàn thể thành viên hoặc phân công thành viên tiến hành đánh giá tại chỗ về hệ thống quản lý và năng lực của tổ chức chứng nhận theo yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định tại Phụ lục 8b của Thông tư này; lập báo cáo kết quả đánh giá theo mẫu tại Phụ lục 6 của Thông tư này.
Đoàn đánh giá xem xét hồ sơ đăng ký, báo cáo đánh giá; thảo luận công khai và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu;
- Đoàn đánh giá lập biên bản kết luận theo mẫu Phụ lục 7 của Thông tư này. Tổ chức chứng nhận được đề nghị chỉ định khi có ít nhất 2/3 thành viên hoặc 3/5 thành viên (trong đó có Trưởng đoàn đánh giá) bỏ phiều đồng ý.
- Trường hợp tổ chức chứng nhận có những điểm không phù hợp nhưng có thể khắc phục được thì Đoàn đánh giá liệt kê các điểm không phù hợp, đề xuất thời hạn khắc phục và thông báo kết quả đánh giá cho tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận tiến hành khắc phục các điểm không phù hợp và gửi báo cáo cho Trưởng đoàn đánh giá. Đoàn đánh giá tiến hành thẩm định căn cứ báo cáo khắc phục, trường hợp cần thiết Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá lại tại chỗ.
a) Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được Biên bản đề nghị chỉ định của Đoàn đánh giá, Cục trưởng Cục Trồng trọt ra quyết định chỉ định phòng kiểm nghiệm. Quyết định chỉ định phải nêu chi tiết phạm vi chỉ định và có hiệu lực không quá 05 (năm) năm.
b) Thời gian từ khi quyết định thành lập Đoàn đánh giá đến khi ra quyết định chỉ định không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc trừ trường hợp phòng kiểm nghiệm có những điểm không phù hợp phải tiến hành khắc phục.
c) Mẫu dấu và hướng dẫn sử dụng con dấu của phòng kiểm nghiệm được chỉ định theo Phụ lục 16 của Thông tư này.
2. Chỉ định tổ chức chứng nhận
a) Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được Biên bản đề nghị chỉ định của Đoàn đánh giá, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận. Quyết định chỉ định phải nêu chi tiết phạm vi chỉ định và có hiệu lực không quá 05 (năm) năm.
b) Thời gian từ khi quyết định thành lập Đoàn đánh giá đến khi ra quyết định chỉ định không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, trừ trường hợp tổ chức chứng nhận có những điểm không phù hợp phải tiến hành khắc phục.
3. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cục Trồng trọt thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận có hồ sơ đăng ký và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức chứng nhận đăng ký chỉ định trên địa bàn tỉnh.
1. Chỉ định lại phòng kiểm nghiệm
a) Phòng kiểm nghiệm muốn được chỉ định lại phải gửi 01(một) bộ Hồ sơ đăng ký chỉ định lại về Cục Trồng trọt ba tháng trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực. Căn cứ hồ sơ và kết quả giám sát (nếu có), Cục Trồng trọt đánh giá, chỉ định lại phòng kiểm nghiệm theo quy định tại
b) Hồ sơ chỉ định lại gồm:
- Đơn đăng ký chỉ định lại theo mẫu tại Phụ lục 2c của Thông tư này;
- Báo cáo kết quả kiểm nghiệm trong 05 năm được chỉ định;
- Sổ tay chất lượng có bổ sung, thay đổi về tổ chức, nhân sự, thiết bị, thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu (nếu có).
c) Căn cứ kết quả đánh giá Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định chỉ định lại phòng kiểm nghiệm.
2. Mở rộng phạm vi chỉ định phòng kiểm nghiệm
Phòng kiểm nghiệm được chỉ định muốn mở rộng phạm vi chỉ định phải gửi 01 (một) bộ Hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 7 về Cục Trồng trọt. Căn cứ hồ sơ và kết quả giám sát hàng năm (nếu có), Cục Trồng trọt đánh giá, mở rộng phạm vi chỉ định theo quy định tại
3. Chỉ định lại tổ chức chứng nhận
a) Tổ chức chứng nhận muốn chỉ định lại phải gửi 01 (một) bộ Hồ sơ đăng ký chỉ định lại về Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực ba tháng.
Hồ sơ chỉ định lại gồm:
- Đơn đăng ký chỉ định lại theo mẫu tại Phụ lục 2d của Thông tư này;
- Báo cáo kết quả thực hiện chứng nhận trong 05 năm được chỉ định;
- Sổ tay chất lượng có bổ sung, thay đổi về tổ chức, nhân sự, thiết bị, thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu (nếu có).
b) Căn cứ hồ sơ và kết quả giám sát hàng năm, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, chỉ định lại Tổ chức chứng nhận theo quy định tại
4. Mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận
a) Tổ chức chứng nhận được chỉ định muốn mở rộng phạm vi chỉ định phải gửi 01 bộ Hồ sơ đăng ký theo quy định tại
b) Căn cứ hồ sơ mở rộng phạm vi chỉ định và kết quả giám sát hàng năm, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, mở rộng phạm vi chỉ định theo quy định tại
1. Mỗi người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định có một mã số riêng để quản lý. Mã số được ghi trong quyết định chỉ định.
2. Cách đặt mã số người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận theo hướng dẫn tại Phụ lục 15 của Thông tư này.
Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 32/2010/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/06/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 384 đến số 385
- Ngày hiệu lực: 01/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Điều kiện người lấy mẫu, người kiểm định được chỉ định
- Điều 4. Điều kiện phòng kiểm nghiệm được chỉ định
- Điều 5. Điều kiện tổ chức chứng nhận được chỉ định
- Điều 6. Hồ sơ đăng ký chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định giống cây trồng
- Điều 7. Hồ sơ đăng ký chỉ định phòng kiểm nghiệm
- Điều 8. Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận
- Điều 9. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
- Điều 10. Đánh giá, chỉ định, chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định người lấy mẫu, người kiểm định giống cây trồng
- Điều 11. Đánh giá phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận
- Điều 12. Chỉ định phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận
- Điều 13. Chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận
- Điều 14. Mã số chỉ định
- Điều 15. Chế độ báo cáo
- Điều 16. Giám sát phòng kiểm nghiệm được chỉ định
- Điều 17. Giám sát tổ chức chứng nhận được chỉ định
- Điều 18. Miễn giám sát đối với phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận
- Điều 19. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 20. Cảnh báo, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định
- Điều 21. Chi phí