Điều 2 Thông tư 30/2011/TT-BTTTT về Quy định chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối vối sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và/hoặc tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng (sau đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật) nhằm bảo đảm tính tương thích của sản phẩm trong kết nối, an toàn mạng viễn thông quốc gia, an ninh thông tin, bảo đảm các yêu cầu về tương thích điện từ trường, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên phổ tần số vô tuyến điện, an toàn cho con người và môi trường, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.
2. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân công bố với cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng về sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sau khi thực hiện quá trình đánh giá sự phù hợp.
3. Đo kiếm sản phẩm là việc xác định một hay nhiều đặc tính kỹ thuật của sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
5. Đơn vị đo kiểm là đơn vị có năng lực thực hiện được việc đo kiểm các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
6. Đơn vị đo kiểm được chỉ định là đơn vị đo kiểm được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định để thực hiện đo kiểm phục vụ chứng nhận và công bố hợp quy.
7. Đơn vị đo kiểm được thừa nhận là đơn vị đo kiểm nước ngoài được Bộ Thông tin và Truyền thông thừa nhận trong khuôn khổ thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau.
Thông tư 30/2011/TT-BTTTT về Quy định chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối vối sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 30/2011/TT-BTTTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/10/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thanh Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 595 đến số 596
- Ngày hiệu lực: 01/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Tính chất hoạt động chứng nhận và công bố hợp quy
- Điều 4. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng nhận và công bố hợp quy
- Điều 5. Đơn vị đo kiểm phục vụ chứng nhận và công bố hợp quy
- Điều 6. Các Danh mục sản phẩm và hình thức quản lý
- Điều 7. Các trường hợp không phải chứng nhận hợp quy
- Điều 8. Các trường hợp không phải công bố hợp quy
- Điều 9. Chứng nhận hợp quy đối với thiết bị vô tuyến điện
- Điều 10. Chi phí chứng nhận và công bố hợp quy
- Điều 11. Phương thức chứng nhận hợp quy
- Điều 12. Giấy chứng nhận hợp quy
- Điều 13. Thủ tục chứng nhận hợp quy
- Điều 14. Hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy và địa điểm tiếp nhận hồ sơ
- Điều 15. Phương thức công bố hợp quy
- Điều 16. Quy trình, thủ tục đăng ký công bố hợp quy
- Điều 17. Hồ sơ công bố hợp quy và địa điểm tiếp nhận hồ sơ
- Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
- Điều 22. Cấp lại Giấy chứng nhận hợp quy
- Điều 23. Thu hồi Giấy chứng nhận hợp quy và quyền sử dụng dấu hợp quy
- Điều 24. Thực hiện lại công bố hợp quy
- Điều 25. Lưu trữ hồ sơ và báo cáo
- Điều 26. Giám sát của Tổ chức chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy